Nổi mề đay có lây không? Bệnh bao lâu thì khỏi?

Nổi mề đay (bệnh mày đay) là trong những bệnh dị ứng thường gặp, có thể gặp ở nam, nữ và bất kể độ tuổi nào. Bệnh mề đay có thể tái phát khi tiếp xúc với dị ứng nguyên, bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về dị ứng nổi mề đay trong bài viết dưới đây nhé!

Nổi mề đay là bệnh gì?

Nổi mề đay là tình trạng đáp ứng của cơ thể khi có tiếp xúc với dị nguyên (vật chất lạ có thể gây dị ứng). Cơ thể phản ứng thông qua hoạt động của các mao mạch dưới da và niêm mạc trước các tác nhân dị ứng. Biểu hiện của nổi mề đay hiện tượng phù tại chỗ, vùng da có đáp ứng sẽ gồ lên so với bề mặt da. Nổi mề đay ngứa gặp trong hầu hết các tình trạng dị ứng.

Phản ứng mề đay có thể xuất hiện tại những vị trí ngẫu nhiên trên cơ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân nổi mề đay. Ví dụ tay, chân tiếp xúc với dị nguyên bên ngoài cơ thể thì những vùng da, niêm mạc trên tay chân sẽ xuất hiện mề đay nhiều hơn những vùng khác. Mặt khác, trong trường hợp dị nguyên bên trong cơ thể như hải sản sau khi ăn vào cơ thể có thể gây mề đay toàn thân.

Nguyên nhân bị nổi mề đay

Các nguyên nhân nổi mề đay thường gặp như dị ứng thời tiết, môi trường khô lạnh, dị ứng phấn hoa, dị ứng mỹ phẩm, côn trùng cắn, stress…

Tùy vào nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay mà ta có thể phân thành hai dạng chủ yếu như sau:

Nổi mề đay cấp tính

Nguyên nhân gây nổi mề đay cấp tính là phản ứng dị ứng với vật lạ được mình đưa vào cơ thể như ăn uống hay bất kì vật gì có thể mà bạn chạm vào. Cụ thể là:

  • Ăn phải thực phẩm ôi thiu hay bản thân bạn dụ ứng với thực phẩm nào đó;
  • Tiếp xúc với phấn hoa, động vật, hóa chất, mũ cao su,…
  • Thời tiết lạnh, khô, gió lạnh khô,…
  • Sau khi vận động nhiều, mồ hôi có thể tiết ra,…
  • Căng thẳng về mặt cảm xúc;
  • Nhiễm trùng;
  • Phản ứng của cơ thể với thuốc, côn trùng đốt hay cắn;
  • Mặc quần áo chật và ngứa, gãi hay ấn vào da.

Da chúng ta có một tế bào miễn dịch đó là tế bào mast. Khi dị nguyên tiếp xúc với ta, cơ thể sẽ phản ứng, kích hoạt các tế bào này, làm chúng giải phóng các hóa chất để bảo vệ và thông báo cho cơ thể là Histamin. Nhưng đây lại chính là nguyên nhân dẫn đế nổi mề đay.

Nổi mề đay mãn tính

Khác với nổi mề đay cấp tính, nổi mề đay mãn tính thường không phải do dị ứng. Chúng có thể là biểu hiện của nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus hoặc do tình trạng bệnh lý ví dụ bệnh Lupus ban đỏ,…

Trong trường hợp này, nổi mề đay có thể kéo trong khoảng thời gian dài nhưng không vĩnh viễn. Dù sẽ gây khó chịu cho người mắc phải bởi các triệu chứng của chúng nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Biểu hiện của nổi mề đay

Mề đay là một tình trạng phản ứng cấp tính, tùy vào tác nhân và mức độ mề đay khi xảy ra có thể giới hạn trong vòng vài ngày hay dài hơn. Tuy nhiên mề đay do thời tiết hoặc các tác nhân môi trường tồn tại kéo dài có thể gây nổi mề đay mạn tính và kéo dài trên 6 tuần. 

Một số biểu hiện thường thấy là:

  • Da ngứa;
  • Nổi mề tổ ong màu hồng nhạt;
  • Vết nổi hình tròn, bầu dục hay hình con sâu;
  • Vết nổi nhỏ như hạt đậu hoặc lan dần sang xung quanh.

Như một thói quen khi ngứa xảy ra ta thường có xu hướng gãi, làm da bị trầy xướng, làm tăng thêm cảm giác khó chịu. Hậu quả có thể làm da dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo cũng như các vết thâm.

Biến chứng của nổi mề đay

Ở mức độ dị ứng nặng, mề đay có thể xuất hiện ở những vị trí nguy hiểm như gây tình trạng phù mạch ở khí quản, hậu quả gây khó thở, thở nhanh, bít tắc đường thở nghiêm trọng có thể dẫn tới ngưng thở. Khi nổi mề đay ở đường tiêu hóa gây các triệu chứng như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy và các rối loạn tiêu hóa khác. 

Đáp ứng giãn mạch nhanh đột ngột có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, xây xẩm. Trường hợp dị ứng nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây shock phản vệ và tử vong.

Ngoài ra, mề đay có thể gây bội nhiễm da, để lại sẹo thêm ảnh hưởng thẩm mỹ. Do đó nếu mắc phải tình trạng mề đay người bệnh nên hạn chế gãi để tránh trầy xước da. Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như khó thở, tím tái,… người bệnh cần được đưa đến trung tâm y tế ngay để được xử trí. Lưu ý rằng người có cơ địa dị ứng với dị nguyên này có khả năng dị ứng với dị nguyên khác cao hơn người bình thường.

Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Mề đay có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau không phân biệt nam nữ và quyết định bởi yếu tố cơ địa. Ở trẻ nhỏ dễ gặp phải tình trạng này hơn do sự tiếp nhận thụ động, đồng thời nếu lúc nhỏ đã gặp mề đay do dị nguyên đó thì cha mẹ sẽ lưu ý và theo dõi trẻ để cho trẻ biết tiếp xúc với vật/ chất đó có thể gây mề đay, từ đó bé sẽ hạn chế được nguyên nhân mề đay cho đến lúc trưởng thành.

noi me day 1

Nổi mề đay có lây không?

Mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên chúng có thể tái phát trước những tác nhân dị ứng khác nhau. Trong trường hợp nhiều thành viên trong cùng gia đình cùng mắc bệnh có thể do yếu tố di truyền cơ địa chưa được nghiên cứu triệt để, yếu tố cơ địa khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây mề đay và đang sống trong cùng một trường có các yếu tố nguy cơ này.

Tuy nhiên khi các tác nhân gây bệnh như virus, nấm, vi khuẩn,… nếu gây bệnh nhiễm trùng ở cơ thể người có thể là một tác nhân gây đáp ứng mề đay có thể lây lan vì các chủng gây bệnh có thể là chủng mới cơ thể có khả năng đáp ứng với các tác nhân này dưới dạng nhiễm trùng kèm theo đáp ứng dị ứng.

noi me day 2

Bệnh mề đay bao lâu thì khỏi?

Mề đay cấp tính mức độ có thể mất dần, tự giới hạn trong vòng 2 đến 3 ngày, hầu hết các trường hợp chỉ kéo dài vài ngày tuy nhiên có thể kéo dài đến 6 tuần với một số tác nhân hiện hữu trong môi trường. Tuy nhiên, nếu là bệnh mày đay mãn tính thì bệnh có thể kéo dài hơn 6 tuần, gây ảnh hưởng tới các cơ quan như da niêm, phổi và đường tiêu hóa. Vì vậy, tình trạng dị ứng nên được điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng, tránh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán nổi mề đay

Xét nghiệm trên da là hình thức xét nghiệm nhằm kiểm tra các chất dị ứng khác nhau trên da. Nếu da chúng ta chuyển sang màu đỏ hay sưng nhẹ thì đó chính là một trong một vai vài nguyên nhân làm bạn bị dị ứng nổi mề đay. Loại xét nghiệm dị ứng này còn được gọi là xét nghiệm chích da hoặc vết xước. Xét nghiệm da thường không được thực hiện đối với bệnh phát ban mãn tính.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu kiểm tra các kháng thể cụ thể trong máu của bạn. Cơ thể bạn tạo ra kháng thể để chống lại các chất gây dị ứng. Nếu cơ thể tạo ra quá nhiều kháng thể, bạn có thể bị nổi mề đay và sưng tấy.

