Vàng da: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng điều trị hiệu quả


Vàng da toàn thân, mắt, lòng bàn tay và niêm mạc là những triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý Nội khoa cần sớm được thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị. Bài viết sau đây của Docosan đề cập đến 5 nguyên nhân gây vàng da ở người lớn giúp bạn đọc nhận thức được nguy cơ mắc bệnh của bản thân.

Vàng da do bệnh liên quan đến hồng cầu

Một số bệnh lý huyết học sẽ khiến hồng cầu bị phá hủy trước khi đạt đến tuổi thọ thông thường (120 ngày). Khi hồng cầu mất di, tủy xương lại phải tăng tốc độ sản xuất hồng cầu, cứ như thế lặp đi lặp lại. Khi đó, bilirubin được tạo ra nhiều hơn bình thường, không kịp bị đào thải và lưu hành trong máu đi khắp cơ thể.

vàng da
Tích tụ bilirubin gây vàng da, vàng mắt

Những bệnh lý khiến hồng cầu bị phá hủy gồm:

  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Bệnh tan máu bẩm sinh
  • Bệnh thiếu men glucose 6-phosphate dehydrogenase
  • Hội chứng tăng ure máu tán huyết 
  • Sốt rét 
  • Tụ máu ở mô
  • Phản ứng truyền máu

Vàng da do bệnh liên quan đến tế bào gan

Các bệnh về gan là nguyên nhân phổ biến gây vàng da. Các tế bào gan bị bệnh không chuyển hoá được bilirubin, khi đó bilirubin không đào thải được nên nồng độ sẽ tăng lên trong máu. Số lượng tế bào gan bình thường giảm đi, chức năng gan suy giảm cũng là điều kiện cho sự tăng bilirubin.

vàng da
Vàng da do bệnh liên quan đến tế bào gan

Những bệnh làm tế bào gan không thể hoạt động bình thường gồm:

  • Viêm gan: do virus viêm gan A,B,C; do vi khuẩn hoặc bệnh tự miễn; do rượu và độc tính từ thuốc.
  • Xơ gan: Các mô gan bị thay thế bằng mô sẹo, số lượng tế bào thực hiện chức năng của gan giảm, dẫn đến việc đào thải bilirubin giảm. Nguyên nhân thường gặp gây xơ gan là viêm gan do các tác nhân kể trên.
  • Ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát cũng là một nguyên nhân khiến chức năng gan giảm, không đào thải hết bilirubin.
  • Hội chứng di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến chức năng gan: Crigler-Najjar, hội chứng Dubin-Johnson và Rotor, Hội chứng Gilbert.

Vàng da do nhóm bệnh liên quan đến ống dẫn mật

Dịch mật chứa bilirubin sẽ được dẫn từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan về túi mật, sau đó được tống qua ống mật chủ vào ruột, nếu hệ thống ống dẫn mật bị hẹp hoặc bị nghẽn thì dịch mật sẽ đi vào máu, thấm ra da gây ra vàng da.

vàng da
Vàng da do nhóm bệnh liên quan đến ống dẫn mật

Các bệnh lý tại ống mật chủ khiến dịch mật có bilirubin đi vào máu:

  • Sỏi mật: Thông thường sỏi mật nằm trong túi mật sẽ ít ảnh hưởng cho đến khi nó bị cuốn ra ống mật. Sỏi kẹt ở ống mật ngăn dịch mật chảy vào ruột, dịch mật được tiết ra để tiêu hóa khi không thể đổ vào ruột thì sẽ thẩm thấu qua màng túi mật, đi vào máu, thấm ra da gây vàng da.
  • Ung thư đầu tụy: Cũng có thể là nguyên nhân gây ra tắc dòng chảy của dịch mật.
  • Viêm tụy cấp: Gây phù nề dẫn tới tắc dòng chảy của dịch mật cũng sẽ gây vàng da.
  • Hẹp đường dẫn mật: Biến chứng này của viêm gan gây hẹp tắc đường dẫn mật dẫn tới vàng da;
  • Ung thư túi mật: Sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào tại túi mật có thể chèn ép, gây tắc ống mật chủ;
  • Viêm đường mật: Do xơ gan và tác dụng của một số thuốc làm giảm dòng chảy của dịch mật, để dịch mật có thời gian thẩm thấu vào máu gây vàng da.

