Top 3 nguyên nhân gây bệnh trứng tóc là gì?

Bệnh nấm tóc mà phổ biến nhất là dạng trứng tóc xảy ra phổ biến ở các bạn nữ tóc dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý. Nhiều thói quen xấu tạo cơ hội cho trứng tóc phát triển. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa trứng tóc trong bài viết sau.

Bệnh trứng tóc là gì?

Trứng tóc là một trong các bệnh nấm tóc. Trứng tóc có 2 dạng là trứng tóc đen và trứng tóc trắng. Tóc của người bị trứng tóc sờ vào thấy thô ráp, không mượt mà, có các hạt hình thoi màu nâu đen hoặc chân tóc có hạt trắng, kích thước tới vài milimet, bám cách chân tóc từ 2 – 4 cm.

Bệnh trứng tóc lây từ người sang người thông qua việc dùng chung đồ trong sinh hoạt như dùng chung nón, khăn, lược,…

trứng tóc
Trứng tóc có 2 dạng là trứng tóc đen và trứng tóc trắng

Bệnh trứng tóc tuy lành tính nhưng lại rất ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và tính thẩm mỹ cho mái tóc. Trứng tóc khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp và gặp gỡ, không những vậy còn gây khó khăn cho việc chải tóc hằng ngày.

Nguyên nhân gây ra bệnh trứng tóc

Những phụ nữ tóc dài, thường gội đầu vào ban đêm hoặc những người lao động nặng, ra nhiều mồ hôi làm ẩm ướt da đầu. Da đầu ẩm ướt là điều kiện sinh sôi của nấm sợi tơ Dermatophyte gây bệnh trứng tóc.

Nhiều bạn nữ không thuộc các đối tượng trên cũng dễ bị bệnh trứng tóc do các thói quen xấu sau:

  • Buộc tóc khi tóc đang ướt: Buộc tóc khi tóc đang ướt tạo ra môi trường ẩm ướt và ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi của nấm sợi tơ Dermatophyte trên da đầu.
  • Gội đầu ban đêm và để tóc ướt đi ngủ: Điều này cũng tạo môi trường tương tự như việc buộc tóc khi tóc đang ướt.
  • Đội mũ nón (bao gồm cả mũ bảo hiểm) khi tóc chưa khô: Không chỉ gây ẩm ướt cho da đầu, mà còn gây tắc nghẽn tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Dùng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp, chứa nhiều chất hóa học hay sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ: Điều này có thể gây kích ứng da đầu và làm thay đổi pH tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh trứng tóc.

Một số nguyên nhân khác:

  • Tiếp xúc với người bị nhiễm nấm: Bệnh trứng tóc là một bệnh lây nhiễm, nên việc tiếp xúc với người bị nhiễm nấm có thể dẫn đến việc lây nhiễm nấm và phát triển trứng tóc.
  • Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bị nhiễm: Sử dụng chung các dụng cụ cá nhân, như khăn, lược hoặc mũ bảo hiểm với người bị nhiễm nấm cũng có thể dẫn đến lây nhiễm.
  • Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch yếu có thể làm cho người dễ bị lây nhiễm và phát triển trứng tóc.
  • Tiếp xúc với động vật: Một số nghiên cứu cho thấy rằng, tiếp xúc với các loại động vật như chó, mèo hoặc trâu có thể gây ra trứng tóc.
trứng tóc
Buộc tóc khi ướt là nguyên nhân gây trứng tóc

Cách trị trứng tóc

Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để trị trứng tóc là cắt tóc ngắn và gội đầu bằng dầu Nizoral hoặc Sastid. Sau khi gội đầu, bạn bôi các thuốc chống nấm như BIS 2%, dung dịch Nitrofungin, mycoster hoặc formalin.

Cắt bỏ mái tóc của mình là điều không ai muốn. Vì thế sau đây là một số cách trị trứng tóc tại nhà dành cho những người không muốn cắt bỏ mái tóc để chữa trứng tóc.

Điều trị trứng tóc bằng cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc thường được biết đến với công dụng trị bệnh viêm xoang hiệu quả. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về da, tiêu biểu là chữa bệnh nấm tóc và rụng tóc mà nhiều người chưa biết tới.

trứng tóc
Điều trị trứng tóc bằng cây ngũ sắc

Trong cây ngũ sắc có chứa nhiều lượng tinh dầu như Cadinen; caryophyllen, curmarin… Chúng có tác dụng loại bỏ nấm; vi khuẩn gây hại giúp làm sạch da đầu; chân tóc và chống ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó; tinh dầu thơm của cây sẽ giúp tóc trở nên bóng mượt và thơm tho.

Bạn có thể dùng cây ngũ sắc nấu nước gội đầu hoặc kết hợp với bồ kết nấu nước gội đầu sẽ có công dụng làm đẹp tóc và là cách trị bệnh nấm tóc hiệu quả nhất tại nhà.

Điều trị trứng tóc bằng chanh và muối

Chanh và muối đều là những nguyên liệu giúp kháng khuẩn tốt; nên được áp dụng khá quen thuộc vào việc chữa trị các bệnh ngoài da như bệnh tổ đỉa, nấm tóc, viêm da cơ địa… Đây là cách đã được kiểm chứng là có khả năng tiêu diệt nấm tóc hoàn toàn.

trứng tóc
Điều trị trứng tóc bằng chanh và muối

Đầu tiên, bạn chuẩn bị 1 quả chanh, 2 thìa muối. Sau đó, bạn vắt lấy nước cốt chanh hòa trong 1 lít nước. Cho muối vào khuấy đều rồi lọc qua một tấm vải màn loại bỏ tạp chất. Dùng nước này gội đầu và ủ khoảng 10 phút loại bỏ hoàn toàn vi nấm da đầu. Cuối cùng là gội lại với nước cho thật sạch là được.

Những lưu ý khi áp dụng cách trị trứng tóc tại nhà:

  • Phương pháp dân gian thường có hiệu quả chậm, tùy theo tình trạng trứng tóc và cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sẽ xuất hiện sau vài tháng. Vì vậy bạn cần kiên trì thực hiện liên tục.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, môi trường sống sạch sẽ. Thay đổi các thói quen xấu như không gội đầu thường xuyên, để tóc ướt đi ngủ.

Cách trị trứng tóc bằng Bồ Kết

Bồ Kết được cho là có khả năng chống vi khuẩn và nấm, nên có thể được sử dụng để hỗ trợ trong việc điều trị trứng tóc. 

Đun sôi một ít Bồ Kết với khoảng 2 lít nước rồi để nguội. Sau đó, sử dụng nước này để gội đầu kèm massage nhẹ nhàng để nước Bồ Kết thấm sâu vào da đầu và tóc. Cuối cùng, xả sạch tóc với nước lạnh.

Tuy nhiên, việc sử dụng Bồ Kết trong điều trị trứng tóc chỉ là một biện pháp hỗ trợ và không thay thế cho các loại thuốc chống nấm. 

Trị trứng tóc bằng Cỏ Mần Trầu

Cỏ Mần Trầu chứa các chất kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên, giúp loại bỏ trứng tóc và ngăn chặn sự tái sinh của chúng. 

Lấy một lượng lá và thân của cây Cỏ Mần Trầu rửa sạch và xay nhuyễn. Sau đó, bôi hỗn hợp này lên vùng bị trứng tóc kết hợp Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm sâu vào da đầu. Ủ tóc trong khoảng 15 phút rồi gội lại bằng nước sạch.

Tuy nhiên, dù Cỏ Mần Trầu có tính kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên, hiệu quả và tác động có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người. 

Trị trứng tóc bằng dầu dừa

Dầu dừa cũng có tính chất chống vi khuẩn và chống nấm. 

