Mụn nhọt: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Loại bỏ mụn nhọt là niềm mong muốn của nhiều người. Đặc biệt là mụn nhọt ở mặt ảnh hưởng lớn đến ngoại hình, mụn nhọt ở mông gây trở ngại trong sinh hoạt. Để loại bỏ mụn nhọt đúng cách và không để lại sẹo, chúng ta cần tìm hiểu về nó trong bài viết sau của Docosan.

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là các áp xe da do nhiễm tụ cầu ở nang lông và tuyến bã nhờn. Hậu bối là các cụm nhọt tập trung với nhau dưới da, gây hóa mủ sâu hơn và để lại sẹo. Tình trạng của nhọt được chẩn đoán bằng biểu hiện lâm sàng. Phương pháp điều trị nhọt hiệu quả đã được chứng minh khoa học là chườm ấm và sử dụng kháng sinh đường uống chống tụ cầu vàng.

Lúc đầu, vùng da bị nhiễm trùng chuyển sang màu đỏ và một cục u mềm phát triển. Sau bốn đến bảy ngày, khối u to dần và bắt đầu chuyển sang màu trắng vì mủ tích tụ dưới da.

Những vị trí phổ biến nhất để mụn nhọt xuất hiện là ở mặt, cổ, nách, vai và mông. Khi mụn nhọt hình thành trên mí mắt, nó được gọi là lẹo.

Mụn nhọt và cụm nhọt có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi khỏe mạnh nhưng thường gặp hơn ở những người béo phì, suy giảm miễn dịch, người già và những người bị bệnh tiểu đường.

mụn nhọt
Mụn nhọt

Các loại mụn nhọt

  • Nhọt cụm hay nhọt chùm : Nhọt dạng này có thể đi kèm với sốt hoặc lạnh run, có thể để lại sẹo trên da.
  • Mụn bọc : Ðây là một loại áp xe được hình thành khi các ống tuyến bã bị bít tắc và nhiễm trùng. Mụn bọc thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ : Ðây là một bệnh mà có nhiều ổ áp xe hình thành ở nách và vùng bẹn do viêm khu trú các tuyến mồ hôi.
  • U nang lông : Ðây là một kiểu áp xe xuất hiện ở nếp gấp của mông. Nó thường hình thành sau một chuyến đi dài mà phải ngồi.

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt

Hầu hết mụn nhọt là do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trên da và bên trong mũi. Đôi khi mụn nhọt phát triển tại những vị trí da bị rách do vết thương nhỏ hoặc vết côn trùng cắn, điều này giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Bất kì ai ở độ tuổi hay giới tính nào cũng đều có khả năng bị mụn nhọt cao hơn khi có thêm các yếu tố sau:

  • Tiếp xúc gần với người bị nhọt như đụng vào nhọt, dùng chung đồ đạc;
  • Bệnh tiểu đường làm cho cơ thể bạn khó chống lại nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng da do vi khuẩn;
  • Da đang bị mụn trứng cá và bệnh chàm dễ bị mụn nhọt;
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu;
  • Khí hậu nóng và ẩm, sự bít tắc nang lông do mụn trứng cá;
  • Khu dân cư đông đúc với điều kiện vệ sinh kém.
mụn nhọt
Da đang bị mụn trứng cá và bệnh chàm dễ bị mụn nhọt

Chẩn đoán nguyên nhân gây mụn nhọt cùng Docosan

Mụn nhọt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là do sự mất cân bằng của nội tiết tố. Chuyên gia y tế khuyến cáo, nữ giới thường xuyên bị mụn ở trán và đã điều trị nhưng khó khỏi nên chủ động làm xét nghiệm nội tiết tố nữ. Thay vì di chuyển đến phòng khám, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Hiện nay, Docosan đã và đang cung cấp gói Xét nghiệm nội tiết tố nữ giới tại nhà với nhiều ưu điểm sau:

  • Y tá lấy mẫu máu ngay tại nhà hoặc bất kỳ địa chỉ nào mà bạn mong muốn
  • Quy trình lấy máu nhanh chóng, đảm bảo an toàn
  • Mẫu máu được gửi về phòng thí nghiệm uy tín để phân tích
  • Cho bạn biết hơn 10 loại nội tiết ảnh hưởng đến tâm trạng, cân nặng, năng lượng,…
  • Được tái khám miễn phí với bác sĩ sau xét nghiệm
  • Bác sĩ hướng dẫn đọc kết quả, tư vấn điều trị và đưa ra lời khuyên cần thiết cho cân bằng nội tiết
mun nhot 10
Xét nghiệm nội tiết tố nữ cùng Docosan

Triệu chứng mụn nhọt

Mụn nhọt bắt đầu là một cục cứng trên da, màu đỏ, gây đau đớn, thường có kích thước khoảng 1-2cm. Trong vài ngày tiếp theo, khối u trở nên mềm hơn, lớn hơn và đau hơn. Ngay sau đó, một túi mủ hình thành trên đầu nhọt. Sau đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng:

  • Da xung quanh nhọt bị nhiễm trùng khi nó chuyển sang màu đỏ, đau, ấm và sưng;
  • Nhiều nhọt mọc thêm xung quanh nốt nhọt ban đầu tạo thành cụm nhọt;
  • Có thể kèm theo sốt;
  • Các hạch bạch huyết có thể sưng lên.
mụn nhọt
Triệu chứng của mụn nhọt

Biến chứng do điều trị mụn nhọt sai cách

Hiếm khi vi khuẩn từ nhọt hoặc mụn nhọt có thể xâm nhập vào máu và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Nhiễm trùng lan rộng, thường được gọi là nhiễm độc máu (nhiễm trùng huyết), có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu bên trong cơ thể bạn, chẳng hạn như tim (viêm nội tâm mạc) và xương (viêm tủy xương).

Mụn nhọt không có quá nhiều biến chứng, nhưng có trường hợp mụn nhọt tái đi tái lại nhiều lần. Càng ngày mụn nhọt càng dễ tái phát hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt là với các thành viên trong gia đình dễ bị mụn nhọt theo. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nếp gấp da, vùng da dưới ví, dưới nếp gấp bụng hay dưới cánh tay, dưới bẹn. Khi mụn cứ tái đi tái lại nhiều lần cùng một chỗ, người bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng thứ phát do mụn nhọt nhưng không quá phổ biến. Tình trạng này có thể phòng ngừa bằng cách áp dụng và tuân thủ điều trị hợp lý.

Một số tình trạng hay biến chứng nghiêm trọng của nổi mụn nhọt mà người bệnh cần chú ý:

  • Vùng da sưng, nóng, đỏ, đau xung quanh mụn nhọt;
  • Có nổi mụn nhọt mục thêm ở xung quanh mụn nhọt đầu tiên;
  • Sốt;
  • Sưng hạch.

Tuy mụn nhọt không cần phải cấp cứu nhưng khi tình trạng trở nặng sẽ làm cho người bệnh gặp vấn đề trong việc sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau, có thể sốt hay rét run thì cần đến bác sĩ để thăm khám.

mụn nhọt
Tự nặn mụn nhọt có thể để lại sẹo rỗ và các biến chứng khác

Chẩn đoán và điều trị mụn nhọt

Bác sĩ chỉ cần quan sát nốt mụn để chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu sau vài đợt điều trị kháng sinh không có kết quả, bác sĩ sẽ lấy mủ từ mụn nhọt để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây mụn để chỉ định lại thuốc điều trị.

Đối với nót mụn nhọt nhỏ, bạn có thể thử 10 cách trị mụn nhọt tại nhà để giảm đau và kích thích nốt mụn mau thoát mủ. Đồng thời, bên cạnh việc chăm sóc da mụn, nhiều người cũng thắc mắc bị mụn nhọt kiêng ăn gì thì sau đây là những thực phẩm bạn nên kiêng khi bị mụn nhọt:

  • Các món ăn có gia vị cay nóng như hành, tỏi, ớt, tiêu, gừng, …
  • Các loại trái cây tính nhiệt như chôm chôm, nhãn lồng, sầu riêng, vải thiều, măng cụt; …
  • Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê hoặc nước ngọt có ga….
  • Các món ăn chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ: gà rán, khoai tây chiên.
mụn nhọt
Không nên ăn thức ăn cay nóng, dầu mỡ, socola khi bị mụn nhọt

Đối với cụm nhọt và mụn nhọt lớn hơn, bác sĩ có thể dùng một trong hai hoặc kết hợp điều trị:

  • Mổ mụn nhọt và dẫn lưu mủ: Bác sĩ có thể làm tiêu một khối u lớn hoặc nhọt bằng cách rạch một đường trên đó. Các vết nhiễm trùng sâu không thể tiêu hoàn toàn có thể được băng gạc vô trùng để thấm và loại bỏ thêm mủ.
  • Chỉ định thuốc kháng sinh: Đôi khi bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giúp chữa lành mụn nhọt lớn hoặc mụn nhọt tái phát.

Khi mụn nhọt quá căng, chỉ cần va chạm hay ma sát hơi mạnh là có thể tự vỡ. Nhưng dù là tự vỡ mụn hay mụn nhọt được chích rạch để lấy mủ tại cơ sở y tế thì vết thương cũng cần được vệ sinh sạch sẽ lại, thăm băng và chăm sóc chúng thường xuyên và mỗi ngày thì sẽ lành. 

Nếu cần, các bác sĩ cũng có thể xét nghiệm liên quan để có thêm cơ sở đánh giá về mức độ nghiêm trọng của mụn nhọt. Dịch mủ được lấy ra có thể lấy đi nuôi cấy, từ đó có thể định danh được vi khuẩn gây bệnh và đánh giá sự kháng thuốc của vi khuẩn để có thể tìm ra loại kháng sinh phù hợp. Nhưng đây cũng chỉ là phương pháp không phổ biến và đôi khi không cần thiết đối với các nốt mụn trung bình và nhỏ.

Phòng ngừa nổi mụn nhọt

Các biện pháp sau đây có thể giúp bạn tránh nhiễm trùng tụ cầu và tránh nhọt:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dịu nhẹ hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn để ngăn cản tay đưa vi khuẩn lên mặt.
  • Che vết thương hở bằng băng gạc, tránh cho vết thương không bị nhiễm trùng.
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, ga trải giường, dao cạo râu, quần áo, dụng cụ thể thao và các vật dụng cá nhân khác.
  • Hãy giặt khăn tắm và khăn trải giường của người bị nhọt bằng chất tẩy rửa và nước nóng có pha thêm thuốc tẩy, sau đó sấy khô bằng máy sấy nóng.
  • Việc bổ sung vitamin E bằng viên uống ENAT qua đường uống có thể giúp cải thiện tình trạng mụn một phần. Vitamin E có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm và hỗ trợ quá trình tái tạo da, từ đó giúp làm sạch lỗ chân lông và ngăn ngừa sự hình thành mụn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh da đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
mụn nhọt
Dùng khăn sạch để vệ sinh da mặt

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám da liễu ngay khi bạn bị mụn nhọt và:

  • Bạn bị mụn nhọt ở mặt;
  • Bạn bị nhọt và một tình trạng lâu dài chẳng hạn như bệnh tiểu đường;
  • Vùng da xung quanh nhọt của bạn cảm thấy nóng và đau;
  • Mụn nhọt tồn tại suốt 2 tuần và những cách trị mụn nhọt bạn thử không hiệu quả;
  • Mụn nhọt tái phát;
  • Bạn bị cụm nhọt;
  • Bạn cảm thấy nóng và rùng mình.
mụn nhọt
Gặp bác sĩ da liễu để khám và điều trị mụn nhọt

Mụn nhọt không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, bạn có thể chăm sóc da bị mụn nhọt tại nhà và kiên nhẫn đợi mụn nhọt tự lặn sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, khi mụn nhọt to ra, đau hơn, nhiều bạn lo lắng không biết khám mụn nhọt ở đâu thì sau đây là một số bác sĩ có chuyên môn trị mụn nhọt.

Các bác sĩ da liễu điều trị mụn nhọt

Một số bác sĩ điều trị mụn nhọt hiệu quả tại TP.HCM:

  • Bác sĩ Thái Thanh Yến – 10 năm kinh nghiệm trị các loại mụn – Quận 3

Bác sĩ Thái Thanh Yến có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực da liễu, da liễu bệnh lý và thẩm mỹ nội khoa trong da liễu. Bác sĩ từng tham gia công tác tại Trung tâm da liễu 9 năm. Hiện nay tham gia công tác tại Bệnh viện đại học Y Dược tp. HCM cơ sở 1. Bác sĩ Yến chuyên các vấn đề về:
– Da liễu
– Thẩm mỹ da liễu

  • Bác sĩ Lê Hoài Hương – hơn 10 năm kinh nghiệm trị mụn – Quận 10

Bác sĩ Lê Hoài Hương – Tốt nghiệp ĐH Y Dược TP.HCM, là Bác sĩ chuyên khoa da liễu với nhiều năm kinh nghiệm trong sử dụng liệu pháp Laser & Ánh sáng trong da liễu, tạo hình thẩm mỹ không phẫu thuật – thẩm mỹ nội khoa (Meso, Tiêm Filler/Botox, Căng chỉ) 

  • Bác sĩ Lê Đức Thọ – 35 năm kinh nghiệm điều trị Da liễu – Quận Bình Tân

Bác sĩ Lê Đức Thọ có trên 35 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa da liễu. Với kiến thức chuyên môn vững vàng cũng như được đào tạo qua nhiều trường lớp về nghiệp vụ quản lý, bác sĩ Lê Đức Thọ đã từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và Bệnh viện Quốc tế City.

Câu hỏi thường gặp:

Bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi?

Các mụn nhọt khi được loại bỏ mủ và chăm sóc hợp lý thì trong vòng từ 1-3 tuần tùy theo tình trạng của bệnh và mụn nhọt có thể lành lạnh bình thường.

Người hay nổi mụn nhọt là bị bệnh gì?

Người hay nổi mụn nhọt thường có vấn đề về da liễu lỗ chân lông bị bít tắc, không thông thoáng, từ đó gây viêm. Tuy nhiên, cũng có thể do thoái quen sinh hoạt không tốt, ăn uống đồ cay nóng nhiều cũng có thể gây mụn nhọt.

Bị mụn nhọt uống kháng sinh gì?

Kháng sinh có thể sử dụng là clindamycin hay thuốc mỡ có chứa kháng sinh bên trong. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý chọn và mua loại thuốc để bôi lên mụn. Khi bôi nếu thấy triệu chứng không thuyên giảm và bệnh càng nặng hơn thì người bệnh ngừng sử dụng thuốc đã mua và tới bác sĩ để thăm khám và có thể điều trị hợp lý.

Mụn nhọt có nên nặn không?

Người bệnh không nên tự nặn mụn tại nhà bởi vì vi khuẩn nếu được loại trừ sạch sẽ có thể lây lan sang vị trí khác của cơ thể để gây mụn nhọt.

Mụn nhọt có tự hết không?

Đa số các trường hợp bị mụn nhọt từ nhẹ đến trung bình có thể tự lành mà không cần đến sự can thiệp của y tế. Nhưng nếu mụn nhọt quá đau thì hãy đi gặp bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có thêm những thông tin và kiến thức để điều trị và phòng ngừa nổi mụn nhọt. Đừng quên theo dõi Docosan để đón đọc thêm những thông tin y tế chuẩn xác khác.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Contact Me on Zalo