7 đối tượng cần bổ sung sắt theo liều lượng được khuyến nghị

Sắt là thành phần của một số protein, bao gồm enzyme và huyết sắc tố, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến các mô khắp cơ thể. Sắt được hấp thu thông qua việc ăn uống hằng ngày, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Vậy bổ sung sắt như thế nào cho an toàn và đối tượng nào cần bổ sung sắt? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

bổ sung sắt

Tại sao phải bổ sung sắt cho cơ thể?

Sắt là một khoáng chất quan trọng cho cơ thể, là thành phần thiết yếu của hemoglobin – huyết sắc tố cấu tạo nên hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Sắt hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ và các mô liên kết. Sắt cũng cần thiết cho sự tăng trưởng thể chất, phát triển thần kinh, hoạt động sống của tế bào và tổng hợp một số hormon.

Thiếu sắt tiến triển từ việc cạn kiệt lượng sắt dự trữ (thiếu sắt nhẹ), đến thiếu sắt tạo hồng cầu và cuối cùng là thiếu máu do thiếu sắt. Các triệu chứng thiếu sắt có thể biểu hiện như mệt mỏi, suy nhược, khó thở, hội chứng pica và pagophagia, nhịp tim nhanh, trạng thái tinh thần thay đổi, hạ thân nhiệt và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nhóm có nguy cơ thiếu sắt cao là phụ nữ mang thai hoặc có kinh nguyệt nhiều, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi và một số bệnh lý khác. Thiếu sắt có liên quan đến chế độ ăn uống kém, rối loạn hấp thu và mất máu nên những người bị thiếu sắt thường bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Vậy nên việc bổ sung sắt, đặc biệt ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần được quan tâm và tư vấn bởi các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng:

Đối tượng nào cần bổ sung sắt?

Phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, thể tích huyết tương và khối lượng hồng cầu tăng lên do việc sản xuất hồng cầu của người mẹ tăng mạnh. Để đáp ứng nhu cầu của thai nhi và nhau thai, lượng sắt mà phụ nữ cần sẽ tăng lên trong thai kỳ. Thiếu sắt khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ. Vậy nên bổ sung sắt cho bà bầu là việc cần thiết để đảm bảo sự phát triển an toàn cho cả mẹ và bé.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có mẹ bị thiếu sắt, có nguy cơ bị thiếu sắt bởi nhu cầu về sắt cao do tốc độ tăng trưởng nhanh. Trẻ đủ tháng thường có đủ lượng sắt dự trữ và cần rất ít chất sắt từ các nguồn bên ngoài cho đến 4 – 6 tháng tuổi. Do đó việc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh là cần thiết và nên được tư vấn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nhiều

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị rong kinh hoặc chảy máu nhiều bất thường trong kỳ kinh nguyệt có nguy cơ thiếu sắt cao hơn. Phụ nữ bị rong kinh trung bình mất nhiều chất sắt hơn đáng kể trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt so với những phụ nữ kinh nguyệt bình thường. 

Người hiến máu thường xuyên

Những người hiến máu thường xuyên có nguy cơ thiếu sắt cao hơn. Trong một nghiên cứu trên 2.425 người hiến máu, những người đàn ông đã hiến máu ít nhất 3 lần và phụ nữ đã hiến ít nhất 2 lần trong năm trước có nguy cơ bị cạn kiệt lượng sắt dự trữ cao hơn gấp 5 lần so với những người hiến máu lần đầu. 

Người bị ung thư

Có tới 60% bệnh nhân ung thư ruột kết bị thiếu sắt khi chẩn đoán, có thể là do mất máu mãn tính. Tỷ lệ thiếu sắt ở bệnh nhân mắc các loại ung thư khác dao động từ 29% đến 46%. Nguyên nhân chính gây thiếu sắt ở người mắc bệnh ung thư là thiếu máu do bệnh mãn tính và thiếu máu do hóa trị. Tuy nhiên, mất máu mãn tính và thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu sắt ở nhóm đối tượng này.