Làm ấm một lượng dầu dừa vừa đủ bằng cách đặt dầu dừa trong một chén nước nóng rồi thoa dầu dừa lên tóc và da đầu. Bạn có thể dùng ngón tay hoặc bàn chải để mát xa nhẹ nhàng từ gốc đến ngọn trong khoảng 15-20 phút để dầu dừa thẩm thấu sâu vào da đầu và giúp loại bỏ trứng tóc.

Sử dụng mũ trùm đầu ủ tóc và giữ độ ẩm của dầu dừa. Chờ khoảng 2-3 giờ tồi gội đầu sạch bằng một loại dầu gội phù hợp, đảm bảo không còn dầu dừa sót lại trên tóc và da đầu.

Lặp lại quy trình này mỗi tuần hai lần cho đến khi loại bỏ hoàn toàn trứng tóc.

Tuy nhiên, mặc dù dầu dừa có tính chất tự nhiên và không gây tác dụng phụ đáng lo ngại, nhưng nếu bạn bị dị ứng sau khi sử dụng dầu dừa, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng sả

Sả có tính chất chống vi khuẩn và chứa các chất chống nấm tự nhiên nên có khả năng loại bỏ trứng tóc.

Nghiền sả tươi thành một bột mịn rồi trộn bột sả với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc. Sau khi gội đầu sạch với dầu gội đầu phù hợp, bạn thoa hỗn hợp sả lên da đầu và massage nhẹ nhàng từ gốc tóc đến ngọn. 

Để hỗn hợp này trên tóc và da đầu trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút. Sau khi đã để hỗn hợp thẩm thấu đủ thời gian, gội đầu sạch bằng nước ấm và dầu gội. Massage da đầu và xả tóc kỹ để đảm bảo không còn sả sót lại trên đầu.

Lặp lại quy trình này hàng tuần trong một thời gian để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn trứng tóc.

Phòng tránh bệnh trứng tóc

Khi bị bệnh trứng tóc, mái tóc buộc phải bị cắt bỏ để trị bệnh, mà cắt tóc là điều chẳng cô gái nào muốn, vì vậy chúng ta cần chăm sóc tóc kỹ càng để ngừa bệnh trứng tóc.

Bệnh trứng tóc có thể dễ dàng phòng tránh khi làm khô tóc đúng cách:

  • Thấm bớt nước trên tóc bằng khăn bông khô, mềm để tránh gây hại cho mái tóc.
  • Để tóc tự khô trong môi trường tự nhiên. Trong trường hợp thời gian gấp gáp không thể để tóc tự khô, bạn có thể sử dụng máy sấy nhưng chỉ nên sấy qua, sau đó để tóc khô tự nhiên.
  • Tốt nhất, hãy chọn khoảng thời gian gội đầu phù hợp để có đủ thời gian chờ tóc khô tự nhiên.
  • Khi tóc bị ướt, dính nước mưa, bạn cũng nên hong khô tóc ngay, tránh để ngấm nước quá lâu.
trứng tóc
Làm khô đầu để phòng ngừa bệnh trứng tóc

Bên cạnh đó, các thói quen xấu cũng cần được điều chỉnh để nấm gây bệnh trứng tóc không thể sinh sôi:

  • Không đội mũ nón khi tóc còn đang ướt.
  • Không dùng chung lược, gối, khăn lau tóc, mũ nón (cả nón bảo hiểm) với người khác.
  • Không buộc tóc khi tóc còn ướt, trường hợp cần thiết phải buộc tóc thì bạn nên dùng máy sấy tóc để làm cho tóc khô.
  • Không đi ngủ khi tóc còn ướt.
  • Khi tóc bị ướt, dính nước mưa thì bạn nên hong khô tóc ngay, tránh để tóc ngấm nước quá lâu.
  • Nón, lược chải tóc nên được vệ sinh thường xuyên.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp với da đầu và tình trạng tóc của bạn.
  • Tránh buộc tóc quá chặt, cần giữ cho tóc thoáng khí và không gây căng thẳng cho da đầu.
  • Hạn chế gội đầu ban đêm và để tóc ướt khi đi ngủ.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc chất lượng tốt, không chứa nhiều chất hóa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
trung toc
Phòng tránh bệnh trứng tóc bằng cách không buộc tóc khi ướt

Những thông tin trong bài viết đã giải đáp những thắc mắc xung quanh bệnh trứng tóc và cách điều trị. Nếu việc tự trị liệu không có hiệu quả sau một khoảng thời gian, bệnh nhân cần đến thăm khám tại các trung tâm da liễu có các bác sĩ uy tín để được điều trị nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Trứng tóc trắng là gì?

Trứng tóc trắng (white piedra) là một căn bệnh nấm do Trichosporon beigelii gây ra. Nấm này thường xâm nhập vào các sợi tóc và tạo ra những đốm trắng trên tóc. Nấm Trichosporon beigelii có thể tồn tại và phát triển trong môi trường ẩm ướt như vùng da đầu.

Cách trị trứng tóc tại nhà

Dùng dầu dừau003cbru003eSử dụng dấm táou003cbru003eSử dụng nước chanhu003cbru003eSử dụng tinh dầu tràm tràu003cbru003eĐảm bảo vệ sinh tóc, tránh để tóc ẩm ướt quá lâu, sử dụng sản phẩm phù hợp để chăm sóc tóc và không chia sẻ dụng cụ tóc với người khác.

Nấm tóc có lây không?

Nấm tóc có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với da đầu hoặc chia sẻ các dụng cụ tóc như lược, bàn chải, nón, khăn tắm và mũ.

Nấm tóc dùng thuốc gì?

Thuốc điều trị nấm tóc thường bao gồm miconazole, terbinafine, griseofulvin, itraconazole, ketoconazole hoặc ciclopirox. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.

Bệnh trứng tóc đen

Nấm Piedraia hortae là loại nấm gây ra bệnh trứng tóc đen (black piedra) ở con người. Nấm này thường tấn công cuống tóc và gây hình thành các nốt đen trên bề mặt tóc. Điều trị thông thường cho trứng tóc đen bao gồm việc cắt bỏ và sử dụng thuốc chống nấm da liễu.

Nấm tóc như thế nào?

Có nhiều loại nấm tóc và mỗi loại gây ra các triệu chứng, tác động khác nhau lên tóc và da đầu, bao gồm:u003cbru003eĐốm hoặc vảy đỏ trên da đầuu003cbru003eNgứa và kích thích da đầuu003cbru003eRụng tóc hoặc tóc trở nên yếu và dễ gãyu003cbru003eNốt đen hoặc nốt trắng trên tóc

Nấm tóc có nguy hiểm không?

Nấm tóc không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng nó có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoại hình. Một số trường hợp nấm tóc có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng, đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc chống nấm mạnh hơn.

Nấm tóc có ảnh hưởng gì không?

Nấm tóc có thể làm da đầu khô và ngứau003cbru003eTóc có thể trở nên yếu và gãyu003cbru003eGây mất thẩm mỹ khi xuất hiện những đốm trắng, vảy,…trên đầuu003cbru003eCảm giác tự ti và khó chịu

Các bác sĩ da liễu khám và điều trị trứng tóc

  • Bác sĩ Đỗ Thị Minh Nghĩa – Phó khoa da Liễu BV Y học cổ truyền Trung Ương – Hà Nội

  • Bác sĩ Lê Đức Thọ – 35 năm kinh nghiệm chuyên Khoa Da Liễu- quận Bình Tân

  • Bác sĩ Nguyễn Đại Hoàng Đức – 15 năm kinh nghiệm chuyên khoa Da liễu – Quận 2


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Xem thêm: Giun tóc: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Nguồn tham khảo: Sức khỏe đời sống

Contact Me on Zalo