Cách trị chàm môi được đông đảo mọi người tìm kiếm để nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng gây khó chịu của căn bệnh này. Để áp dụng hiệu quả các cách chữa chàm môi, trước tiên người bệnh cần xác định chính xác bệnh của mình. Chàm môi (viêm môi dị ứng) có biểu hiện ngứa rát viền môi, có phát ban nổi hạt sần mờ và nổi mụn nước quanh viền môi gây đau đớn và ngứa ngáy. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Cách trị chàm môi bằng mật ong
- 2 Trị chàm môi bằng lá trầu không
- 3 Cách trị chàm môi bằng dầu dừa, dầu oliu
- 4 Trị chàm môi bằng quả bơ
- 5 Cách chữa bệnh chàm môi bằng cánh hoa hồng
- 6 Cách chữa bệnh chàm môi bằng thuốc
- 7 Những lưu ý chăm sóc môi trong khi điều trị
- 8 Các bác sĩ da liễu có kinh nghiệm điều trị chàm môi
Cách trị chàm môi bằng mật ong
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên, bổ sung độ ẩm tốt và đặc biệt là rất an toàn cho da. Vì vậy, một trong những cách trị chàm môi tại nhà hữu hiệu và rẻ tiền nhất mà bạn nên sử dụng đó là dùng mật ong.
Cách thực hiện:
Bạn hãy thoa mật ong lên môi, chờ 30 giây sau khi môi khô và tiếp tục thoa lớp son dưỡng lên. Sau 15 phút, bạn sử dụng khăn ẩm lau sạch mật ong và son dưỡng trên môi, chà nhẹ để lớp da chết trên môi bong ra.
Bạn nên thực hiện phương pháp này khoảng 2 – 3 lần/ngày để chàm môi mau lành.
Trị chàm môi bằng lá trầu không
Lá trầu không cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên có tính kháng sinh thực vật và rất an toàn cho da.
Cách thực hiện:
Sau khi làm sạch vùng da cần điều trị, bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không đã rửa sạch. Giã nát lá trầu không, lọc lấy nước và thoa nước đó lên vùng da môi bị chàm bằng bông y tế. Cách chữa bệnh chàm môi này nên được thực hiện mỗi ngày một lần.
Cách trị chàm môi bằng dầu dừa, dầu oliu
Các loại dầu như dầu dừa, dầu oliu là những nguyên liệu giúp giảm các triệu chứng bệnh chàm môi như môi khô, nứt nẻ rất hiệu quả. Dầu oliu giúp môi mềm và hồng hào hơn, dầu dừa giúp giữ ẩm tốt, dưỡng mềm môi. Đặc biệt cách chữa khô môi này rất an toàn, có thể sử dụng được cho ngời lớn và trẻ em.
Cách thực hiện:
Bạn dùng tăm bông chấm dầu dừa hoặc dầu oliu thoa lên môi, bạn có thể lau sạch môi sau 30 phút hoặc để qua đêm. (nếu bạn muốn để qua đêm thì bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng để tránh bí da).
Bạn nên thực hiện cách này hằng ngày để giảm khô nứt môi do bệnh chàm môi.
Trị chàm môi bằng quả bơ
Bơ chứa axit oleic giúp cho đôi môi mềm mại hơn, hơn nữa thịt bơ chứa nhiều vitamin A và E, giúp làm mềm, nuôi dưỡng da, rất thích hợp để tái tạo da môi bị tổn thương do chàm môi.
Cách thực hiện:
Nạo 1/4 thịt quả bơ, nghiền nát và đắp lên môi. Để chất dinh dưỡng từ quả bỏ thẩm thấu vào môi trong vòng 30 phút, sau đó bạn dùng khăn ướt lau thịt quả bơ đi. Người bị bệnh chàm môi nên áp dụng cách này hằng ngày để tái tạo da môi bị tổn thương.
Cách chữa bệnh chàm môi bằng cánh hoa hồng
Trong cánh hoa hồng có chứa rất nhiều những hạt tinh dầu siêu nhỏ và vitamin E giúp thẩm thấu sâu vào trong tế bào da môi, giúp làm mềm môi và dưỡng ẩm.
Cách thực hiện:
Ngâm cánh hoa hồng vào một lượng sữa không đường vừa đủ trong vòng 2-3 giờ sau đó dằm nát cánh hoa hồng ra, trộn đều với sữa để tạo thành dung dịch nước hoa hồng. Dùng dung dịch này thoa lên môi trước khi đi ngủ, sáng hôm sau rửa lại bằng nước ấm sẽ giúp giảm khô nứt môi do bệnh chàm môi.
Bệnh nhân bị chàm môi cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào việc sử dụng các biện pháp tự nhiên. Những nguyên liệu này tuy an toàn, lành tính, dễ thực hiện nhưng lại chỉ đem đến tác dụng giảm khô và nứt môi, cải thiện một số triệu chứng ở trường hợp bệnh nhẹ. Chúng thường không đủ để điều trị chàm môi và bệnh vẫn sẽ quay trở lại.
Cách chữa bệnh chàm môi bằng thuốc
Sử dụng thuốc Tây cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Đối với bệnh lý này, người bệnh thường được chỉ định điều trị với một số loại thuốc bôi chàm môi, thuốc uống kháng sinh, kháng viêm hoặc bổ sung các loại vitamin.
Dưỡng ẩm môi
Đối với các triệu chứng điển hình của chàm môi thể nhẹ là khô môi và nứt nẻ, dưỡng ẩm môi là việc quan trọng. Mục đích của việc dưỡng ẩm môi là để giảm ngứa và ngăn chặn viêm nhiễm vì nếu để môi bị nứt, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây sưng viêm đau đớn cho người bệnh.
Có rất nhiều sản phẩm dưỡng ẩm môi từ son đến kem dưỡng, người bệnh nên chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không có chất tạo mùi, chất tạo màu và hóa chất phụ gia.
Thuốc kháng sinh
Khi chàm môi có mụn nước bị bể và gây sưng viêm, đau rát, chảy máu, người bệnh sẽ được chỉ định kháng sinh trong quá trình điều trị. Thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da cũng rất sẽ giảm đau cũng như cải thiện các triệu chứng viêm loét, kháng khuẩn xâm nhập.
Thuốc kháng Histamin
Khi cảm giác đau, ngứa quá ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và làm người bệnh mất ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin. Thuốc bôi kháng Histamin sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được những cơn ngứa do kiểm soát phản ứng dị ứng.
Lưu ý: Bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc kháng histamin nếu như chưa qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ da liễu. Bạn cần lưu ý thêm các tác dụng phụ của thuốc kháng histamin gồm: gây buồn nôn, gây chóng mặt, gây buồn ngủ.
Thuốc Hydrocortisone
Thuốc Hydrocortisone là thuốc bôi đặc trị bệnh chàm môi. Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng kem Hydrocortisone 1% trên vùng bị chàm để kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy mang đến hiệu quả nhanh nhưng người bệnh chỉ có thể sử dụng thuốc này tạm thời (từ 1 – 2 tuần) nếu không muốn gặp phải một số tác dụng phụ trên da.
Những lưu ý chăm sóc môi trong khi điều trị
Để các cách chữa bệnh chàm môi phát huy hiệu quả, người bị chàm môi cần kiêng các yếu tố kích thích bên ngoài như:
- Tránh gãi vùng môi bị chàm
- Kích ứng da bởi kem đánh răng và sữa rửa mặt
- Son môi chất lượng kém
- Hạn chế tác động của việc thay đổi thời tiết bằng cách dưỡng ẩm môi
- Hạn chế rối loạn nội tiết do căng thẳng tinh thần
- Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
- Ăn thực phẩm cay nóng gây kích ứng da môi
Bên cạnh việc tránh các yếu tố kích thích bên ngoài, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để hạn chế tác động của các yếu tố bên trong cơ thể theo các gợi ý sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Ăn các thức ăn thanh đạm, ít gia vị
- Cân bằng công việc và cuộc sống, tránh căng thẳng tinh thần
- Đi ngủ sớm tránh thức khuya quá 11g
- Dưỡng ẩm môi bằng các nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, bơ, …
Các bác sĩ da liễu có kinh nghiệm điều trị chàm môi
- Bác sĩ CKI Nguyễn Đại Hoàng Đức – 15 năm kinh nghiệm – Quận 2
- BSCKII Trần Thị Hoài Hương – 20 năm kinh nghiệm- Quận 10
- Bác sĩ Nguyễn Thị Ái Trâm – Quận 3
Trên đây là những cách trị chàm môi nhiều người áp dụng. Nếu tình trạng chàm môi chậm khỏi, người bệnh cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa da liễu để việc điều trị nhanh chóng hơn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.