Người bị rối loạn tiêu hóa hoặc đã từng phẫu thuật đường tiêu hóa

Những người bị rối loạn tiêu hóa (chẳng hạn như bệnh celiac, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn) hoặc những người đã trải qua một số phẫu thuật đường tiêu hóa (chẳng hạn như cắt dạ dày hoặc cắt bỏ ruột) có nguy cơ thiếu sắt cao hơn. Sự kết hợp giữa lượng sắt đưa vào thấp và lượng sắt mất đi nhiều có thể dẫn đến cân bằng sắt, giảm sản xuất huyết sắc tố hoặc thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc.

Người bị suy tim

Khoảng 60% bệnh nhân suy tim mạn tính bị thiếu sắt và 17% bị thiếu máu do thiếu sắt, điều này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn ở nhóm đối tượng này. Các nguyên nhân tiềm ẩn gây thiếu sắt ở người bị suy tim bao gồm dinh dưỡng kém, kém hấp thu, khả năng dự trữ sắt kém, suy tim, sử dụng aspirin và thuốc chống đông máu đường uống, có thể dẫn đến mất máu ở đường tiêu hóa.

Như vậy có thể thấy việc bổ sung sắt cho cơ thể, đặc biệt ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần được theo dõi và tư vấn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến thiếu sắt hoặc thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cách bổ sung sắt an toàn và hiệu quả.

Tư vấn bổ sung sắt (khám online)

Điều quan trọng cần lưu ý là việc bổ sung sắt khi không cần thiết có thể gây hại cho sức khỏe, một phần vì thuốc bổ sung sắt thường chứa hàm lượng sắt cao, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Vậy nên nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ với các chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Một số cơ sở khám và tư vấn bổ sung sắt (online) bạn có thể tham khảo sau:

Phòng khám Liên kết Docosan Đa Khoa | Docosan Multi-specialty Partner Clinics

Phòng khám Liên kết Docosan là tập hợp những phòng khám đa khoa, chuyên khoa đã qua sự kiểm tra và đánh giá năng lực bởi Docosan. Mọi chi phí và dịch vụ đều được chuẩn hóa bởi Docosan. Docosan lựa chọn liên kết với những phòng khám này nhằm đảm bảo chất lượng y khoa, đem lại sự tiện lợi tốt nhất cho khách hàng.

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con là một trong những phòng khám nhi khoa uy tín được quản lý bởi bác sĩ Trần Ngọc Lưu và bác sĩ Lê Quang Mỹ. Ngoài khám chữa bệnh ở trẻ em, phòng khám còn cung cấp dịch vụ tư vấn bổ sung sắt, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học,… nhằm giúp con trẻ phát triển khỏe mạnh.

Chuyên gia Dinh dưỡng Hồ Ngọc Anh Thư – Khám Online

Chuyên gia Dinh dưỡng Hồ Ngọc Anh Thư có kinh nghiệm làm việc, khám bệnh, tư vấn và giám sát thực đơn/ khẩu phần ăn tại các bệnh viện và tổ chức y tế tại Hoa Kỳ. Các bạn có thể thăm khám online tại đây để được tư vấn về việc bổ sung sắt hợp lý và an toàn đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao.

Phòng Khám Nhi Đồng 315 – Chi Nhánh Nguyễn Sơn – Tân Phú

Hệ thống Phòng khám Nhi Đồng 315 cung cấp dịch vụ nhi khoa toàn diện, với đội ngũ bác sĩ rất giàu kinh nghiệm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về việc bổ sung sắt an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo địa chỉ này. Thêm vào đó, các bác sĩ rất tận tâm và yêu thương trẻ em nên Quý Phụ Huynh sẽ hoàn toàn yên tâm khi con em mình được thăm khám và chăm sóc tại Hệ thống Phòng Khám Nhi Đồng 315.

Phòng khám Chuyên khoa Nhi Bác sĩ Chuyên khoa I Hồng Thiện

Phòng khám Nhi Bác sĩ Chuyên khoa I Hồng Thiện tự hào đồng hành cùng các ba mẹ trên hành trình nuôi dưỡng bé lớn khôn với sự phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Tại đây, bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn giải đáp các vấn đề về sức khỏe của bé bao gồm cả việc bổ sung sắt an toàn, xây dựng chế độ ăn hợp lý, đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.

