Mụn trứng cá tuổi dậy thì là vấn đề phiền toái đối với con em bạn. Gương mặt bị mụn sẽ làm trẻ trở nên tự ti và ngại giao tiếp. Hiểu và biết cách điều trị đúng cách sẽ làm hạn chế sẹo, giúp làn da phục hồi tốt hơn. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ gửi đến bạn thông tin về cách điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì hiệu quả
Tóm tắt nội dung
Mụn trứng cá tuổi dậy thì
Tình trạng mụn trứng cá rất phổ biến ở tuổi dậy thì, bởi các nguyên nhân do bã nhờn được sinh ra quá nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Vào tuổi dậy thì, các hormone trong cơ thể sẽ thay đổi dẫn đến một số bé sẽ gặp phải tình trạng mụn trứng cá ồ ạt xuất hiện khiến gương mặt không còn láng mịn như trước. Các vị trí thường xuất hiện là nổi mụn ở trán, mặt, cổ, lưng, ngực và vai.
Tuy mụn trứng cá không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu không được chăm sóc tốt, mụn có thể gây ra sẹo vĩnh viễn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ, khiến bé mất tư tin khi giao tiếp hằng ngày. Bạn hãy giúp con em chăm sóc da khi bị mụn trứng cá hiệu quả cũng như dạy cho chúng ngăn ngừa mụn trứng cá tuổi dậy thì đúng cách.
Các loại mụn trứng cá phổ biến tuổi dậy thì
Những loại mụn không do viêm
- Mụn đầu đen: do bã nhờn, tế bào da chết, xác vi khuẩn kết hợp với nhau và phản ứng với oxy trong không khí tạo nên màu đen và tồn tại ở phần trên cùng của lỗ chân lông.
- Mụn đầu trắng: tuy mụn đầu trắng cũng hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn và tế bào da chết. Nhưng không giống như mụn đầu đen, đỉnh lỗ chân lông của mụn đầu trắng đóng lại màu trắng và việc điều trị mụn đầu trắng khó khăn hơn.
Những loại mụn do viêm
Bên cạnh bã nhờn và tế bào da chết, vi khuẩn cũng có thể đóng vai trò quan trọng làm tắc nghẽn lỗ chân lông, có thể gây nhiễm trùng sâu bên dưới bề mặt da gây ra những loại mụn viêm như:
- Mụn mủ: hình thành khi vi khuẩn gây tình trạng viêm làm vách xung quanh lỗ chân lông bị phá vỡ. Mụn mủ thường có đầu màu vàng hoặc trắng trên đầu, bên trong chứa đầu mủ.
- Mụn bọc: hình thành khi nang lông bị vỡ ở dưới đáy và đẩy mụn lên bề mặt da và đặc điểm là sưng, đỏ, kích thước lớn, sờ vào thấy đau.
- Mụn dạng nang: phát triển khi lỗ chân lông bị tắc bởi sự kết hợp của vi khuẩn, bã nhờn và tế bào chết. Đây là dạng mụn có kích thước lớn nhất, chứa đầy mủ, dễ để lại sẹo.
Xét nghiệm nội tiết tố tìm nguyên nhân gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Nổi mụn trứng cá ở tuổi dậy thì xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là do sự mất cân bằng của nội tiết tố. Chuyên gia y tế khuyến cáo, nữ giới thường xuyên bị mụn ở trán và đã điều trị nhưng khó khỏi nên chủ động làm xét nghiệm nội tiết tố nữ. Thay vì di chuyển đến phòng khám, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
Với gói xét nghiệm nội tiết tố nữ giới tại nhà, Docosan mang lại những ưu điểm sau:
- Giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng nội tiết tố cơ thể, các vấn đề liên quan đến nội tiết tố như ung thư vú, sức khỏe sinh sản và tình dục,… để phòng ngừa, điểu chỉnh lối sống hợp lý.
- Kết quả nhanh chóng trong vòng vài phút, giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
- Được tư vấn trực tiếp với bác sĩ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe và các bước tiếp theo cần thực hiện.
- Hỗ trợ dịch vụ giao hàng toàn quốc
Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cho cả nam và nữ
Làm sạch da đúng cách
Việc đầu tiên và căn bản nhất trong chu trình trị mụn trứng cá tuổi dậy thì là làm sạch da. Một khi lỗ chân lông thông thoáng, sạch sẽ, mụn hoặc các vấn đề khác sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.
Hãy hướng dẫn con rửa mặt bằng nước ấm cùng sữa rửa mặt chứa chất đặc trị như 2% benzoyl peroxide với kích cỡ của một hạt đậu, rửa 2 lần/ngày hoặc 3 lần nếu con vận động nhiều. Bé cần chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với loại da của mình. Bạn có thể đưa con đến gặp các bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Bạn nên nhớ không phải rửa mặt nhiều lần là tốt cho da. Không nên rửa quá nhiều lần trong ngày hoặc sử dụng những miếng rửa mặt có độ ma sát. Làm sạch quá nhiều có thể khiến da bị kích thích và khô, kích hoạt các tuyến tiết ra nhiều dầu hơn, làm tăng khả năng nổi mụn.
Bên cạnh đó, một điều quan trọng cần lưu ý khi điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì là gội đầu mỗi ngày nếu da dầu trẻ nhiều dầu. Khi chất bẩn có trong dầu thừa của tóc dính lên da mặt, trẻ sẽ bị nổi mụn.
Sử dụng thuốc đặc trị mụn
Thuốc đặc trị sẽ giúp triệt tiêu nốt mụn hoặc ổ mụn nhanh hơn. Một số sản phẩm đặc trị thường dùng như Axit Salicylic (BHA), Glycolic Acid (AHA), Benzoyl Peroxide,… để chấm lên các nốt mụn viêm. Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và khuyến cáo sử dụng những sản phẩm phù hợp nhất cho trình trạng mụn.
Ngoài ra, bạn cần biết răng việc thoa kem lên toàn mặt không giúp điều trị mụn hiệu quả. Sử dụng kem đánh răng trị mụn có thể gây kích ứng da. Bề mặt da trên mặt rất nhạy cảm, hóa chất có trong kem dùng cho răng thường là chất tẩy nên có thể không phù hợp với làn da.
Dưỡng ẩm da đủ mức cần thiết
Da mụn không có nghĩa là không cần dưỡng ẩm mà ngược lại, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm thích hợp sẽ giúp kết cấu của làn da được phục hồi nhanh hơn cũng như hỗ trợ thuốc đặc trị đạt kết quả tốt nhất. Do đó, kem dưỡng ẩm là điều không thể thiếu trong các cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì. Bạn hãy chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu lỏng, thấm nhanh và không gây nhờn rít da.
Chống nắng bảo vệ da
Da mụn vẫn cần dùng kem chống nắng. Khi da tiếp xúc với nhiệt và tia UV từ mặt trời, mụn càng có cơ hội phát triển nhiều hơn. Hơi nóng gây hại và có thể gây kích ứng làn da của bạn. Mặt khác, da sẽ bị tăng sắc tố khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do sự sản sinh của melanin, khiến những vết sẹo mụn sẽ càng dễ bị thâm.
Tuy nhiên, bạn nên chọn những dòng sản phẩm chống nắng không gây kích ứng, không gây bít tắc lỗ chân lông để hạn chế tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Uống nhiều nước lọc
Trà sữa, nước ngọt lại là thức uống yêu thích của nhiều trẻ ở độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, đây là những tác nhân chính gây ra mụn tuổi dậy thì, nhất là mụn trứng cá tuổi dậy thì. Bạn nên khuyến khích con hạn chế trà sữa và nước ngọt, thay vào đó uống thật nhiều nước lọc trong ngày hoặc nước ép trái cây tươi để thanh lọc cơ thể và hạn chế lượng đường hấp thụ.
Không tự ý nặn mụn
Đừng bóp hoặc nặn mụn, cần lưu ý tránh chà xát mạnh vùng mụn, nặn hoặc chèn ép vì sẽ làm cho mụn trứng cá tồi tệ hơn, đẩy vi khuẩn mụn sâu hơn vào da dẫn đến viêm nhiều hơn và gây sẹo mụn vĩnh viễn.
Cách lấy mụn trứng cá tuổi dậy thì đúng cách:
- Lấy khăn ấm và chườm lên nốt mụn trong 10 phút để giúp mụn lên đầu
- Sử dụng tăm bông ấn nhẹ nhằm giúp cồi mụn trồi ra hoặc dùng miếng dán có tác dụng hút mụn và để yên trong vòng 30 phút cho sản phẩm phát huy tác dụng.
- Khi thấy miếng dán bị mờ dần, có nghĩa là nhân mụn đã được hút ra.
- Sau đó lại dùng miếng dán mụn để bảo vệ vùng da vừa bị tổn thương
Tóm lại, mụn trứng cá tuy không ảnh hưởng nhiều về mặt sức khỏe, nhưng lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, để lại sẹo không thể hồi phục. Điều này sẽ làm con em bạn mặc cảm, tự ti khi giao tiếp. Nếu con của bạn gặp khó khăn trong việc điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì, hãy đưa trẻ đến phòng khám hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể và điều trị mụn tuổi dậy thì triệt để hơn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.