Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì để cải thiện sức khỏe? Bệnh thiếu máu cơ tim không thể điều trị khỏi nếu không có những can thiệp y tế chuyên sâu, tuy nhiên bạn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình và kiểm soát tình trạng bệnh.

Một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh là vũ khí tốt nhất giúp bạn có thể sống chung an toàn với bệnh thiếu máu cơ tim, và thực hiện nó không khó như bạn nghĩ! Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quát về bệnh thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim xảy ra khi các mạch máu nuôi dưỡng tim (mạch vành) bị hẹp lại về khẩu kính. Các động mạch này bị nhỏ lại về khẩu kính bởi sự tích tụ lâu ngày của mảng xơ vữa, một cấu trúc được cấu tạo từ sự lắng đọng cholesterol trong lòng mạch máu.

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim có thể không giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Một vài bệnh nhân thiếu máu cơ tim hoàn toàn không  có triệu chứng. Triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim có thể bắt đầu bằng một cơn đau được mô tả như căng, rát hoặc nặng xung quanh ngực. Các triệu chứng khác của bệnh thiếu máu cơ tim bao gồm: vã mồ hôi, khó thở, chuột rút, buồn nôn.

bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì
Vai trò của một chế độ ăn uống lành mạnh với bệnh thiếu máu cơ tim

Vai trò của một chế độ ăn uống lành mạnh với bệnh thiếu máu cơ tim?

Sự tích tụ mảng xơ vữa trong lòng mạch có thể làm giảm lượng máu đến nuôi cơ tim. Chính tình trạng này này là nguyên nhân của các triệu chứng như khó thở và đau ngực. Nếu không được điều trị, bệnh thiếu máu cơ tim có thể tiến triển thành nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim đột ngột, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Sử dụng thuốc cũng có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ: thuốc làm giãn khẩu kính động mạch và cải thiện lưu lượng máu, và thuốc chẹn beta để giảm huyết áp.

Tình trạng có thể trở nặng nếu như bệnh nhân không biết bệnh thiếu máu cơ tim cần kiêng gì hay bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì. Do đó một chế độ dinh dưỡng có khoa học và lối sống, ăn uống lành mạnh có tầm quan trọng nhất định.

Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì?

Ngoài sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống của bạn có thể đem đến kết cục tốt hơn. Cố gắng bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây trong chế độ ăn uống của bạn:

Trái cây và rau quả tươi

bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì
Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì? – Trái cây và rau quả tươi

Ưu tiên ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ có thể cải thiện bệnh thiếu máu cơ tim và giúp ngăn ngừa cơn đau thắt ngực hay thậm chí ngừng tim đột ngột.

Trái cây và rau quả giàu các vitamin và chất dinh dưỡng, chúng rất cần thiết cho 1 trái tim khỏe mạnh. Hơn nữa, rau quả và trái cây tươi có hàm lượng calo thấp, chúng sẽ không ảnh hưởng xấu khiến bạn bị tăng cân. Và đồng thời chúng cũng là một nguồn chất xơ tuyệt vời, giúp giảm mức cholesterol và bảo vệ tim mạch.

Bổ sung vitamin E – một trợ thủ đắc lực cho người bệnh thiếu máu cơ tim, với ENAT để đảm bảo cơ thể luôn đủ lượng vitamin E cần thiết, giúp ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trong động mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, vốn được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây ra thiếu máu cơ tim.

Bạn nên ăn nhiều và đa dạng các loại trái cây và rau quả tươi hoặc đông lạnh. Nếu bạn không có các loại rau tươi, có thể thay thế bằng các loại rau quả đóng hộp với hàm lượng natri thấp. Bạn cũng có thể xả bỏ nước ngâm của đồ hộp và rửa sạch rau củ trước khi nấu để loại bỏ lượng muối.

Chỉ ăn trái cây không tươi được đóng gói trong nước trái cây hoặc nước. Tránh những loại đồ hộp chứa nhiều đường và có lượng calo cao. Người trưởng thành nên ăn khoảng 1 hộp rưỡi đến 2 hộp trái cây và khoảng 2 hộp rưỡi đến 3 hộp rau mỗi ngày.

Các loại ngũ cốc

bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì
Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì? – Các loại ngũ cốc

Ăn ngũ cốc nguyên hạt cũng có ích cho sức khỏe tim mạch và giảm thiểu tác động tiêu cực của bệnh thiếu máu cơ tim. Tương tự như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt cũng rất giàu chất dinh dưỡng và là nguồn chất xơ tuyệt vời, có thể giúp kiểm soát mức cholesterol và huyết áp của bạn. Những loại ngũ cốc nguyên hạt – câu trả lời tuyệt vời cho thắc mắc bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì bao gồm:

  • Gạo lức
  • Bánh mì 100% ngũ cốc nguyên hạt
  • Ngũ cốc giàu chất xơ
  • Cháo bột yến mạch
  • Mì ống nguyên chất

Tuy nhiên, đối với ngũ cốc, vẫn tồn tại câu hỏi người bệnh thiếu máu cơ tim cần kiêng gì. Để trả lời cho câu hỏi ấy, thì trong số ngũ cốc, người bệnh thiếu máu cơ tim cần hạn chế: bánh mì trắng, bánh mì ngô, mì trứng, và các loại bánh ngọt như bánh quế đông lạnh, bánh rán, bánh quy.

Chất béo có lợi

bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì
Chất béo có lợi

Khi bạn bị bệnh thiếu máu cơ tim, bạn có thể lầm tưởng rằng tất cả các chất béo trong cơ thể đều cao quá mức giới hạn. Nhưng không phải tất cả các loại chất béo đều có hại.

Sự thật là, ăn chất béo có lợi một cách điều độ có thể tốt cho sức khỏe tim mạch. Chất béo có lợi có thể làm giảm cholesterol và bảo vệ chống lại các cơn đau tim và đột quỵ.

Nhóm chất béo có lợi là nhóm chất béo bão hòa, và các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa phổ biến bao gồm:

  • Bơ.
  • Dầu ô liu.
  • Bơ thực vật ít cholesterol.
  • Các loại hạt (hạt điều, hạt dẻ, …).

Với các sản phẩm từ sữa, bạn cũng nên lựa chọn các loại tách béo hoặc ít béo.

Chất đạm

bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì
Chất đạm

Ăn nhiều đạm cũng có lợi cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, hãy chọn lọc và ưu tiên hơn những loại protein ít béo. Bạn có thể lựa chọn loại cá giàu axit béo omega-3, giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính. Ví dụ như cá hồi, cá trích và các loại cá nước lạnh khác.

Các nguồn đạm có lợi khác bao gồm:

  • Đậu Hà Lan.
  • Trứng
  • Đậu nành
  • Thịt nạc xay sẵn
  • Thịt gia cầm đã loại bỏ phần da

Bệnh thiếu máu cơ tim cần kiêng gì?

Nếu bạn bị bệnh thiếu máu cơ tim, điều quan trọng là phải kiểm soát huyết áp, cân nặng  và lượng cholesterol trong máu của bạn. Để đạt được điều này, hãy hạn chế tối đa các thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường và natri cao (các thức ăn mặn). Thực phẩm giàu chất béo cần tránh bao gồm:

  • Nước sốt thịt
  • Đồ chiên, thức ăn nhanh
  • Thịt tẩm ướp sẵn.
  • Bánh ngọt
  • Đồ ăn vặt, như bánh quy, khoai tây chiên, bánh gato và kem.
bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì
Người bệnh thiếu máu cơ tim nên kiêng ăn bánh ngọt, kẹo đường

Nhiều loại ở trên cũng chứa nhiều natri, chúng sẽ làm tăng huyết áp và có thể làm trầm trọng thêm bệnh thiếu máu cơ tim. Các loại thực phẩm nhiều natri khác cần hạn chế bao gồm:

  • Gia vị như mayonnaise và tương cà
  • Muối ăn
  • Thực phẩm đóng gói sẵn
  • Món ăn nhà hàng, quán ăn.
  • Tốt nhất là tự tay chế biến thức ăn tại nhà để có thể kiểm soát lượng natri, lượng đường cũng như lượng cholesterol mà bạn ăn vào mỗi ngày.

Lời khuyên để ăn uống lành mạnh với bệnh thiếu máu cơ tim

Dưới đây là một số khuyến khích nhằm cải thiện chế độ ăn uống cũng như lối sống của bạn khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim:

  • Luôn dự trữ trái cây và rau củ: Giữ trái cây tươi và rau củ có sẵn trong tủ lạnh của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn chúng như 1 bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính.
  • Giảm khẩu phần thức ăn: Giảm khẩu phần thức ăn có thể giúp bạn tiêu thụ ít năng lượng, ít natri và lượng cholesterol hơn.
  • Nấu với các loại gia vị tự nhiên: Thay vì nêm thức ăn bằng muối ăn, bằng nước sốt hay phụ gia, hãy thử các loại rau thơm, gia vị và hỗn hợp gia vị không muối. Cần lưu ý khi mua đồ hộp và đồ gia vị, hãy ưu tiên các sản phẩm ít muối hoặc giảm muối.
  • Đọc thành phần dinh dưỡng của thực phẩm: Tập thói quen đọc thành phần dinh dưỡng để tránh tiêu thụ quá nhiều natri và cholesterol.

Kết luận

Bệnh thiếu máu cơ tim nếu xảy ra biến chứng sẽ cần phải can thiệp y khoa chuyên sâu, tuy nhiên bạn có thể chung sống hòa bình với nó nhờ hiểu biết bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì và kiêng ăn gì.

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm huyết áp, cholesterol và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Nhờ đó, bạn có thể giảm nguy cơ bệnh thiếu máu cơ tim tiến triển thành nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc ngừng tim đột ngột. Docosan xin cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi, quan trọng nhất là bạn cần phải liên hệ bác sĩ để được tư vấn ngay khi bạn nhận ra mình đang bị bệnh thiếu máu cơ tim!

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

 

Contact Me on Zalo