Vàng da do thuốc

Độc tính và tác dụng phụ của một số thuốc cũng ảnh hưởng đến sự tăng bilirubin trong máu, do tác động gây viêm gan, viêm đường dẫn mật hoặc làm chậm quá trình tổng hợp và bài tiết dịch mật. Các thuốc cụ thể là:

  • Acetaminophen
  • Penicilins
  • Thuốc tránh thai đường uống
  • Chlorpromazine
  • Thuốc bổ sung hormon estrogen, testosteron, androgen
vàng da
Vàng da do dùng thuốc

Vàng da do chế độ dinh dưỡng

Vàng da do chế độ dinh dưỡng khó phát hiện hơn và thường chỉ xuất hiện vài ngày rồi tự biến mất khi chế độ dinh dưỡng được cân bằng.

  • Vàng da do dung nạp quá nhiều caroten: Một số loại thực có màu vàng hoặc màu cam như cà rốt, cam, xoài, bí ngô, khoai lang, đu đủ,…thường có thành phần caroten cao. Khi lượng caroten cao quá mức cơ thể cần thì da vàng, cảnh báo con người giảm tiêu thụ loại thực phẩm kể trên.
  • Vàng da do thiếu chất sắt: Sắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, nếu lượng sắt trong cơ thể giảm quá thấp, chức năng tạo hồng cầu không được duy trì này và dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cung cấp chất sắt cho cơ thể bằng các loại thịt đỏ như thịt bò, rau có lá màu xanh đậm và các loại đậu.
vàng da
Vàng da do chế độ ăn uống thiếu thành phần sắt

Ngoài ra, còn có hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do nồng độ bilirubin trong máu ở hầu hết các trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên sau sinh đều tăng do bilirubin hình thành nhanh hơn tốc độ xử lý của gan.

Nhưng đó là chứng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh, sau thời gian ngắn sẽ tự khỏi do chức năng gan đã dần hoàn thiện. Nếu bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài hơn 1 tuần ở trẻ sinh đủ tháng hoặc 2 tuần ở trẻ sinh non thì rất có thể bé đã bị vàng da bệnh lý và cần nhập viện điều trị ngay.

Khám và chẩn đoán bệnh gây vàng da

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây vàng da, sự kết hợp hỏi triệu chứng , thăm khám và đọc kết quả xét nghiệm là cần thiết.

Trước khi được chỉ dịnh xét nghiệm, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh với các câu hỏi như:

  • Bệnh nhân có uống rượu nhiều không? Nếu có thì uống bao nhiêu rượu một ngày?
  • Bệnh nhân có dùng các chất gây nghiện như ma túy hay không?
  • Bệnh nhân có đang dùng thuốc trị bệnh gì không?
  • Bệnh nhân đau bụng như thé nào? Đau ở vùng bụng nào?

Bác sĩ thường tập trung thăm khám vùng bụng, xem xét nguy cơ ung bướu, và kiểm tra độ cứng chắc của gan. Nếu gan chắc thường là do gan xơ hoá hoặc xơ gan. Nếu gan cứng như đá thì có thể nghĩ nhiều đến ung thư gan.

vàng da
Xét nghiệm chức năng gan để tìm nguyên nhân gây vàng da

Sau đó, để có thêm căn cứ, bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng đánh giá chức năng gan, và kèm theo một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm chức năng gan : men gan tăng gợi ý viêm gan. Xét nghiệm chức năng gan khác như alkaline phosphate gợi ý bệnh lý tắc đường mật;
  • Định lượng bilirubin máu  Bilirubin trực tiếp tăng đáng kể gợi ý đến tình trạng tán huyết,
  • Siêu âm bụng là xét nghiệm đơn giản và an toàn để thăm dò các cơ quan trong ổ bụng, đặc biệt là vùng gan – mật – tuỵ nhằm phát hiện khối u hoặc sỏi;
  • Chụp CT hữu ích trong phát hiện u gan, tụy và giãn ống mật.
  • Các xét nghiệm virus viêm gan : nhằm xác định nguyên nhân làm tổn thương gan

Bác sĩ cũng có thể thực hiện nội soi mật tuỵ ngược dòng (endoscopic retrograde cholangiopancreatography – ERCP) để tìm nguyên nhân gây tắc đường dẫn mật

Sinh thiết trong một số trường hợp là cần thiết để chẩn đoán tình trạng bệnh lý của gan như viêm, xơ gan, ung thư và gan nhiễm mỡ.

Vàng da ở người lớn, phần nhiều là do bệnh lý. Vì vậy, khi bị vàng da, người bệnh cần đi khám ở các bệnh viện và phòng khám có đầy đủ trang thiết bị phục vụ chẩn đoán.

Các bệnh viện, phòng khám có thể xác định nguyên nhân vàng da

  • Bệnh viện Quốc tế City- Quận Bình Tân
  • Phòng khám Quốc tế Golden Healthcare – quận Tân Bình
  • Phòng khám DHA Healthcare – Quận 3

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.