Các bệnh lý da có nổi mụn nước ở tay chân hoặc khắp người là biểu hiện lâm sàng tương đối ít gặp nhưng quan trọng. Bởi vì ở cả trẻ em và người lớn, chúng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một bệnh nặng và đe dọa tính mạng. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong nội dung dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Nổi mụn nước là bệnh gì?
Ở người lớn, nhóm các bệnh có mụn nước thường kết hợp với sự hình thành tự kháng thể của cơ thể.
Trong khi ở trẻ nhỏ, nhóm các bệnh quan trọng nhưng ít gặp đó là bệnh da di truyền, bong biểu bì bọng nước kết hợp chủ yếu với các thiếu hụt cơ học ở trong và xung quanh khu vực màng đáy của da trẻ.
Mụn nước hay còn được gọi là Bọng nước có thể phát sinh do sự phá hủy các cầu nối gian bào giữa các tế bào sừng ở biểu bì gây ra bọng nước trong biểu bì, hoặc do thiếu hụt trong khu vực màng đáy giữa biểu bì và chân bì tạo thành bọng nước dưới biểu bì.
Việc chẩn đoán chính xác các bệnh da có mụn nước cần dựa vào sinh thiết ở thương tổn nhỏ và một mẫu da lành xung quanh để làm xét nghiệm miễn dịch học và giải phẫu bệnh.
Những bệnh gây nên nổi mụn nước
Pemphigus
Là một nhóm các bệnh được đặc trưng bởi sự phát triển của các tự kháng thể kháng lại desmocollin và desmoglein trong biểu bì.
Desmocollin và desmoglein là các glycoprotein cầu nối gian bào qua màng và là các thành viên của nhóm gen Cadherin. Hậu quả là gây ra các vết trợt da nông và mụn nước ở biểu bì ung thư các bề mặt niêm mạc. PEMPHIGUS thông thường bắt đầu âm ỉ bằng sự phát triển mụn nước chậm trên các khu vực da ẩm và có các vết trầy xước nặng ở màng niêm mạc.
Bọng nước có thể hình thành trên niêm mạc và da, nhưng chúng bị tróc vỏ nhanh bởi lực ma sát hoặc áp lực, để lại trên da một bề mặt ẩm ướt.Hãy nghĩ đến PEMPHIGUS trong các trường hợp nổi mụn nước ở tay chân kèm loét miệng nặng, dai dẳng mà không do Candida hoặc Herpes.
Viêm da dạng Herpes
Viêm da dạng Herpes là bệnh có mụn nước gây ngứa dữ dội đi kèm với bệnh lý ruột nhạy cảm với gluten. Bệnh xảy ra ở nhóm người trẻ tuổi, khoảng 30-40 tuổi và nam giới mắc bệnh phổ biến hơn.
Bệnh nhân sẽ thường cảm thấy bị ngứa dữ dội, rát bỏng ở các vị trí bị ảnh hưởng, thường là ở da đầu, xung quanh môi, khu vực vai, mông và khuỷu tay.
Có thể thấy các mụn nước rất nhỏ, nhưng chúng nhanh chóng bị xước da, nên các tổn thương nhìn thấy được có thể chỉ là sẩn ướt.
Nhóm bệnh bong biểu bì bọng nước
Bao gồm các bệnh bọng nước cơ học ít gặp nhưng gây nguy hiểm. Chúng thường xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc ở trẻ nhỏ, nhưng có thể gây ra rắc rối sau này trong cuộc đời.
Các thể chính bao gồm:
- Bong biểu bì bọng nước giản đơn – chủ yếu do di truyền trên nhiễm sắc thể (NST) thường
- Bong biểu bì bọng nước chỗ tiếp nối – di truyền lặn trên NST thường
- Bong biểu bì bọng nước loạn sản – cả di truyền trội và lặn trên NST thường
Có thể thiết lập chẩn đoán sơ bộ dựa vào tiền sử gia đình mắc bệnh, thăm khám lâm sàng và sinh thiết da quan sát trên kính hiển vi quang học, nhưng chẩn đoán xác định là rất cần thiết để tư vấn về di truyền và định vị vị trí tổn thương ở mức siêu cấu trúc.
Hồng ban đa dạng
Là bệnh hồng ban đặc trưng bởi các thương tổn hình vành khuyên, hình bia mà có thể phát triển thành mụn nước.
Bệnh có tình trạng phản ứng da do nhiễm vi rút, thường là Herpes Simplex, có thể do nhiễm vi khuẩn, do thuốc, và các chất kích thích khác.
Thể bệnh thường gặp và có thể diễn tiến nặng đe dọa tính mạng là Thủy đậu, biến chứng đáng sợ là Viêm phổi – Suy hô hấp ở người lớn.
Trong các mụn nước được hình thành ở chỗ tiếp nối biểu bì – chân bì sẽ có hoại tử và phá hủy biểu bì phủ ở phía trên.
Tổn thương hay gặp nhất ở bàn tay, bàn chân và môi; biểu hiện ban đầu là các đám hồng ban nhô lên mở rộng sang hai bên để tạo ra “ hình mống mắt “ kinh điển hoặc “hình bia”.
Nếu mụn nước tập trung ở mắt và bề mặt niêm mạc được gọi là Hội chứng Stevens – Johnson.
Hội chứng tróc da do tụ cầu
Bệnh da do độc tố phân hủy biểu mô của các týp vi khuẩn Tụ cầu vàng làm phân cắt biểu bì da ở lớp hạt.
Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, và có các mụn nước nông, lan nhanh, dễ bị vỡ, đau, và để lại các vùng trợt da ẩm.
Mày đay sẩn (Các vết cắn)
Đặc trưng của mày đay sẩn là thương tổn tập trung thành nhóm và xuất hiện thành các cụm trên nền da bình thường.
Về mặt hình thái học, chúng có khuynh hướng là các sẩn ban đỏ hơn là các mụn nước nhỏ, dễ bị trầy xước nhanh và sau đó nhiễm trùng thứ phát.
Một tỷ lệ cao các trường hợp được cho là do bọ chét hoặc rệp cây cắn.
Chẩn đoán nguyên nhân gây mụn nước cùng Docosan
Mụn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là do sự mất cân bằng của nội tiết tố. Chuyên gia y tế khuyến cáo, nữ giới thường xuyên bị mụn ở trán và đã điều trị nhưng khó khỏi nên chủ động làm xét nghiệm nội tiết tố nữ. Thay vì di chuyển đến phòng khám, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
Hiện nay, Docosan đã và đang cung cấp gói Xét nghiệm nội tiết tố nữ giới tại nhà với nhiều ưu điểm sau:
- Y tá lấy mẫu máu ngay tại nhà hoặc bất kỳ địa chỉ nào mà bạn mong muốn
- Quy trình lấy máu nhanh chóng, đảm bảo an toàn
- Mẫu máu được gửi về phòng thí nghiệm uy tín để phân tích
- Cho bạn biết hơn 10 loại nội tiết ảnh hưởng đến tâm trạng, cân nặng, năng lượng,…
- Được tái khám miễn phí với bác sĩ sau xét nghiệm
- Bác sĩ hướng dẫn đọc kết quả, tư vấn điều trị và đưa ra lời khuyên cần thiết cho cân bằng nội tiết
Một số bác sĩ khám và điều trị mụn nước
Tham khảo một số bác sĩ da liễu giỏi tại Tp.HCM:
- Bác sĩ Thái Thanh Yến – gần 10 năm kinh nghiệm ứng dụng laser điều trị Da liễu
- Bác sĩ Lê Hoài Hương – nhiều năm kinh nghiệm điều trị tái tạo da
- Bác sĩ Lê Đức Thọ – 35 năm kinh nghiệm điều trị Da liễu
Kết luận
Mụn nước là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau, từ bệnh nhẹ đến bệnh nặng đe dọa tính mạng. Nếu bạn có tình trạng bị nổi mụn nước lâu lành, kèm đau ngứa, biến đổi da như nổi hồng ban, nổi mày đay sẩn thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
- Friction Blisters – Emedicine.medscape.com
- Pemphigus – Mayoclinic.com
- Everything you should know about Diabetic Blisters – Heathline.com