Nám nội tiết là một tình trạng không còn gì xa lạ đối với phụ nữ khi đã bước qua độ tuổi 30. Đúng như tên gọi, bạn cũng phần nào đoán được nguyên nhân nào đứng sau tình trạng này. Vậy cách nhận biết nám nội tiết ra sao và điều trị như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
Docosan cung cấp dịch vụ xét nghiệm nội tiết tố nữ tại nhà
Đã có không ít chị em phụ nữ hiện đại thấu hiểu được tầm quan trọng của xét nghiệm nội tiết tố nữ. Nhưng vì tính chất công việc thường xuyên bận rộn hoặc không tìm địa chỉ xét nghiệm phù hợp nên việc kiểm tra luôn bị trì hoãn.
Tổng quan về nám nội tiết
Estrogen hay hormone nữ giới là sản phẩm của quá trình tổng hợp 3 chất: estradiol, estron, và estriol. Hormone này được biết đến là có vai trò cực kì quan trọng đối với cơ thể cũng như sức khỏe nữ giới. Nó giúp cơ thể nữ giới điều hoà sinh dục, liên quan đến sức khỏe của làn da, mái tóc và còn giúp kiểm soát hoạt động của nội tiết tố MSH – có chức năng kích thích tổng hợp melanin dưới da.
Khi bắt đầu lão hóa, tốc độ tổng hợp estrogen sẽ chậm dần, gây ra sự mất cân bằng nồng độ hormone, từ đó gây ra sự tăng tổng hợp melanin và hình thành nám nội tiết. Bệnh nám nội tiết còn được gọi là nám chân sâu, với các vùng sắc tố xuất hiện theo dạng tập trung thành các nốt tròn trên bề mặt da có chân ăn sâu vào bên trong các lớp cấu trúc da mà chủ yếu là lớp thượng bì, đôi khi sâu đến tận lớp trung bì.
Nguyên nhân gây ra nám nội tiết
Phụ nữ mới sanh, trong độ tuổi tiền mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai hoặc kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể bị nám nội tiết vì các lý do sau:
- Trong thời kỳ mang thai, nồng độ estrogen của người phụ nữ gia tăng nhanh chóng nhằm mục đích bảo vệ thai nhi. Sau sanh, sự suy giảm đột ngột lượng estrogen trong cơ thế sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết trong cơ thể;
- Thuốc ngừa thai: hoạt chất progestins trong thành phần của thuốc ngừa thai không chỉ khiến cơ thể nước mà còn kích thích sự hình thành tình trạng nám da. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, những mảng nám sẽ ngày càng sậm màu hơn và có thể lan rộng hơn;
- Stress công việc: áp lực về tâm lý, cảm xúc, stress trong công việc cũng ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến vẻ đẹp làn da cũng như sức khỏe chúng ta. Tình trạng căng thẳng làm tăng hoạt động của buồng trứng, gia tăng sự sản sinh nội tiết tố estrogen và gây ra tình trạng nám sạm da.
Nhận biết nám nội tiết
Nám nội tiết thường xuất hiện với dạng các đốm màu vàng nhạt, kích thước nhỏ, lan rất nhanh nếu không được chữa trị kịp thời. Vị trí thường gặp của nám nội tiết bao gồm:
- Gò má hai bên
- Trán
- Vùng thái dương
- Mũi và cánh mũi
Nếu tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể bạn càng nhiều, mức độ xuất hiện nám nội tiết sẽ càng nặng, cũng như màu sắc của chúng sẽ càng sậm hơn. Ngoài ra, sự thay đổi hay mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể nhận biết được qua các dấu hiệu sau:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh hoặc thay đổi lượng máu kinh;
- Lượng chất nhầy do các tuyến âm đạo tiết ra ít dần, dễ gây cảm giác đau rát trong khi quan hệ tình dục;
- Buồng trứng, tử cung và cổ tử cung nhỏ dần.
- Dễ lo lắng, khó chịu, cảm thấy bực dọc, hồi hộp, tim đập nhanh, thay đổi tâm tính thất thường…
- Bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của tình trạng lão hóa da: đen sạm, mất độ đàn hồi, da nhăn nheo…
Phòng ngừa nám nội tiết như thế nào
Việc sản sinh nội tiết tố của cơ thể người phụ nữ bắt đầu giảm dần từ sau 30 tuổi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm lại tốc độ lão hoá, duy trì sắc đẹp cà sức khỏe thông qua việc giữ cho lượng hormone estrogen trong cơ thể duy trì ở mức cân bằng. Các phương pháp giúp ổn định nội tiết tố bao gồm:
- Hạn chế lo âu, căng thẳng: Khi stress hoặc căng thẳng kéo dài, kéo theo sự tăng sinh estrogen sẽ làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, bạn cần giữ tinh thần luôn được thoải mái, áp dụng lối sống khoa học, dành thời gian cho việc thư giãn, nghỉ ngơi, đồng thời cần rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao thể trạng;
- Đảm bảo dinh dưỡng: Bữa ăn cần đa dạng thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giúp cân bằng hormone estrogen như đậu nành và những chế phẩm từ nó (sữa đậu nành, đậu phụ), khoai tây, cà rốt, omega – 3 có trong các loại cá biển, cá hồi,… tối thiểu 2 lần mỗi tuần;
- Cân nhắc bổ sung estrogen ngoại sinh trong các chất béo không bão hòa: Omega – 3, bơ, dầu dừa, cá hồi tự nhiên, hạt lanh, hạt óc chó, hạt chia, các; hạn chế hoặc không tiêu thụ các loại dầu thực vật có nguồn gốc từ ngô, hướng dương, đậu tương, cải dầu, và đậu phộng (omega-6);
- Dùng kem chống nắng: Tia UV có trong ánh nắng mặt trời chính là 1 trong các nguyên nhân chính kích thích sự tổng hợp sắc tố melanin gây nám da. Loại kem chống nắng cần lựa chọn với chỉ số khoảng SPF 30+ và lưu ý sử dụng đều đặn hàng ngày kể cả khi không phải đi ngoài trời nắng.
- Hạn chế sử dụng caffeine: Tuy hoạt chất caffeine giúp chúng ta tập trung , tỉnh táo, hơn nhưng đây cũng lại là 1 trong các tác nhân có thể gây rối loạn nhịp tim, quá trình tiêu hóa cũng như ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố. Cần tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa caffein sau: trà, cà phê, ca cao,…
- Chất lượng giấc ngủ: Ngủ đủ giấc và đủ sâu không chỉ giúp ổn định sự cân bằng hormone mà còn tái tạo nguồn năng lượng mới, giúp phục hồi cơ thể sau một ngày lao động và làm việc mệt mỏi. Sự thiếu ngủ sẽ gây đảo lộn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, góp phần không nhỏ đến việc gây mất cân bằng hormone.
Kết luận
Tóm lại, biết được cách nhận biết nám nội tiết, cũng như các nguyên nhân gây ra nó sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh 1 cách tốt hơn, vì tình trạng nám nội tiết ảnh hưởng rất lớn đến mặt thẩm mỹ của người bệnh, cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Nếu có thêm bất kì thắc mắc nào, hoặc phát hiện mình đang bị nám nội tiết, bạn nên liên hệ cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.