Nám mảng: Một số kiến thức quan trọng có thể bạn chưa biết

Hiện nay, nám mảng là 1 trong những tình trạng nám da phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Vậy cách nhận biết nám mảng như thế nào? Nám mảng có chữa được không? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về nám mảng

nám mảng

Nám da là một tình trạng gia tăng sắc tố ở da và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, những mảng nám da tối màu, kích thước lớn ở vùng mặt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, thiếu tự tin khi tiếp xúc với những người xung quanh. Thống kê có tới khoảng 65% phụ nữ Việt Nam bị tình trạng nám da, chủ yếu ở độ tuổi từ 30 trở đi. Đồng thời, nám mảng là chính loại nám da phổ biến nhất, chiếm khoảng 2/3 tỉ lệ nám da so với những loại nám khác.

Theo các chuyên gia, nám mảng (hay còn gọi là nám nông, nám biểu bì) là loại nám da xuất hiện thành từng mảng, màu nâu nhạt hoặc đậm tùy thuộc cơ thể mỗi người. Nám mảng có rễ nông, nằm ở lớp trên cùng của cấu trúc da – lớp thượng bì. Vì thế, đây được đánh giá là tình trạng nám da mức độ nhẹ, đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị thông thường.

Vị trí xuất hiện nám mảng chủ yếu là ở hai bên gò má, cằm, chúng có kích thước trung bình từ 2 đến 4cm, đôi khi to đến mức che phủ gần hết gương mặt nếu để tình trạng nám kéo dài mà không điều trị hoặc điều trị đúng cách.

Cách nhận biết nám mảng

nám mảng

Nám mảng tuy là một loại nám da mức độ nhẹ, nhưng nó lại dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nám chân sâu, khiến cho lựa chọn sai phương pháp điều trị, tình trạng nám ngày càng diễn tiến trầm trọng hơn. Thực ra nám mảng và nám chân sâu vẫn có thể phân biệt được bằng một số sự khác nhau nhất định, được liệt kê dưới đây:

Nám mảng:

  • Xuất hiện theo từng mảng, có màu sắc nâu nhạt hoặc nâu đậm
  • Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
  • Kích thước khoảng 2 đến 4cm, hiện diện chủ yếu ở gò má 2 bên, trán, cằm.
  • Chân nám mọc nông, nằm ở lớp thượng bì.

Nám chân sâu:

  • Xuất hiện những đốm nám kích thước nhỏ như đầu đinh khoảng từ 1 đến 5 mm, mọc đơn lẻ.
  • Chủ yếu ở người trên 30 tuổi
  • Màu sắc: sẫm màu, nâu xám hoặc nâu đen
  • Chân nám nằm sâu dưới lớp trung và hạ bì.

Nguyên nhân gây ra nám mảng

nám mảng

Điều trị nám mảng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định đúng nguyên nhân gây ra nó, vì những nguyên nhân cơ bản có thể chỉ đơn thuần là thói quen chăm sóc và bảo vệ da không đúng cách mỗi ngày.

Những nguyên nhân gây ra bệnh nấm mảng bao gồm:

  • Thay đổi hormone: gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động tổng hợp sắc tố melanin, trong thời gian dài sẽ hình thành các mảng nám sẫm màu trên da.
  • Ánh nắng mặt trời: tia UV trong ánh nắng mặt trời nếu tiếp xúc thường xuyên với da cũng sẽ kích thích tổng hợp melanin và hình thành nám da.
  • Tác dụng phụ của 1 số thuốc: kháng sinh, thuốc tránh thai…cũng gây ảnh hưởng đến sự cân bằng có ảnh hưởng đến nội tiết tố và làm tăng tổng hợp sắc tố melanin
  • Rối loạn chức năng gan: chức năng gan suy giảm sẽ không thể đào thải hết chất độc ra khỏi cơ thế, khiến chúng tích tụ lại, đặc biệt là ở dưới da.

Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên, nám mảng còn dễ xảy ra trên những người có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Di truyền: gia đình từng có cha, mẹ, ông bà bị nám da.
  • Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng: gây kích ứng, bào mòn da, khiến da trở nên kém đề kháng dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, stress công việc kéo dài, ngồi lâu… cũng góp phần gia tăng nguy cơ hình thành nấm mảng.

Điều trị nám mảng như thế nào?

Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ ảnh hưởng nám mảng mà bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu. Hiện nay, các phương pháp điều trị nám mảng phổ biến bao gồm:

Sử dụng thuốc

nám mảng

Cách điều trị nám mảng chủ yếu và thường gặp nhất là sử dụng thuốc bôi, nhằm làm mờ nám mảng, đồng thời cũng có tác dụng dưỡng ẩm và ngăn ngừa lão hóa da, chúng bao gồm:

  • Acid Azelaic
  • Tretinoin
  • Các loại serum, kem bôi có chứa vitamin C
  • Thuốc bôi chứa Hydroquinone

Trị nám mảng với công nghệ cao

Phương pháp công nghệ cao thường được áp dụng trong điều trị nám mảng khi các biện pháp dùng thuốc không hiệu quả. Nó đang ngày càng được tin dùng bởi các bác sĩ nhờ tốc độ xử lý nám nhanh chỉ trong vòng vài ngày trị liệu. Những phương pháp công nghệ cao có khả năng loại bỏ nấm mảng bao gồm: đốt điện, tia laser, cấy da trị nám, Chemical peeling (tái tạo da với hóa chất).

Tuy có hiệu quả nhanh chóng, tác động của tia điện, laser và hóa chất sẽ khiến làn da trở nên mỏng, và yếu đi, ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc dưới da và là da nhạy cảm hơn dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Vì thế cần cân nhắc kỹ và nên lựa chọn cơ sở có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm để điều trị nám mảng bằng phương pháp này

Phòng ngừa nám mảng

nám mảng

Bên cạnh việc điều trị, dự phòng nám mảng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc nám mảng trong tương lai

  • Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời, hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 đến 16h, vì lúc này tia UV hoạt động mạnh.
  • Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
  • Tập thói quen ăn uống, sinh hoạt có khoa học, hạn chế thức khuya, bổ sung thêm các loại vitamin A, C, E qua thực phẩm chức năng hoặc rau củ quả tươi.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp làn da tăng sức đề kháng.
  • Không sử dụng bia, rượu, không hú thuốc lá
  • Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc nếu chưa đủ thời gian điều trị.

Kết luận

Tóm lại, nám mảng hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu có phương pháp chữa trị phù hợp và có sự tuân thủ điều trị đủ liệu trình. Hi vọng bài viết giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh nám mảng, cũng như cách nhận biết và điều trị bệnh kịp thời, góp phần hỗ trợ trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Contact Me on Zalo