Khi nào cần bổ sung sắt và cần bổ sung bao nhiêu là đủ?

Sắt là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho sức khỏe nói chung. Thiếu sắt tiến triển từ việc cạn kiệt lượng sắt dự trữ, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Điều trị chủ yếu nhằm mục đích bổ sung sắt dự trữ trong cơ thể và làm giảm triệu chứng.

Việc đánh giá tình trạng sắt hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các chỉ số huyết học. Một cách tiếp cận bổ sung là xem xét lượng sắt hấp thụ từ chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung so với lượng khuyến nghị như thế nào. Theo Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Hoa Kỳ (Food and Nutrition Board – FNB), lượng sắt được khuyến nghị hàng ngày, tính bằng miligam (mg), như sau:

Như vậy có thể thấy, lượng sắt cần cung cấp mỗi ngày đối với nam giới từ 19 tuổi trở lên là 8 mg, đối với phụ nữ từ 19 – 50 tuổi là 18 mg và phụ nữ từ 51 tuổi trở lên là 8 mg. Ngoài ra lúc mang thai và cho con bú, nhu cầu về lượng sắt sẽ cao hơn. Nhu cầu về bổ sung sắt cho nam giới thường thấp hơn nữ giới, tuy nhiên cũng cần được đáp ứng đầy đủ. 

Để điều trị thiếu máu do thiếu sắt, có thể sử dụng thuốc bằng đường uống. Liều điều trị thường dùng cho người lớn là 150 – 200 mg sắt nguyên tố/ ngày, thường được chia thành 2 hoặc 3 lần để dung nạp tốt hơn. 

Viện Y học (IOM, Institute of Medicine) lưu ý rằng lượng sắt tiêu thụ trung bình trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai thấp hơn nhiều so với lượng ước tính nên cần phải bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai. Lượng sắt bổ sung nên được tư vấn và theo dõi bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

CDC khuyến nghị trẻ sinh non hoặc nhẹ cân được bú sữa mẹ nên bổ sung sắt liều 2 – 4 mg/kg/ngày (tối đa 15mg/ngày) từ 1 – 12 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không nhận đủ chất sắt (dưới 1mg/kg/ngày) từ thực phẩm bổ sung trước 6 tháng tuổi nên bổ sung sắt dạng giọt với liều 1 mg/kg/ngày. Việc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh nên được tư vấn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Các phương pháp bổ sung sắt

Thực phẩm 

Sắt trong chế độ ăn có hai dạng chính: heme và non-heme. Thực vật và thực phẩm tăng cường chất sắt chỉ chứa dạng non-heme, trong khi thịt và hải sản chứa cả 2 dạng. Sắt heme có sinh khả dụng cao hơn sắt nonheme và các thành phần khác trong chế độ ăn uống ít ảnh hưởng đến sinh khả dụng của dạng heme hơn.

Nguồn cung cấp sắt heme dồi dào nhất bao gồm thịt nạc và hải sản. Nguồn cung cấp sắt nonheme bao gồm các loại hạt, đậu, rau và các sản phẩm ngũ cốc. Sữa mẹ chứa chất sắt có sinh khả dụng cao nhưng với số lượng không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ lớn hơn 4 đến 6 tháng.

Sinh khả dụng của sắt là khoảng 14% đến 18% từ chế độ ăn hỗn hợp bao gồm thịt, hải sản và vitamin C (giúp tăng cường khả dụng sinh học của sắt nonheme) và 5% đến 12% từ chế độ ăn chay.

Thuốc bổ sung sắt 

Thuốc bổ sung sắt cung cấp sắt dưới dạng muối chẳng hạn như sắt (II) sulfate, sắt (III) sulfat, sắt (II) gluconat, sắt (II) fumarat, sắt (III) citrat,… Sắt được hấp thu tốt nhất ở dạng sắt (II) và nhiều nhất ở tá tràng.

Các dạng muối khác nhau trong thuốc bổ sung sắt cung cấp lượng sắt nguyên tố khác nhau. Ví dụ, sắt (II) fumarat có 33% sắt nguyên tố tính theo trọng lượng, trong khi sắt sulfat (II) là 20% và sắt (II) gluconat là 12% sắt nguyên tố.

Bổ sung sắt qua đường uống

  • Để hấp thu tốt nhất, nên uống thuốc bổ sung sắt ít nhất 30 phút trước bữa ăn hoặc 2 giờ trước khi dùng các loại thuốc khác.
  • Nếu cảm thấy khó chịu với các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, có thể dùng thuốc với một lượng nhỏ thức ăn.
  • Tránh dùng thuốc bổ sung sắt cùng với sữa, calci, thuốc kháng acid, thực phẩm giàu chất xơ hoặc caffein.
  • Việc hấp thu sắt cần môi trường acid nên để tăng hấp thu có thể dùng kèm với vitamin C hoặc nước cam nguyên chất.

Bổ sung sắt đường tiêm tĩnh mạch IV

Phương pháp này phù hợp hơn ở những bệnh nhân:

  • Không thể dung nạp sắt qua đường uống do tác dụng phụ.
  • Phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn nhiều.
  • Những người đã phẫu thuật cắt dạ dày, tình trạng giảm tiết dịch dạ dày làm giảm khả năng hấp thu sắt.
  • Những người có tình trạng kém hấp thu khiến cơ thể không thể hấp thụ đầy đủ (như bệnh Whipple, bệnh celiac, thiếu máu ác tính,…).
  • Những người có tình trạng viêm mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp có nồng độ hepcidin tăng cao làm giảm hấp thu sắt qua đường uống.

Đối với các tình trạng thiếu sắt nhẹ, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu chất sắt. Đối với các tình trạng bệnh lý, ngoài việc bổ sung sắt còn phải điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cách bổ sung sắt phương pháp điều trị phù hợp.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung sắt

Khi bổ sung sắt, tác dụng phụ thường gặp nhất là về đường tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn hoặc nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, miệng có vị kim loại, ố răng hoặc đau vùng thượng vị. Để giảm tác dụng phụ, bệnh nhân có thể bổ sung sắt theo chế độ điều chỉnh (tức là ba lần một tuần thay vì hàng ngày) hoặc dùng cùng với thức ăn, mặc dù điều này có thể làm giảm sự hấp thu và ít thuận tiện hơn cho bệnh nhân.

Sắt có thể làm giảm sự hấp thu của các loại thuốc khác bằng cách tạo thành một phức hợp không hòa tan với các thuốc đó, chẳng hạn như methyldopa/ levodopa, fluoroquinolon, penicillin hoặc tetracyclin.

Đối với trẻ em, sắt có thể an toàn khi dùng bằng đường uống với liều dưới mức 40 mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Nhưng liều lượng sắt cao có thể không an toàn cho trẻ em. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, lượng sắt cao trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2


Câu hỏi thường gặp

Nên bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu?

Tùy thuộc vào tình trạng và độ tuổi cụ thể của trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị bổ sung sắt phù hợp.

Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?

Việc bổ sung sắt cho bà bầu ngay từ những tháng đầu tiên, càng sớm càng tốt cho đến khi sinh em bé và 1 tháng sau sinh.

Bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Để hấp thu tốt nhất, nên uống thuốc bổ sung sắt ít nhất 30 phút trước bữa ăn hoặc 2 giờ trước khi dùng các loại thuốc khác.

Sau sinh bổ sung sắt và canxi trong bao lâu?

Thông thường việc bổ sung sắt và canxi cho phụ nữ  trong 4 – 6 tháng sau sinh, tuy nhiên còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, chẳng hạn như các bệnh lý đi kèm hoặc có đang cho con bú hay không,…

Bổ sung sắt như thế nào cho đúng?

Tùy thuộc vào tình trạng, giới tính và độ tuổi của bạn, nếu có bất cứ dấu hiệu nào về thiếu sắt, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cách bổ sung sắt hợp lý.

Như vậy có thể thấy, việc bổ sung sắt rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt ở nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao. Hy vọng qua bài viết này bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về cách bổ sung sắt hợp lý. 

Contact Me on Zalo