Xét nghiệm dị ứng có thể giúp người bệnh biết được nguyên nhân và chủ động phòng được bệnh. Nhưng nếu tình trạng không nghiêm trọng có thể không cần dùng đến các xét nghiệm trên.

Phương pháp trị nổi mề đay

Khi nổi mề đay trên cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu với các biểu hiện của nó. Cách đơn giản nhất để có thể tự chăm sóc sức khỏe của bản thân đó là chuẩn bị sẵn thuốc dị ứng trong nhà. Thuốc trị mề đay này tốt nhất nên được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân.

Thuốc dị ứng hay còn gọi là thuốc kháng Histamin, có tác dụng ngăn tác dụng của histamin. Chúng có thể sử dụng bằng đường uống hay bôi tại chỗ. Thuốc dị ứng làm giảm cảm giác ngứa, làm cho phản ứng dần biến mất. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc phù hợp.

Ngoài ra, còn có một số phương pháp có thể dùng để điều trị tại nhà là tắm sạch người lại bằng nước mát, mặc quần áo rộng rãi và chườm lạnh.

Phòng ngừa nổi mề đay

Cách tốt nhất để giảm biểu hiện dị ứng nổi mề đay là tránh xa các yếu tố dị nguyên có thể tác động đến mình:

  • Loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng, không ăn thực phẩm ôi thiu;
  • Giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong không khí;
  • Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng;
  • Thư giãn và nghỉ ngơi khi quá căng thẳng và làm việc quá sức.

Nhất là đối với tiền sử trẻ bị nổi mề đay, người lớn cần chú ý với các vật có thể làm trẻ bị dị ứng. Nếu như thấy trẻ có phản ứng hơn nổi mề đay thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Đặc biệt, nếu tình trạng nổi mề đay không thuyên giảm sau nhiều ngày dù đã dùng thuốc. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được thay đổi thuốc hay có thể chẩn đoán sớm bản thân gặp bệnh lý nào đó để điều trị ngay.

noi me day 4

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Nổi mề đay có lây không? Bệnh bao lâu thì khỏi?”. Tình trạng dị ứng cho mề đay có thể xảy với mức độ từ nhẹ đến nặng, người bệnh cần lưu ý hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dị ứng để tránh gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bản thân.

Câu hỏi thường gặp

Nổi mề đay kiêng gì?

Nổi mề đay nên kiêng các loại  thực phẩm gây dị ứng, hạn chế sử dụng các chất kích thích, thực phẩm cay nóng,…

Nổi mề đay tắm lá gì?

Có thể tắm lá khế, lá rau kinh giới, lá ổi để có thể làm giảm triệu chứng của nổi mề đay.

Nổi mề đay có được nằm quạt không?

Người nổi mề đay có thể nằm quạt hay máy lạnh. Nhưng chú ý về sinh quạt hay máy lạnh sạch sẽ, tránh còn vướng nhiều bụi hay dị nguyên có thể gây ngứa, nổi mề đay.

Trẻ bị nổi mề đay bao lâu thì hết?

Mề đay cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 24 giờ hoặc kéo dài dưới 6 tuần. Mề đay mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần đến nhiều năm.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay không phải là một bệnh lý hay hiện tượng quá nguy hiểm, cũng không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu bị dị ứng nổi mề đay liên tục có thể ảnh hưởng đến tâm lý cũng sư sức khỏe của người bệnh.

Nổi mề đay có tự hết không?

Nổi mề đay cấp tính có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn từ vài giờ đến 1 hoặc 2 ngày. Nhưng nếu thời gian dài mà bệnh không hết mà còn nặng hơn thì nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: CDC, ClevelandClinic

Contact Me on Zalo