Người bệnh loãng xương nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh loãng xương nên ăn gì để phòng ngừa và hạn chế sự phát triển của bệnh là một trong những thắc mắc thường hay gặp của nhóm người bệnh loãng xương. Hãy cùng Docosan tìm hiểu một số thông tin để biết được bị loãng xương nên ăn gì trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh loãng xương là gì bệnh gì?

Bệnh loãng xương là một bệnh lý cơ xương khớp rất thường gặp, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh diễn tiến âm thầm thường không gây ra triệu chứng cụ thể nào. Chỉ đến khi xương yếu đi, biểu hiện bằng tình trạng dễ gãy như khi va chạm nhẹ, trẹo chân, đi bộ vấp ngã,… người bệnh mới phát hiện được tình trạng loãng xương.

Mật độ xương ở xương cột sống giảm có thể gây xẹp đốt sống hay còn được biết đến với tên gọi gãy lún. Các triệu chứng có thể gặp khi bị gãy lún là cơn đau lưng diễn ra cấp tính, chiều cao bị suy giảm, dáng đi lom khom và lưng gù. Triệu chứng do bệnh loãng xương gây ra có thể gặp là đau nhức đầu tận xương. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức mỏi dọc theo các xương dài của cơ thể như xương cẳng tay, xương đùi, xương cẳng chân,… hoặc có cảm giác kim chích toàn thân.

Những vùng xương dễ bị mắc bệnh thường là các xương thường xuyên chịu gánh nặng của cơ thể như xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, đầu gối sẽ có triệu chứng đau và những cơn đau có thể lặp đi lặp lại nhiều lần sau chấn thương. Các cơn đau gặp trong loãng xương thường âm ỉ và kéo dài. Những cơn đau có xu hướng trầm trọng hơn khi vận động, đi lại, đứng lâu và có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Tình trạng đau cột sống thường là ở vùng thắt lưng hoặc hai bên xương sườn có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh tọa, dây thần kinh đùi,… Vì những cơn đau có xu hướng nặng nề khi hoạt động mạnh, kéo dài thay đổi tứ thế đột ngột khiến cho người mắc bệnh loãng xương rất khó thực hiện các động tác như cúi gập người hoặc xoay người. Ở người trung niên, loãng xương có thể đi kèm với các bệnh lý khác như bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, gai cột sống, tăng huyết áp,…

Hình ảnh mật độ xương giảm

Người bệnh loãng xương nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng là biện pháp điều trị cần thiết cho bất kể bệnh lý nào, trong đó có cả loãng xương. Vậy người bệnh loãng xương nên ăn gì, đây là câu hỏi thường gặp và được nhiều sự quan tâm của cả người bệnh và người chưa bệnh. Về mặt bản chất, lượng canxi cung cấp qua thức ăn cũng như các vitamin, khoáng chất cần thiết cho việc điều trị loãng xương là không cao. Dinh dưỡng là yếu tố bổ sung giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.

Sữa, đậu nành và các chế phẩm

Từ xưa đến nay sữa được biết đến với vai trò là nguồn cung bổ sung canxi, vitamin D và protein dồi dào cũng như các đậu nành, các chế phẩm liên quan. Sữa có thể giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh loãng xương. Ngoài ra, isoflavones trong đậu nành – chất có nguồn gốc thực vật, đóng vai trò trong việc cấu tạo xương và làm chậm quá trinh lão hóa, thoái hóa xương. Do đó sữa, đậu nành và các chế phẩm liên quan là câu trả lời cho vấn đề người bệnh loãng xương nên ăn gì, uống gì.

Hải sản

Các loại hải sản như cua, tôm, cá có giá trị tăng cường và nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh. Người loãng xương nên bổ sung các loại hản sản ở mức vừa phải vào thực đơn vì chúng có hàm lượng dồi dào của các dưỡng chất như canxi, phốt pho, muối khoáng, protein, nguyên tố vi lượng… Lưu ý sử dụng nhiều hải sản quá mức có thể làm tăng acid uric và tăng nguy cơ bị gout.

Các loại rau quả chứa vitamin K

Các loại rau quả có hàm lượng vitamin K dồi dào cũng là một trong những nhóm thực phẩm cần được nhắn đến khi đề cấp đến vấn đề bệnh loãng xương nên ăn gì. Các loại rau quả giàu vitamin K như chuối, bắp cải, khoai tây, rau cải,… có thể giúp người bệnh loãng xương tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự mất xương

Các loại hạt, dầu thực vật chứa nhiều protein và chất béo

Người bệnh loãng xương nên ăn gì bên cạnh các thực phẩm giàu canxi, vitamin K, câu trả lời rằng người bệnh nên lựa chọn các loại đậu, hạt bổ sung protein có nguồn gốc thực vật cũng như các loại dầu thực vật để bổ sung chất béo như hạt óc chó, củ đậu, hạt hướng dương, hạt bí, dầu thực vật… Đây cũng là những thực có tác dụng giúp tăng cường sản sinh mô xương và hấp thu vitamin D, có thể sử dụng hàng ngày ở mức vừa phải.

Người bệnh loãng xương không nên ăn gì?

Bên cạnh vấn đề người bệnh loãng xương nên ăn gì, cũng tồn tại những nhóm đồ ăn thức uống vô tình làm giảm sự hấp thu canxi hoặc đẩy canxi ra khỏi cơ thể, mất cân bằng trong cơ chế tạo – hủy xương. Do đó bạn nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau để tránh nguy cơ giảm hấp thu canxi:

  • Thực phẩm chứa nhiều axit như bột mì, bánh ngọt, bắp,… Các loại thực phẩm có tính axit này có thể chứa nhiều nguyên tố như clo, lưu huỳnh hoặc là thực phẩm có chứa axit hữu cơ khó biến đổi được và có thể không có lợi cho xương.
  • Hạn chế các loại thức uống như rượu bia, chất kích thích bao gồm trà, cà phê, caffein, nước ngọt có gas, các loại đồ uống này có thể ngăn cản sự hấp thu canxi trong ruột.
  • Không nên sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp như thịt nguội, cá thịt xông khói.
  • Người bệnh loãng xương cũng nên hạn chế muối.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng loãng xương nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh loãng xương.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo