Suy nhược cơ thể là tình trạng cơ thể suy yếu, thể trạng không đạt được như mong muốn của người bệnh. Suy nhược cơ thể cần được khám điều trị tận gốc theo nguyên nhân và bồi bổ dinh dưỡng theo nhu cầu thực tế. Hãy cùng Docosan tìm hiểu cách bổ sung năng lượng cho người suy nhược trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Giới thiệu về suy nhược cơ thể
- 2 Vai trò của dinh dưỡng trong việc phục hồi sức khỏe cho người suy nhược
- 3 Nguyên tắc bổ sung năng lượng cho người suy nhược
- 4 Gợi ý thực phẩm giúp bổ sung năng lượng cho người suy nhược
- 5 Các phương pháp phòng ngừa cho người bị suy nhược
- 6 Lưu ý về việc bổ sung dinh dưỡng:
- 7 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Giới thiệu về suy nhược cơ thể
Theo một số thống kê, tỷ lệ suy nhược cơ thể gia tăng đáng kể ở người cao tuổi, trầm trọng theo thời gian và thường gặp ở người bệnh thực thể như đái tháo đường, ung thư, bệnh tim mạch, người mắc các rối loạn tâm lý, người có lối sống ít vận động hoặc phải làm việc căng thẳng liên tục gây biếng ăn.
Định nghĩa suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể được định nghĩa là suy yếu, uể oải về cả thể chất và tinh thần thường gặp ở người già, phụ nữ và người mắc các bệnh mãn tính, đây là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý cấp tính và mãn tính khác nhau. Tình trạng suy nhược cũng có thể bắt nguồn từ tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Đa số trường hợp, suy nhược cơ thể sẽ biến mất sau khi nguyên nhân gốc rễ, mầm bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với các rối loạn mãn tính, thời gian kéo dài nên tình trạng suy nhược cần được quản lý chặt chẽ và phòng ngừa tái phát.
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Theo một số báo cáo, suy nhược cơ thể có thể là hậu quả của một số tình trạng bệnh lý như sau:
- Mất cân đối về mặt dinh dưỡng, ví dụ như thiếu năng lượng, thiếu vitamin
B như B1, B12. - Rối loạn giấc ngủ: chẳng hạn như mắt thiếu ngủ, ngủ gặp ác mộng, ngủ không sâu giấc.
- Nhiễm trùng nặng cấp mạn tính.
- Thiếu máu.
- Bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ.
- Bệnh lý về cơ như loạn dưỡng cơ, tăng trương lực cơ.
- Bệnh lý thần kinh như sa sút trí tuệ, Parkinson, Alzheimer.
- Bệnh đái tháo đường, hay đáo tháo nhạt
- Bất thường chức năng tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, nhược giáp.
- Các bệnh lý Ung thư.
- Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như yếu sức và mệt mỏi như thuốc chống trầm cảm, giảm rối loạn lo âu, thuốc hoá trị,…
Ảnh hưởng của suy nhược cơ thể đến sức khỏe
Yếu cơ cục bộ do suy nhược thường thấy xảy ra ở một số bộ phận cơ thể, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân. Nó không giống như tình trạng liệt, mà là tình trạng rất khó di chuyển. Một người bị yếu cơ cục bộ do suy nhược có thể cảm thấy như họ phải nỗ lực rất nhiều sức lực để di chuyển.
Các bộ phận cơ thể bị suy yếu cục bộ cũng có thể biểu hiện thêm các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Co thắt cơ hoặc đôi khi chuột rút.
- Rung lắc hoặc run rẩy khi hoạt động.
- Chuyển động chậm hoặc chậm trễ.
Suy nhược toàn thân ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Bất cứ ai cũng có thể bị mệt mỏi hoặc kiệt sức cực độ.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể có khác của tình trạng suy nhược toàn thân bao gồm:
- Sốt nhẹ kéo dài.
- Triệu chứng giống cúm.
- Cảm giác mệt mỏi.
- Cảm giác khó chịu.
- Khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày.
Ngoài ra, bất chợt suy nhược cơ thể cũng có thể là dấu hiệu báo trước của một số tình huống nguy cấp, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim hoặc là dấu hiệu dự báo đột quỵ, vì vậy cần khẩn trương đến ngay nơi cấp cứu của các trung tâm chăm sóc y tế khi gặp phải các triệu chứng này
Vai trò của dinh dưỡng trong việc phục hồi sức khỏe cho người suy nhược
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong việc cung cấp đầy đủ năng lượng giúp cho cơ thể hoạt động. Thức ăn được tiêu hoá rồi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa những nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.
Các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo được hấp thụ và trở thành nguồn nguyên liệu để chuyển thành năng lượng dưới dạng ATP.
Các nhóm chất vi dưỡng cũng có vai trò xúc tác quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất để tạo năng lượng. Sự thiếu hụt bất kì vi chất nào cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo ra năng lượng, dẫn đến mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Các nhóm dinh dưỡng cần thiết
Chất đạm (protein) có vai trò quan trọng cho sự phát triển, hồi phục của mô cơ, giúp duy trì sức mạnh của cơ thể, cung cấp năng lượng khi thiếu hụt tinh bột. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt. Nhu cầu chất đạm mỗi ngày nằm trong khoảng 0.8-1 gram protein/kg khối lượng cơ thể .
Vitamin B (nhất là B1, B6, và B12) là những vi chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng từ thức ăn thành năng lượng cung cấp cho hoạt động của tế bào. Vitamin B có nhiều trong thịt, cá, sữa, trứng, ngũ cốc, rau củ quả,… Người trưởng thành cần cung cấp 2.4 mcg vitamin B12 mỗi ngày.
Bên cạnh đó, cơ thể cũng luôn cần đến các loại vi chất khác như vitamin A, C, D, E:
- Vitamin A: : Có vai trò hỗ trợ tế bào thị lực trong mắt, nâng cao miễn dịch cơ thể và cải thiện sức khỏe cho làn da. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, cà chua, khoai lang, cải bó xôi, sữa. Người lớn cần khoảng 700-900 mcg mỗi ngày.
- Vitamin C: Có vai trò thúc đấy các phản ứng chống oxy hóa, tổng hợp collagen và góp phần bảo vệ tế bào, cải thiện vẻ đẹp cho làn da, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn. Vitamin C có nhiều trong cam, ổi, dâu tây, ớt chuông, rau lá xanh. Người lớn cần khoảng 65-90 mg mỗi ngày.
- Vitamin D: Giúp tế bào hệ xương khớp trong cơ thể hỗ trợ hấp thu canxi, là quá trình không thể thiếu trong quá trình phát triển chiều dài và cũng cố xương chắc khoẻ. Nguồn cung cấp vitamin D đến từ thức ăn, viên uống bổ sung, sữa, thịt, cá, ánh nắng mặt trời giúp chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 600-800 IU.
- Vitamin E: Có vai trò chống chất oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương. Vitamin có nhiều trong dầu thực vật, hạt nguyên cám, rau xanh, trái cây,.. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 15mg vitamin E.
Nguyên tắc bổ sung năng lượng cho người suy nhược
Người suy nhược thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chậm chạp thiếu sức sống và khó tập trung trong công việc, học tập. Bổ sung năng lượng là điều cần thiết để giúp cơ thể hồi phục sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả làm việc. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng cần lưu ý khi bổ sung năng lượng cho người suy nhược:
1. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng:
Khi suy nhược cơ thể, việc bổ sung đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng có thể coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm phục hồi sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, đối với những người mệt mỏi, không có cảm giác ăn ngon miệng, việc sẽ bù đắp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ kích thích quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thuận lợi hơn, giúp cơ thể tươi tắn, khỏe mạnh hơn.
2. Chia nhỏ bữa ăn:
Thay vì ăn 3 bữa chính lớn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn và tránh cảm giác no căng bụng, hạn chế việc bỏ bữa vì ăn no, làm suy giảm việc thu nhập các chất dinh dưỡng dư thừa vào cơ thể.
3. Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa:
Người suy nhược thường có hệ tiêu hóa hấp thu yếu do ăn uống kém do đó nên ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít chất béo, ít gia vị cay nóng, dễ nhai nuốt, tránh gây hại cho dạ dày.
4. Nấu chín kỹ thức ăn, tránh ăn sống hoặc tái:
Sử dụng đồ ăn tái sống, có rất nhiều nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng tiêu hóa càng làm nặng thêm tình trạng suy nhược cơ thể.
5. Bổ sung nước đầy đủ:
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chuyển hóa năng lượng và thuận lợi đào thải độc tố ra ngoài. Nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
6. Hạn chế đồ uống có cồn, cafein:
Rượu, bia, cà phê làm giảm hấp thu dưỡng chất, ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây mệt mỏi.
7. Bổ sung vitamin và khoáng chất:
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung vitamin và khoáng chất theo nhu cầu của người bệnh để tăng cường dinh dưỡng, hỗ trợ hấp thu cho cơ thể.
8. Tham khảo ý kiến bác sĩ: Cần thiết gặp Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp và theo dõi kết quả sau thời gian áp dụng liệu pháp điều trị.
9. Kiên trì theo chế độ dinh dưỡng: Việc bổ sung năng lượng cho người suy nhược sẽ cần thay đổi theo tình trạng sức khỏe, do đó cần kiên trì thường xuyên để đạt hiệu quả.
Gợi ý thực phẩm giúp bổ sung năng lượng cho người suy nhược
- Các loại cá giàu dinh dưỡng: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, các loại hải sản giàu protein, giàu omega-3, hàm lượng vi chất trong hải sản tươi cũng rất dồi dào, là nguồn thực phẩm giúp bổ sung năng lượng hiệu quả.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, các loại đậu là những loại hạt có thể bổ sung năng lượng cho người bệnh suy nhược, đồng thời có nhiều chất chống phản ứng oxy hóa, trung hòa các phân tử có hại, tăng cường sức đề kháng.
- Rau củ quả tươi: Cà rốt, bông cải xanh, súp lơ, bí đỏ, chuối, cam, táo không những tốt cho việc hấp thu, tăng cường dinh dưỡng, vitamin mà còn có chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế táo bón.
Các phương pháp phòng ngừa cho người bị suy nhược
Suy nhược là tình trạng mệt mỏi lâu ngày, có thể kéo dài tới hàng tuần, hàng tháng khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức, uể oải, khó tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như học tập. Để phòng ngừa suy nhược, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
1. Chế độ dinh dưỡng:
- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng: Người bệnh nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, sữa, đậu nành, hạt ngũ cốc nguyên hạt; thực phẩm giàu carbohydrate tự nhiên như gạo lứt, yến mạch, khoai lang, trái cây; thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu ô liu, cá béo, hạt chia, hạt lanh,…
- Ăn uống điều độ: Hãy ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa và chia nhỏ bữa ăn để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
- Người bệnh có thể bổ sung viên uống bổ sung Vitamin B hỗ trợ tình trạng thiếu hụt vitamin B hiệu quả.
2. Chế độ sinh hoạt:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy đảm bảo giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi năng lượng và sức khỏe.
- Vận động hợp lý: Tập luyện thể dục thường xuyên, phù hợp với sức khỏe của bản thân. Hoạt động thể chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tâm trạng.
- Giữ tinh thần lạc quan: Stress, lo âu, căng thẳng lâu ngày cũng có thể là những nguyên nhân chính gây suy nhược. Hãy tìm cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng, rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc để giữ tinh thần thoải mái như đọc sách, nghe nhạc, yoga, đi dạo, thiền định,…
3. Kiểm soát bệnh lý:
- Điều trị bệnh kịp thời: Suy nhược có thể là triệu chứng của một số bệnh lý mãm tính như thiếu máu, tuyến giáp, bệnh tim mạch… Hãy đi khám bác sĩ định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn.
- Kiểm soát bệnh lý mạn tính: Nếu mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao… hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để kiểm soát bệnh tốt hơn.
5. Tham khảo ý kiến chuyên gia: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, bác sĩ tâm lý để được tư vấn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và hỗ trợ tốt hơn trong việc phòng ngừa suy nhược.
Lưu ý về việc bổ sung dinh dưỡng:
- Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, làm trầm trọng hơn tình trạng suy nhược, suy tim, suy gan, suy thận hoặc có thể gây tử vong nếu không xử trí kịp thời.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng cá thể trong thời điểm thích hợp.
- Cần kết hợp chế độ dinh dưỡng với nghỉ ngơi, vận động hợp lý để tăng cường sức khỏe.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bất thường
Một số trường hợp suy nhược cơ thể sẽ tự thuyên giảm khi người bệnh ăn uống khá hơn, tinh thần thoải mái hơn, giảm được áp lực. Tuy nhiên, những người thường xuyên hoặc liên tục gặp phải tình trạng suy nhược điều chỉnh nhưng không suy giảm nên đi khám bác sĩ, để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Đặc biệt trong các tình huống suy nhược cơ thể đột ngột đi kèm với các tình huống đau ngực, khó thở, choáng váng dữ dội, người bệnh cần đi khám bác sĩ hoặc tới ngay trung tâm y tế gần nhất để loại trừ các tình huống bệnh cấp cứu như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín
Người bệnh suy nhược cơ thể cần sự tư vấn, hướng dẫn của Bác sĩ Dinh dưỡng có thể đến tại các phòng khám Dinh dưỡng để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Vitamin B12 có tác dụng gì? Nên uống lúc nào? Cách dùng, liều dùng
- Suy nhược cơ thể là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị, phòng ngừa
- Top 5 cặp vitamin và khoáng chất không nên dùng cùng nhau!
Bài viết đã cung cấp về vấn đề bổ sung năng lượng cho người suy nhược cơ thể. Việc bổ sung dinh dưỡng cần được thực hiện sau khi tìm được nguyên nhân gây suy nhược, bổ sung đầy đủ các nhóm chất là yếu tố quan trọng để cung cấp năng lượng cho người bệnh. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!
Nguồn tham khảo:
1. What to know about asthenia (weakness) – Medical News
- Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/asthenia-weakness
- Ngày tham khảo: 03/11/2024
2. The Role of Nutrition in Managing Fatigue: Foods that Boost Energy – Rupa
- Link tham khảo: https://www.rupahealth.com/post/the-role-of-nutrition-in-managing-fatigue-foods-that-boost-energy
- Ngày tham khảo: 03/11/2024