Tóm tắt nội dung
U mềm lây là gì?
U mềm lây là một bệnh da liễu phổ biến do virus thuộc nhóm Poxvirus gây ra, đặc trưng bởi những sẩn hình tròn, màu hồng hoặc có hình dạng giống ngọc trai, với phần lõm ở giữa và đường kính từ 2 – 5 mm.
Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt trên da người bệnh hoặc gián tiếp qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân. Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc cơ địa dị ứng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Khi mắc bệnh, trẻ em thường xuất hiện các mẩn đỏ trên mặt, thân hoặc tay chân. Trong khi đó, người lớn thường bị mụn ở vùng sinh dục do lây nhiễm qua quan hệ tình dục.
Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro gây bệnh
Nguyên nhân gây u mềm lây
Vi-rút gây ra u mềm lây có thể dễ dàng lây lan qua:
- Tiếp xúc trực tiếp da kề da.
- Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm vi-rút, chẳng hạn như khăn tắm, ván tập bơi và thảm đấu vật.
- Bơi lội trong bể bơi hoặc bồn tắm nước nóng có vi-rút.
- Quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh.
- Gãi hoặc chà xát các sẩn, khiến vi-rút lây lan sang vùng da lân cận.
Các yếu tố rủi ro gây bệnh
- Tiếp xúc trực tiếp: Tiếp xúc gần gũi với người bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của người bệnh.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Người có hệ miễn dịch suy yếu như người bị HIV/AIDS, người dùng corticosteroid, người mắc bệnh mạn tính… dễ mắc bệnh hơn.
- Môi trường sống chật hẹp, vệ sinh kém: Điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan.
- Bị chàm (eczema).
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết u mềm lây
Khi mắc u mềm lây, trên các vùng da bị nhiễm như mặt, mí mắt, nách và đùi sẽ xuất hiện các u nhỏ. Đáng chú ý là u mềm lây không xuất hiện ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân. Đồng thời, những u này không gây ngứa, đau, hay sưng.
Chúng có kích thước nhỏ hơn 0.5 cm, hình tròn và có một vết lõm ở giữa, chứa dịch trắng sáp mang vi-rút gây bệnh. Nếu các u này bị vỡ ra khi tiếp xúc, dịch trắng sẽ chảy ra và làm virus lan sang vùng da lân cận và môi trường xung quanh, làm tăng nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Một số tổn thương có thể kết nối thành mảng. Các tổn thương da thường phân bố khác nhau: ở trẻ em, chúng thường xuất hiện trên thân và chân; ở người lớn, chúng thường xuất hiện ở bụng dưới, mặt trong đùi, xương mu, và bộ phận sinh dục.
Thỉnh thoảng, có thể thấy u mềm lây ở miệng hoặc lưỡi. Nếu u mềm lây xuất hiện trên mí mắt, vi khuẩn có thể lây vào mắt và gây ra triệu chứng đau mắt đỏ.
U mềm lây lây nhiễm như thế nào?
Loại virus này lây lan rất dễ dàng, đặc biệt là khi bạn sống trong những nơi đông đúc và có thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân. Một số trường hợp lây truyền phổ biến bao gồm:
- Tiếp xúc trực tiếp với vùng da có mụn, dẫn đến nhiễm bệnh.
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm hoặc khăn mặt.
- Virus có thể lan rộng khắp cơ thể nếu người bệnh gãi, cào hoặc chạm vào vùng da bị nhiễm.
Biến chứng nguy hiểm của u mềm lây
- Sẹo: Bệnh gây ngứa khiến người bệnh gãi vùng da bị ảnh hưởng, dẫn đến tổn thương thứ phát. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, các tổn thương này có thể để lại sẹo.
- Nhiễm trùng da – chốc lở: Khi mụn vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ cầu vàng (một loại vi khuẩn cơ hội) xâm nhập và gây chốc lở. Tình trạng này cần được đặc biệt chú ý ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm.
- Chàm thứ phát: Hệ miễn dịch phản ứng quá mức với virus có thể kích thích các tế bào sản xuất nhiều chất gây ra bệnh chàm.
- Nhiễm trùng mắt – viêm kết mạc: Khi u mềm lây xuất hiện trên mí mắt, virus có thể ảnh hưởng đến kết mạc, dẫn đến nhiễm trùng mắt và viêm kết mạc.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ dựa trên đặc điểm lâm sàng để xác định liệu đó có phải u mềm lây hay không. Để quan sát chi tiết hơn vùng da lõm ở trung tâm, bác sĩ có thể sử dụng kính lúp để kiểm tra.
Trong trường hợp vẫn còn nghi ngờ về tổn thương, bác sĩ có thể yêu cầu cạo vùng da để quan sát hoặc thực hiện sinh thiết mẫu da nhằm xác định cấu trúc chính xác. Có nhiều bệnh khác cũng có thể gây ra các sẩn nhỏ giống u mềm lây. Vì vậy, việc đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác là rất cần thiết.
Các phương pháp điều trị bệnh u mêm lây
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị u mềm lây, với mục tiêu chung là phá hủy tổn thương. Các loại thuốc dùng trong điều trị chủ yếu là thuốc bào mòn, giúp làm mềm lớp sừng của thượng bì, gây phù nề và sau đó là bong vảy.
Bôi thuốc ngoài da là phương pháp đơn giản và hiệu quả để điều trị các nốt u mềm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Một số loại thuốc bôi ngoài da phổ biến bao gồm:
- Cantharidin: Sử dụng cantharidin 0,7% để bôi lên các nốt u, tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng trên các nốt u ở mặt.
- Imiquimod và tretinoin: Dùng kem imiquimod, gel hoặc kem tretinoin 0,025% hoặc 0,01%, bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Acid trichloroacetic: Được dùng để lột vùng tổn thương, áp dụng mỗi hai tuần một lần. Loại thuốc này thường chỉ dành cho người có hệ miễn dịch tốt và các trường hợp tổn thương lan rộng.
Mặc dù không có tác dụng điều trị khỏi hoàn toàn bệnh u mềm lây nhưng vitamin E có thể hỗ trợ trong việc điều trị nhờ vào đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Viên uống Vitamin E thiên nhiên Medicrafts 400IU cung cấp 400 IU Vitamin E mỗi ngày, giúp bổ sung Vitamin E cho cơ thể từ bên trong, hỗ trợ phục hồi làn da và ngăn ngừa sẹo do u mềm lây gây ra.
Ngoài thuốc bôi, có một số phương pháp điều trị khác:
- Áp lạnh bằng nitơ: Sử dụng nitơ lỏng ở nhiệt độ rất thấp để điều trị các nốt u mềm trên da. Phương pháp này phổ biến nhờ tính an toàn và hiệu quả cao.
- Nạo bằng curet: Bác sĩ sẽ gây tê vùng tổn thương trước khi tiến hành nạo lấy các nốt u mềm.
- Điều trị bằng laser: Được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể để loại bỏ tổn thương.
Hãy lưu ý rằng một số phương pháp điều trị có sẵn trên Internet có thể không hiệu quả và gây trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo an toàn.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh u mềm lây
- Rửa tay thường xuyên: Giữ cho tay luôn sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa vi-rút lây lan.
- Tránh chạm vào các nốt mụn: Cạo lông ở vùng bị nhiễm cũng có thể làm vi-rút lây lan.
- Không chia sẻ đồ dùng cá nhân: Đừng mượn hoặc chia sẻ quần áo, khăn tắm, lược và các đồ dùng cá nhân khác.
- Tránh quan hệ tình dục: Nếu bạn bị u mềm lây ở vùng sinh dục hoặc gần đó, hãy tránh quan hệ tình dục cho đến khi các nốt mụn được điều trị và hết.
- Che các nốt mụn: Khi ở gần người khác, che các nốt mụn bằng quần áo để tránh tiếp xúc trực tiếp. Khi không có ai xung quanh, để vùng da bị nhiễm tiếp xúc với không khí để giúp da phục hồi. Khi bơi, hãy che các nốt mụn bằng băng dán kín nước.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bất thường
U mềm lây có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vì bệnh rất dễ lây lan, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt trong những trường hợp sau:
- Các nốt mụn xuất hiện gần cổ hoặc mí mắt.
- Có biến chứng trên da như chốc lở hoặc chàm.
- Người có cơ địa dị ứng hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Một số bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín
Khi xuất hiện các dấu hiệu của u mềm lây, bạn nên đến khám da liễu các cơ sở chuyên khoa Da liễu hoặc các bệnh viện đa khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện uy tín như:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội 108,…
Xem thêm:
- Nổi mẩn ngứa khắp người vào ban đêm do đâu? Cách điều trị hiệu quả
- Mụn cóc có tự hết không? Cách điều trị mụn cóc hiệu quả nhất
- Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay: Giải pháp an toàn hiệu quả
U mềm lây là một bệnh da liễu phổ biến nhưng hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Hy vọng những chia sẻ mà chúng tôi tổng hợp trên đây sẽ có ích với bạn. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo:
1. About Molluscum Contagiosum
- Link tham khảo: https://www.cdc.gov/molluscum-contagiosum/about/index.html
- Ngày tham khảo: 07/11/2024
2. Molluscum contagiosum
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/molluscum-contagiosum/symptoms-causes/syc-20375226
- Ngày tham khảo: 07/11/2024
3. Molluscum contagiosum
- Link tham khảo: https://www.nhs.uk/conditions/molluscum-contagiosum/
- Ngày tham khảo: 07/11/2024