Sẹo rỗ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Trị mụn không chỉ là giải quyết những khối xấu xí trên mặt mà còn phải thực hiện sao cho không để lại sẹo, đặc biệt là sẹo rỗ – nguyên nhân chính làm cho da mặt xấu xí sau khi mụn biến mất. Giống như hầu hết các vết sẹo trên cơ thể, không có huyết thanh hoặc thuốc bổ thần kỳ nào có thể làm cho các vết sẹo rỗ biến mất một cách thần kỳ chỉ sau một đêm.

Mặc dù các phương pháp điều trị chuyên nghiệp có thể không loại bỏ hoàn toàn sẹo rỗ nhưng bạn sẽ nhận thấy những cải thiện rõ rệt về hình dáng và kết cấu. Hãy cùng Docosan tìm hiểu cách phân biệt các loại sẹo rỗ, tại sao hình thành sẹo rỗ và bác sĩ da liễu của bạn có thể làm gì để trị liệu các loại sẹo rỗ này nhé!

Sẹo rỗ là gì? Có bao nhiêu loại sẹo rỗ?

Đa số trường hợp bị mụn trứng cá có khả năng hình thành sẹo rỗ. Sau khi mụn lành đi bề mặt da không liền lại được như ban đầu, mà để lại dày đặc những lỗ nhỏ li ti mà chúng ta hay gọi là sẹo rỗ.

Sẹo rỗ thường được phân loại dựa trên hình thái của chúng, thường gặp ba loại phổ biến:

  • Sẹo rỗ chân vuông
  • Sẹo rỗ chân đá nhọn
  • Sẹo rỗ hình lượn sóng
sẹo rỗ
Các loại sẹo rỗ thường gặp

Sẹo rỗ chân vuông (boxcar scar)

Sẹo rỗ chân vuông chiếm khoảng 20 – 30% các vết sẹo trên mặt. Sẹo rỗ chân vuông trông giống như một vết lõm hoặc miệng núi lửa hình tròn hoặc hình bầu dục trên da mặt. Chúng thường có các cạnh dọc sắc nét và rộng hơn sẹo rỗ chân đá nhọn nhưng không rộng như sẹo rỗ hình lượn sóng, đáy sẹo tương đối bằng và nông. Độ nông sâu của sẹo rỗ quyết định tỷ lệ khắc phục được chúng.

Sẹo rỗ chân vuông có thể mờ đi, nhưng sẽ không tự biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, điều trị da liễu có thể cải thiện sự xuất hiện của sẹo rỗ chân vuông đến 75%. Sau khi điều trị, sẹo rỗ chân vuông sẽ không gây chú ý như trước.

Sẹo rỗ chân đá nhọn (ice pick scar)

Giống như các loại sẹo mụn khác, sẹo rỗ chân đá nhọn là hậu quả của tổn thương hoặc đợt bùng phát mụn nghiêm trọng. Cấu trúc nhận dạng của sẹo chân đá nhọn là lỗ sẹo sâu, hẹp, giống như có vật nhọn đâm mạnh vào da. Sẹo có đường kính không quá 2mm và sâu hơn 0.5mm, dễ bị hiểu nhầm là một lỗ chân lông to.

Sẹo rỗ chân đá nhọn có miệng hẹp hơn sẹo rỗ chân vuông, nhưng cũng là loại sẹo rỗ ăn sâu vào da và khó khắc phục nhất. Sẹo rỗ chân đã nhọn hình thành do tổn thương ăn sâu trong những trường hợp mụn bọc hoặc mụn nang có nhiễm trùng, phá huỷ lỗ chân lông.

Sẹo rỗ hình lượn sóng (rolling scar)

Đặc điểm nổi bật của nhóm sẹo rỗ hình lượn sóng là sẹo lõm hình hố tròn và tương đối sâu, làm cho bề mặt da giống như sóng lượn. Loại sẹo này có chân sâu và miệng rộng hơn 4 – 5mm. Khi tuổi càng cao, sẹo càng rõ và gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây sẹo rỗ

Mụn trứng cá viêm, đặc biệt là mụn nang, mụn bọc, có nhiều khả năng để lại sẹo hơn các loại mụn khác, đặc biệt là nếu không được điều trị. Điều trị mụn chậm trễ hoặc chăm sóc da sau trị mụn không đúng cách cũng làm tăng tỷ lệ hình thành sẹo rỗ. Ngoài ra, cơ địa hoặc yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây sẹo rỗ.

Sẹo rỗ hình thành khi cơ thể bạn không sản xuất đủ collagen trong quá trình lành vết thương sau khi loại bỏ nhân mụn. Collagen là chất giúp nâng đỡ da, do đó, thiếu hụt collagen sẽ gây ra tình trạng da bị lõm xuống. Trong trường hợp này, da của bạn không có đủ sự hỗ trợ và sẹo rỗ sẽ hình thành khi da lành lại.

sẹo rỗ
Tình trạng thiếu hụt collagen là nguyên nhân gây sẹo rỗ


Ngoài ra cũng có một số yếu tố nguy cơ làm cho sẹo mụn dễ xảy ra hơn, chẳng hạn như:

  • Bị mụn trứng cá nặng hoặc có viêm nhiễm kèm theo (nốt sần và mụn nang)
  • Bị mụn viêm trong thời gian dài không được điều trị
  • Nặn mụn trước khi cồi mụn khô
  • Đặc điểm di truyền làn da dầu dễ bị mụn và sẹo mụn

Các phương pháp điều trị sẹo rỗ

Mụn trứng cá và sẹo do mụn là một trong những vấn đề da liễu phổ biến nhất, . Việc điều trị và đáp ứng điều trị sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi cá nhân.

Điều trị sẹo rỗ bao gồm phẫu thuật thẩm mỹ hoặc thủ thuật tái tạo bề mặt do bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ thẩm mỹ thực hiện. Bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị để làn da sẹo rỗ có thể được cải thiện hiệu quả nhất.

sẹo rỗ
Kiểm tra tình trạng da bị sẹo rỗ với chuyên gia Da liễu

Trong một liệu trình trị sẹo rỗ sẽ có 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên tập trung vào việc giảm độ sâu của sẹo để làm đều bề mặt da, bác sĩ có thể tư vấn bạn lựa chọn một hay vài phương pháp tại phòng khám da liễu:

  • Lột da bằng hóa chất: Glycolic axit hoặc axit salicylic được sử dụng để loại bỏ các lớp da bên ngoài. Phương pháp điều trị này không nên áp dụng cho những trường hợp sẹo quá sâu.
  • Mài da: Bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ để “mài mòn” các lớp da xung quanh, có thể làm cho sẹo hộp nông hơn. Việc điều trị bằng phương pháp này thường yêu cầu bạn đến phòng khám nhiều lần do không thể mài da một lần quá nhiều, sẽ gây tổn thương da.
  • Tiêm chất làm đầy da: Liệu pháp này được thực hiện bằng cách tiêm một chất, chẳng hạn như axit hyaluronic, PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) hay các dạng amin peptide khác để làm đầy đáy sẹo, kết hợp tái tạo bề bặt bằng phương pháp lazer hoặc lăn kim để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
  • Liệu pháp laser: Phương pháp này sử dụng ánh sáng năng lượng cao gây tổn thương chủ động và kích thích da nhanh tái tạo bề mặt kèm tăng cường sản xuất collagen ở các lớp da bên trong.
  • Lăn kim vi điểm: Tạo vết thương nhỏ bằng kim xuyên qua vết sẹo giúp kích thích tổng hợp các yếu tố tăng trưởng cũng như thúc đẩy quá trình sản xuất collagen. Sự tái hình thành collagen này có thể làm giảm độ sâu của sẹo.
  • Cắt đáy sẹo rỗ: Phương pháp này cắt đứt hoàn toàn chân sẹo xơ cứng bên dưới da. Các chân sẹo được cắt đứt sẽ giải phóng bề mặt da bị co kéo bên dưới, đồng thời kích thích tăng sinh collagen, elastin tái tạo tế bào mới lấp đầy vết lõm trên da.
  • Ghép da: Phương pháp này giúp loại bỏ vết sẹo khỏi da của bạn, sau đó thay thế bằng da được lấy từ một bộ phận khác của cơ thể.
  • Làm đầy da bằng hóa chất: Tuỳ thuộc vào độ sâu và hình dạng sẹo mà bác sĩ sẽ lựa chọn chất làm đầy (filler) phù hợp. Các chất thường được sử dụng là các chất làm đầy tạm thời như Polymethylmethacrylate (PMMA), các chất bán vĩnh viễn Calcium hydroxylapatite và Poly-L-lactic acid.

Bước tiếp theo là làm đều màu da, được thực hiện sau khi bệnh nhân đã cải thiên độ sâu của sẹo bằng các phương pháp trên. Bác sĩ da liễu có thể tư vấn các liệu pháp sau:

  • Mặt nạ hóa học
  • Liệu pháp laser
  • Dùng kem chống nắng
sẹo rỗ
Lăn kim điều trị sẹo rỗ

Một số trường hợp sẹo nhẹ, mới hình thành, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc da tại nhà để ngăn ngừa sẹo rỗ. Tuy nhiên những trường hợp sẹo rỗ cũ hoặc có tổn thương nghiêm trọng khiến việc điều trị hoàn toàn tại nhà không đem lại hiệu quả. Nếu đã thất bại trong việc áp dụng các phương pháp trị sẹo thiên nhiên, bạn có thể lựa chọn dịch vụ trị sẹo rỗ ở các phòng khám da liễu để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Sau các liệu trình điều trị, sẹo rỗ sẽ mờ đi, giảm kích thước và người khác khó có thể phân biệt vết sẹo rỗ với vùng da lân cận. Làn da sẽ mềm mại, bằng phẳng hơn, đem lại sự tự tin cho các bạn.

Bổ sung vitamin E bằng viên uống ENAT giúp da chắc khỏe nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin E bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, giảm viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp da trở nên săn chắc, mịn màng và giảm thiểu tình trạng khô ráp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị sẹo rỗ phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ. Do đó, khi chọn nơi để điều trị sẹo mụn, bạn cần lựa chọn bác sĩ da liễu sẽ đồng hành cùng mình trong suốt quá trình điều trị, chọn cơ sở y tế được cấp phép và có uy tín lâu năm.

Các phòng khám và bác sĩ có chuyên môn trị sẹo rỗ

  • Phòng khám chuyên khoa da liễu Thiên Ái – uy tín 25 năm

  • Belas beauty clinic – Giải thưởng “Top 100 nhà cung cấp đáng tin cậy 2011-2013”

  • BSCKII Nguyễn Thị Nhật Ninh – 30 năm kinh nghiệm, từng làm việc ở Bệnh viện Da liễu TP.HCM


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo