Mụn trứng cá xuất hiện ở tuổi dậy thì và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây ra không ít phiền muộn cho nhiều người. Trị mụn trứng cá là điều cần thiết đối với các trường hợp bị mụn quá nặng. Tuy nhiên, nếu bị mụn nhẹ hoặc chưa có điều kiện đi khám, hãy cùng Docosan tìm hiểu cách trị mụn tại nhà trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về trị mụn trứng cá
Nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá. Trong đó phải kể đến:
- Do di truyền
- Chế độ ăn uống
- Căng thẳng tinh thần
- Sự thay đổi hormone
- Nhiễm trùng
Phương pháp điều trị lâm sàng tại các bệnh viện và phòng khám da liễu là hiệu quả nhất để giảm mụn trứng cá. Tuy nhiên các phương pháp điều trị mụn trứng cá tại nhà được nhiều người truyền tai nhau vì hiệu quả bất ngờ mà chúng đem lại.
Chẩn đoán nguyên nhân gây mụn trứng cá cùng Docosan
Mụn trứng cá xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là do sự mất cân bằng của nội tiết tố. Chuyên gia y tế khuyến cáo, nữ giới thường xuyên bị mụn trứng cá và đã điều trị nhưng khó khỏi nên chủ động làm xét nghiệm nội tiết tố nữ. Thay vì di chuyển đến phòng khám, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
Với gói xét nghiệm nội tiết tố nữ giới tại nhà, Docosan mang lại những ưu điểm sau:
- Giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng nội tiết tố cơ thể, các vấn đề liên quan đến nội tiết tố như ung thư vú, sức khỏe sinh sản và tình dục,… để phòng ngừa, điểu chỉnh lối sống hợp lý.
- Kết quả nhanh chóng trong vòng vài phút, giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
- Được tư vấn trực tiếp với bác sĩ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe và các bước tiếp theo cần thực hiện.
- Hỗ trợ dịch vụ giao hàng toàn quốc
Trị mụn trứng cá bằng giấm táo
Giấm táo được làm bằng cách lên men rượu táo, hoặc nước trái cây chưa tinh lọc từ táo ép. Giống như các loại giấm khác, giấm táo có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm.
Giấm táo chứa các axit hữu cơ, chẳng hạn như axit xitric, được phát hiện có thể tiêu diệt vi khuẩn P. acnes. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit succinic, một axit hữu cơ khác trong giấm táo, kiềm hãm tình trạng viêm do P. acnes gây ra, có thể ngăn ngừa sẹo. Ngoài ra, axit lactic, một loại axit khác trong giấm táo, cũng có thể cải thiện sự xuất hiện của sẹo mụn.
Hướng dẫn cách dùng dấm táo trị mụn trứng cá:
- Trộn 1 phần giấm táo và 3 phần nước (dùng nhiều nước hơn cho da nhạy cảm).
- Sau khi rửa mặt sạch, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da bằng bông gòn.
- Để yên trong 5–20 giây, rửa sạch bằng nước và thấm khô da mặt.
- Lặp lại quá trình này 1-2 lần mỗi ngày nếu cần thiết.
Lưu ý: Giấm táo có thể gây kích ứng và đỏ da. Vì vậy, giấm táo chưa được pha loãng không nên thoa trực tiếp lên da.
Bổ sung kẽm
Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng đối với sự phát triển của tế bào, sản xuất hormone, chuyển hóa và chức năng miễn dịch. Theo nghiên cứu, vi chất kẽm có tác dụng tương đối tốt so với các phương pháp điều trị mụn tự nhiên khác. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người bị mụn trứng cá có xu hướng có lượng kẽm trong máu thấp hơn so với những người có làn da sạch.
Các nghiên cứu chưa đưa ra liều lượng kẽm tối ưu cho việc điều trị mụn trứng cá , nhưng một số nghiên cứu cũ hơn đã quan sát thấy sự giảm đáng kể mụn trứng cá khi sử dụng 30-45 mg kẽm nguyên tố mỗi ngày. Bổ sung kẽm nguyên tố có thể được thực hiện thông qua việc uống bổ sung viên kẽm hay các loại vitamin tổng hợp.
Dù bổ sung kẽm bằng hình thức nào, ngưỡng khuyến nghị an toàn của kẽm là 40 mg kẽm nguyên tố mỗi ngày, vì vậy tốt nhất là không nên vượt quá lượng đó trừ khi bạn có sự giám sát của bác sĩ y tế. Uống quá nhiều kẽm có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm đau dạ dày và kích ứng ruột.
Lưu ý: Việc thoa kem trị mụn chứa hoạt chất kẽm lên da không được chứng minh là có hiệu quả. Lý do có thể là vì kẽm không được hấp thụ qua da một cách hiệu quả.
Bạn có biết Vitamin E cũng có thể làm giảm mụn trứng cá? Bổ sung ngay vitamin E với ENAT mỗi ngày để đẩy lùi mụn trứng cá.
Sử dụng mặt nạ mật ong và quế
Mật ong và quế có khả năng chống lại vi khuẩn và giảm viêm – đây là hai yếu tố gây ra mụn trứng cá.
