Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu phổ biến, không những gây bất tiện vì bệnh nhân vì vừa phải chịu đựng những đợt ngứa ngáy, và dùng thuốc trong thời gian dài, mà còn khiến người bệnh tự ti về những dấu vết gây mất thẩm mỹ trên da. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn sớm chia tay viêm da tiết bã bằng cách làm rõ nguyên nhân và cung cấp một số lưu ý hữu ích.
Tóm tắt nội dung
Bệnh viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ. Đây là một bệnh viêm da mạn tính thường gặp với hình ảnh đặc trưng là mảng hồng ban tróc vảy vùng nhiều tuyến tiết bã (nếp mũi má, chân mày, mang tai, trước ngực, da đầu).
Cụ thể là, viêm da tiết bã làm cho da khô và bong ra, làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như vùng chữ T trên gương mặt, vùng da đầu, ngực,…
Người bệnh nên lưu ý rằng, khoảng thời gian giao mùa thu – đông, tình trạng bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, người bệnh cần sớm đến các phòng khám da liễu để phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm da tiết bã có lây không?
Viêm da dầu rất dễ mắc phải, không phân biệt tuổi tác cũng như giới tính. Từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành đều có thể mắc phải. Ở trẻ em, bệnh này có tên theo dân gian là bệnh “cứt trâu”.
Bệnh viêm da dầu không gây nguy hiểm tới sức khỏe của người mắc, không lây nhiễm, nhưng ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ. Khi xuất hiện, viêm da dầu khiến cho vùng da đó trở nên đỏ ửng và bong tróc sau một thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ tái phát và trở thành mạn tính. Vì thế, bệnh cần được can thiệp y tế sớm để tăng tỉ lệ chữa khỏi.
Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã
Như đã đề cập ở trên, tất cả mọi người đều có thể mắc viêm da tiết bã. Tuy nhiên, triệu chứng của viêm da dầu xuất hiện trên người bệnh không phải lúc nào cũng giống nhau. Đối với trẻ sơ sinh sẽ có sự khác biệt so với người trưởng thành.
Triệu chứng viêm da tiết bã trên trẻ sơ sinh
Thông thường, viêm da dầu chỉ xuất hiện ở trẻ trong vòng 3 tháng đầu đời và dần biến mất hẳn khi trẻ được 6 đến 12 tháng.
Biểu hiện của viêm da dầu thường là xuất hiện những mảng da dày, cứng bám chặt phía trên đỉnh đầu. Những mảng da này có thể là màu trắng, màu nâu hoặc màu đen phụ thuộc vào từng trẻ mắc phải. Khi mắc viêm da dầu, trẻ không cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Hầu hết tình trạng bệnh lý này sẽ tự khỏi, không cần có sự can thiệp của thuốc.
Triệu chứng viêm da tiết bã trên người trưởng thành
Đối với người trưởng thành, biểu hiện của bệnh viêm da tiết bã sẽ có sự thay đổi khác nhau.
- Tổn thương là những dát đỏ thẫm, bề mặt có vảy da khô ở vùng da có nhiều tuyến bã như da đầu, mặt, vùng xương ức, hay các nếp gấp trên cơ thể.
- Viêm da dầu ở vùng da đầu gây gầu, ở giai đoạn muộn hơn, vùng da tổn thương bị ửng đỏ, lan xuống trán, sau tai, và cổ.
- Ở mặt : viêm da tiết bả gây đỏ và bong vẩy ở vùng da tổn thương, thường gặp giữa hai lông mày hay rãnh mũi má.
- Ở thân mình : ban đầu là những sẩn đỏ rải rác ở các nang lông, sau hình thành mảng lớn, có nhiều cung như cánh hoa, ở giữa có vẩy mỏng.
- Ở các nếp gấp như nách, bẹn, nếp dưới vú, hậu môn sinh dục, viêm da tiết bã khiến da đỏ, giới hạn rõ, trên có vẩy mỡ.
Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa tại vùng bị viêm. Tình trạng bệnh dễ tái phát thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ trở nên mạn tính và biến chứng nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da tiết bã
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã chưa rõ ràng. Tăng tiết chất bã/dầu là điều kiện gây viêm da dầu. Nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acne và một
số vi khuẩn khác đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Ở người
bệnh bị gầu da đầu, nồng độ kháng thể kháng lại Malassezia cao hơn so với người bình thường. Người bệnh bị viêm da dầu có đáp ứng miễn dịch với M. orbicular.
Một số yếu tố thúc đẩy tình trạng viêm da tiết bã cụ thể như:
Thiếu lớp màng bảo vệ da
Trên da thường có sự tồn tại của lớp màng bảo vệ tên là hydrolipid. Lớp màng này đóng vai trò bảo vệ da khỏi sự tác động của các yếu tố ngoại sinh cũng như giữ da không bị mất nước. Lớp màng hydrolipid có cấu tạo gồm mồ hôi, bã nhờn và dầu nhờn tiết ra từ trong tuyến bã nhờn của chúng ta.
Khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là mùa đông, da thường không có hoặc lớp hydrolipid rất mỏng và trở nên khô ráp. Khi hàng rào bảo vệ này bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da tiết bã.
Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu, người có người thân mắc bệnh viêm da tiết bã sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác. Khi tiến hành khảo sát người ta nhận thấy rất đông người mắc bệnh đã có người thân cũng từng mắc bệnh. Do vậy, có thể kết luận yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã.
Người có da dầu
Da dầu, nhờn là môi trường thích hợp cho các nấm men Malassezia sinh sôi và hoạt động. Khi loại vi nấm này hoạt động mạnh sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng viêm da tiết bã. Chính vì vậy, những người có da dầu, nhờn thường dễ mắc bệnh hơn.
Người có hệ miễn dịch suy yếu
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì những người có hệ miễn dịch suy yếu cũng là nguyên nhân dễ mắc bệnh. Trong đó, những người mắc bệnh như HIV, ung thư, nội tạng bị tổn thương,… thì tỷ lệ mắc viêm da dầu sẽ cao hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc có chứa thành phần gây kích ứng da,… cũng có thể gây nên tình trạng viêm da dầu.
Hướng dẫn điều trị viêm da tiết bã
Việc điều trị viêm da tiết bã tùy thuộc vào vị trí bị viêm da và mức độ nặng của triệu chứng.
Điều trị viêm da dầu ở đầu
Dầu gội đầu đặc trị thường được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và người lớn bị viêm da tiết bã ở đầu. Nếu viêm da tiết bả kèm vảy cứng, có thể dùng một vài giọt dầu khoáng chà lên da đầu trước khi gội đầu. Trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa cho các loại dầu gội và kem bôi có chứa chất kháng viêm kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm.
- Thường xuyên gội đầu bằng dầu gội chống nấm. Nước gội đầu có pyrithion, kẽm và magne với nồng độ 0,5 đến 2% hoặc dầu gội đầu olamin 0,75-1% trong thời gian nhiều tháng. Có thể dùng dầu gội đầu chứa selenium 1-2,5% hoặc chứa hoạt chất chống nấm thuộc nhóm imidazol như ketoconazol, econazol hay bifonazol.
- Viêm da dầu ở trẻ sơ sinh và dạng đỏ da toàn thân (Leiner-Moussous diseases) có thể tự khỏi khi trẻ được 3 đến 4 tuổi. Cần điều trị dự phòng các biến chứng bội nhiễm. Có thể dùng xà phòng chống nấm (chlorhexidin, trichorcarbanid), sau đó dùng các dẫn chất của imidazol.
- Nếu có nhiều vảy dày trên da đầu cần làm mềm vảy bằng xà phòng hay mỡ salicylic 5% hoặc mỡ kháng sinh. Không nên dùng các thuốc corticoid bôi.
- Trong trường hợp tổn thương lan toả có thể sử dụng ketoconazol đường uống.
Điều trị viêm da dầu ở mặt, tai, ngực, lưng
- Làm sạch bằng các dung dịch rửa không chứa xà phòng mỗi ngày 1-2 lần hoặc dùng các loại xà phòng ZnP 2% để tránh kích thích tăng tiết bã nhờn ở vùng da mặt
- Dùng kem ketoconazol hoặc ciclopirox ngày 1 lần trong 2-4 tuần, nhắc lại nếu cần thiết.
Lưu ý cho bệnh nhân trong điều trị viêm da tiết bã
- Bạn nên báo cho bác sĩ về những bệnh khác đang mắc phải và những loại thuốc đang sử dụng, cả thuốc kê toa lẫn không kê toa
- Nên sử dụng kem dưỡng da để giữ ẩm cho da và gội đầu bằng xà phòng mỗi ngày hay theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên ra ngoài mỗi ngày: Ánh nắng mặt trời có thể giúp chữa trị những triệu chứng của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ về thời gian phơi nắng và đừng quên dùng kem chống nắng.
- Nên báo cho bác sĩ nếu có sốt, vết mụn chảy mủ hoặc khi xuất hiện những triệu chứng không thuyên giảm hay tệ hơn.
Bí quyết điều trị dứt điểm viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhờ vào việc kiên trì điều trị, phương hướng điều trị phù hợp, đúng cách. Vì thế, khi thấy dấu hiệu của bệnh viêm da tiết bã, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở uy tín để được thăm khám kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh của từng người, từ đó đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất dành cho người bệnh.
Tuyệt đối bạn không nên thực hiện theo các bài thuốc truyền miệng hoặc thuốc tự chế tại nhà chưa qua kiểm chứng khoa học. Bởi vì những phương thuốc này không chỉ không thể chữa bệnh mà còn có nguy cơ khiến cho bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.
Khi nhìn thấy các biểu hiện của viêm da tiết bã ở bản thân hay con em mình, bạn nên liên hệ với các bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác nhất và đưa ra hướng chữa trị phù hợp.
Bổ sung vitamin E bằng viên uống ENAT giúp da chắc khỏe nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin E bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, giảm viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp da trở nên săn chắc, mịn màng và giảm thiểu tình trạng khô ráp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
Bác sĩ điều trị bệnh viêm da tiết bã
BSCKII ThS Đỗ Thị Minh Nghĩa- là bác sĩ phó khoa Da Liễu – Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương – có hơn 30 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực nội khoa và da liễu. Bác sĩ Nghĩa có thế mạnh và kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý khó về da như: Vẩy nến, viêm da cơ địa, trứng cá,…
Bác sĩ Lê Đức Thọ có trên 35 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa da liễu tại các bệnh viện lớn uy tín như Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và Bệnh viện Quốc tế City.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.