Cách làm mặt nạ mật ong và quế:
- Trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa quế để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Sau khi rửa mặt sạch, đắp mặt nạ lên mặt và giữ nguyên trong 10–15 phút.
- Rửa sạch mặt nạ và thấm khô da mặt.
Chấm mụn bằng dầu cây trà
Dầu cây trà là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây tràm trà có tên khoa học là Melaleuca alternifolia, một loại cây nhỏ có nguồn gốc từ Úc. Loại dầu này nổi tiếng với khả năng chống vi khuẩn và giảm viêm da. Đã có một vài nghiên cứu chứng minh tác dụng điều trị mụn trứng cá của dầu tràm trà. Hơn nữa điều trị mụn trứng cá bằng dầu tràm trà ít làm khô da và ít gây kích ứng da hơn là thoa thuốc tây.
Do thuốc kháng sinh đường uống hoặc thoa tại chỗ có thể gây ra tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn nếu sử dụng lâu dài cho mụn trứng cá, dầu cây trà có thể là một chất thay thế hiệu quả.
Lưu ý: Dầu cây trà có tác dụng rất mạnh, vì vậy hãy luôn pha loãng loại dầu này trước khi thoa lên da.
Hướng dẫn pha dung dịch chấm mụn bằng dầu tràm trà:
- Trộn 1 phần dầu cây trà với 9 phần nước.
- Nhúng tăm bông vào hỗn hợp và chấm lên các vùng da bị mụn.
- Bôi thêm kem dưỡng ẩm tùy theo sở thích của bạn
- Lặp lại quá trình này 1-2 lần mỗi ngày nếu cần.
Dùng dung dịch trà xanh
Từ rất lâu, trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa và là một thức uống tốt cho sức khỏe. Chất polyphenol trong trà xanh giúp chống lại vi khuẩn và giảm viêm, do đó, trà xanh cũng có thể giúp giảm mụn trứng cá.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thoa trà xanh trực tiếp lên da có thể giúp trị mụn. Bằng chứng cho thấy chất chống oxy hóa chính trong trà xanh – epigallocatechin-3-gallate (EGCG) – làm giảm sản xuất bã nhờn, chống viêm và ức chế sự phát triển của P. acnes ở những người có làn da bị mụn.
Bạn có thể mua các loại kem và sữa tắm có chứa trà xanh, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng tự làm dung dịch này tại nhà theo hướng dẫn dưới đây.
Hướng dẫn pha dung dịch trà xanh để trị mụn trứng cá:
- Ngâm trà xanh trong nước sôi khoảng 3-4 phút.
- Để trà nguội.
- Sử dụng một miếng bông gòn, thoa nước trà lên da hoặc đổ vào bình xịt để xịt lên da.
- Để da khô tự nhiên, sau đó rửa sạch với nước và thấm nhẹ cho da khô.
- Bạn có thể dùng phần lá trà còn lại với mật ong để làm mặt nạ dưỡng da.
Dưỡng ẩm với nha đam
Nha đam là một loại cây nhiệt đới có lá tạo ra chất gel trong. Loại gel này thường được thêm vào kem dưỡng da, thuốc mỡ và xà phòng.
Gel nha đam có chứa axit salicylic và lưu huỳnh, cả hai đều được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị mụn trứng cá. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc thoa axit salicylic lên da sẽ làm giảm mụn trứng cá.
Hướng dẫn sử dụng gel nha đam để trị mụn trứng cá:
- Dùng thìa cạo sạch gel từ lá nha đam
- Thoa trực tiếp gel lên da sạch như một loại kem dưỡng ẩm.
- Lặp lại 1-2 lần mỗi ngày hoặc theo ý muốn.
- Gel nha đam cũng có thể được mua từ cửa hàng nhưng bạn cần chú ý thành phần của loại gel này không nên có các chất phụ gia gây kích ứng da.
Địa chỉ phòng khám da liễu trị mụn trứng cá
- Phòng khám chuyên khoa da liễu Dr.Michaels Psoriasis & Skin Clinic có phác đồ điều trị dứt điểm các bệnh ngoài da phổ biến như mụn trứng cá,…
- Phòng khám Da liễu Trần Thịnh được rất nhiều người dân ở khu vực Quận 5 biết đến bởi chuyên môn điều trị và sự tân tâm của bác sĩ.
- Quy tụ đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ v.v dày dặn kinh nghiệm, Khoa da liễu Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương là nơi khám chữa bệnh đáng tin cậy.
Trên đây là 6 phương pháp trị mụn trứng cá mà bạn có thể dễ dàng làm tại nhà. Tuy nhiên, dù các nguyên liệu thiên nhiên không gây kích ứng da, hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của các phương pháp này trong việc điều trị mụn trứng cá. Vì thế, nếu sau một thời gian áp dụng nhưng chưa đạt hiệu quả mong muốn, tốt nhất các bạn nên đến các phòng khám da liễu uy tín để rút ngắn thời gian điều trị.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Healthline