Khi mang thai, nhu cầu sắt của mẹ sẽ tăng lên để tăng tạo hồng cầu cung cấp cho cả mẹ và con. Phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ sắt sẽ dẫn đến nhiều tác động không tốt đến thai nhi. Vì vậy, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về chủ đề “Bổ sung sắt cho bà bầu” qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Vì sao phải bổ sung sắt cho bà bầu?
Sắt đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nắm được vai trò của sắt sẽ là bước đầu giúp bạn có ý thức hơn trong việc bổ sung sắt cho bà bầu.
Vai trò của sắt đối với mẹ và thai nhi
Sắt là một vi chất dinh dưỡng có vai trò chính là hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu. Sắt được ưu tiên cung cấp cho các tế bào hồng cầu trên tất cả các hệ cơ quan bao gồm cả não, thai nhi đang phát triển và trẻ nhỏ để hỗ trợ tổng hợp huyết sắc tố. Ngoài ra, sắt cũng là thành phần của nhiều enzyme quan trọng trong cơ thể. Mọi tế bào và hệ cơ quan trong cơ thể đều cần sắt để hoạt động và thực hiện các chức năng trao đổi chất.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên rất nhiều do thai nhi cần một lượng lớn chất sắt để có thể phát triển trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, bản thân sinh lý của phụ nữ mang thai cũng cần tăng thể tích máu để duy trì sự lưu thông và cung cấp oxy thích hợp đến các cơ quan của chính mình cũng như tới nhau thai. Nhu cầu sắt tăng dần trong thai kỳ, do đó bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ là cực kỳ cần thiết.
Trao đổi với chuyên gia Dinh dưỡng để hiểu hơn công dụng của sắt:
Những tác hại của thiếu sắt trong giai đoạn mang thai
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới hơn 40% trường hợp phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị thiếu máu, và ít nhất một nửa gánh nặng thiếu máu này là do thiếu sắt. Do đó, các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo phụ nữ nên hiểu rõ vai trò của sắt trong thời gian mang thai, để tăng cường bổ sung sắt cho bà bầu qua việc ăn các thực phẩm giàu sắt và các loại thực phẩm bổ sung.
Thiếu sắt dài ngày dẫn đến thiếu máu. Theo nhiều nghiên cứu, thiếu máu khi mang thai khiến phụ nữ có nguy cơ có kết quả thai kỳ kém, bao gồm: tăng nguy cơ tử vong chu sinh, sinh non và nhẹ cân. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu máu có lượng sắt dự trữ ít hơn một nửa so với bình thường.
Ngoài ra, thiếu sắt sẽ gây ra tác động bất lợi lên hệ miễn dịch, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm. Thiếu sắt cũng liên quan đến việc giảm khả năng lao động và giảm sự phát triển nhận thức thần kinh ở trẻ sơ sinh. Vì thế, bổ sung sắt cho bà bầu là một việc nên được lưu tâm đúng mức.
Tư vấn bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ở đâu?
Nếu quan tâm đến thai kỳ và muốn bổ sung sắt cho bà bầu một cách hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng – là những người có thể cho lời khuyên và hướng dẫn đúng đắn nhất cho bạn. Dưới đây là một số phòng khám và bác sĩ mà bạn có thể tham khảo:
Dr. Marie Cầu Giấy, Hà Nội: Là hệ thống phòng khám sản phụ khoa lớn nhất Việt Nam với 12 phòng khám tại 9 tỉnh thành phố, được xây dựng và kiểm định chất lượng bởi tổ chức MSI Reproductive Choices đến từ Anh Quốc. Dr. Marie. Bạn có thể yên tâm khám thai kỳ cũng như đăng ký tư vấn bổ sung sắt và dinh dưỡng tại đây.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare – Quận 1: Phòng khám trang bị máy móc và công nghệ nhập khẩu, hiện đại, theo tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Các tiến trình chẩn đoán và điều trị ở Victoria Healthcare đều dựa trên “y học chứng cứ”, tránh việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm. Bạn sẽ được tư vấn dinh dưỡng bổ sung sắt, đồng thời được hướng dẫn khám thai định kỳ theo đúng các phác đồ được khuyến cáo.
Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản 315: Cung cấp dịch vụ sức khỏe sản khoa và phụ khoa một cách toàn diện. Các bác sĩ tại đây đều giàu kinh nghiệm và đang trực tiếp khám, chữa bệnh tại các bệnh viện lớn như Từ Dũ, Hùng Vương. Bạn có thể tin tưởng khi nhận tư vấn bổ sung sắt cho bà bầu và khám phụ sản với các chuyên gia tại đây.
Phòng khám Vigor Health: Là phòng khám đa khoa nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM. Với hơn 10 năm hoạt động, đây sẽ là một địa chỉ đáng tham khảo khi bạn có nhu cầu khám thai sản cũng như tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho thai kỳ.
Bác sĩ Trần Diễm Hương (khám online): Bác sĩ Hương có kinh nghiệm trong: điều trị bệnh lý sản – phụ khoa. Bạn sẽ nhận được sự tư vấn cả về dinh dưỡng, chế độ bổ sung sắt và những điều cần lưu ý khác khi chăm sóc thai kỳ.
Bác sĩ Lê Giang (khám online): được đào tạo từ Đại học Y Hà Nội và các bệnh viện Phụ sản lớn trong nước như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện phụ sản Trung ương. Bác sĩ luôn mong muốn mang đến cho những bà mẹ mang thai các phương pháp điều trị mới, hiệu quả hơn và với chi phí thấp nhất.
Những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu là gì?
Hai loại sắt có trong thực phẩm: sắt hem được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm từ động vật, và sắt non-hem, được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm thực vật.
Sắt hem có nguồn gốc từ thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu,…), hải sản (cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, nghêu, sò,…), gia cầm, trứng và nội tạng động vật. Loại sắt này thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong khẩu phần ăn những lượng có thế hấp thu lại lớn hơn nhiều so với sắt non-hem.
Mặt khác, hầu hết sắt trong chế độ ăn uống tồn tại dưới dạng sắt non-hem có trong các loại rau có màu xanh đậm (rau bó xôi, rau muống, bông cải xanh,…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây khô. Đây là dạng sắt khó hấp thu do không hòa tan được trong ruột, do đó để tăng hấp thu sắt từ thực vật, bạn nên bổ sung thêm thịt và vitamin C trong khẩu phần ăn (là những thành phần đã được chứng minh giúp tăng sự hấp thu sắt).
Trao đổi với chuyên gia Dinh dưỡng để hiểu hơn công dụng của sắt:
Liều dùng khi bổ sung sắt cho bà bầu
Theo kết luận từ nhiều nghiên cứu, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến nghị liều thuốc bổ sung sắt cho bà bầu theo đường uống nên vào khoảng 30 – 60 mg sắt nguyên tố hằng ngày, kết hợp với 400 µg (0,4 mg) axit folic để ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở mẹ, nhiễm trùng hậu sản, nhẹ cân và sinh non.
Trong trường hợp người mẹ được xác định thiếu máu do thiếu sắt hoặc khi bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối, lượng sắt được yêu cầu có thể cao hơn. Điều này phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ dành cho bạn.
Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý rằng, liều khuyến cáo như trên được tính cho liều của sắt nguyên tố. Đối với từng dạng sắt khác nhau, liều quy đổi sẽ khác nhau. Dưới đây là ví dụ về hàm lượng sắt nguyên tố trong một số dạng muối cụ thể:
Dạng muối | Liều điển hình | Phần trăm Fe | Sắt nguyên tố |
Sắt sunfat (khô) | 325 mg | 37% | 120 mg |
Sắt sunfat (ngậm nước) | 325 mg | 20% | 64 mg |
Sắt fumarat | 300 mg | 33% | 99 mg |
Sắt gluconat | 325 mg | 12% | 39 mg |
Trao đổi với bác sĩ để có liều lượng bổ sung sắt cho bà bầu phù hợp:
Uống bổ sung sắt cho bà bầu khi nào?
Trước đây, các tài liệu thường không khuyến cáo bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, sau nhiều bằng chứng khác, người ta nhận thấy vai trò của sắt, bên cạnh đó là vai trò của axit folic là rất cần thiết cho giai đoạn đầu để phát triển ống thần kinh của thai nhi. Vì thế, khuyến nghị hiện nay đã được thay đổi.
Theo WHO, bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu nên được thực hiện như một phần của chăm sóc tiền sản để làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân, thiếu máu ở bà mẹ và thiếu sắt. Nếu phát hiện mang thai, nên uống bổ sung sắt và axit folic càng sớm càng tốt, uống mỗi ngày và kéo dài đến một tháng sau khi sinh.
Một số lưu ý khi uống bổ sung sắt cho bà bầu
Tác dụng phụ
Trong thời kỳ đầu mang thai, người phụ nữ có thể trải qua giai đoạn ốm nghén vào thời kỳ đầu hay táo bón và khó chịu thường xuyên ở bụng vào thời kỳ cuối. Việc bổ sung sắt cho bà bầu có thể làm tăng những vấn đề này.
Các tác dụng phụ tiềm ẩn của việc sử dụng sắt bao gồm: ợ chua, buồn nôn, khó chịu ở bụng trên, táo bón và tiêu chảy. Nguy cơ tác dụng phụ tỷ lệ thuận với lượng sắt nguyên tố. Tuy có rất ít thông tin về tác dụng phụ ở liều dưới 200 mg nhưng người ta cho rằng với liều 30mg mỗi ngày ở phụ nữ mang thai thường ít xảy ra tác dụng phụ.
Tương tác thuốc
Sắt có khả năng tạo phức nên tương tác với nhiều thuốc, dẫn đến làm giảm sự hấp thu sắt. Trong đó có thể kể đến các kháng sinh nhóm tetracyclin (tetracyclin, doxycylin), các thuốc dạ dày (như thuốc kháng H2, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc ức chế bơm proton), các nguyên tố khoáng khác (như canxi),… Khi dùng sắt chung với các loại thuốc điều trị này, nên sử dụng cách xa nhau khoảng 1 – 2 giờ.
Sự hấp thu sắt cũng giảm khi ăn các bữa ăn có ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu chiếm ưu thế. Phytat trong ngũ cốc nguyên hạt, canxi và phốt pho trong sữa, tanin trong trà và polyphenol trong nhiều loại rau đều ức chế sự hấp thu sắt bằng cách làm giảm khả năng hòa tan trong ruột của sắt. Vì vậy, nên bổ sung sắt cho bà bầu cách xa bữa ăn vào buổi tối cách xa bữa ăn, thuận tiện nhất là uống một viên hằng ngày trước khi đi ngủ.
Việc bổ sung một lượng tương đối nhỏ thịt và thực phẩm chứa vitamin C (như nước cam, chanh,…) làm tăng đáng kể sự hấp thu sắt từ bữa ăn.
Gặp ngay bác sĩ nếu có thể xuất hiện tác dụng phụ khi bổ sung sắt cho bà bầu:
Thận trọng
Bổ sung sắt cho bà bầu cần thận trọng ở phụ nữ mang thai có tiền sử thiếu máu tan huyết, bệnh lý về hemoglobin, bệnh về dự trữ sắt hoặc hấp thu sắt, bệnh dạ dày ruột và các bệnh di truyền liên quan đến rối loạn dung nạp glucose, fructose hay galactose. Những trường hợp này cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể bổ sung hợp lý.
Khi uống, không nên ngậm, nhai hoặc giữ thuốc lâu trong miệng do có thể gây loét miệng hoặc đổi màu răng.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng bổ sung sắt cho bà bầu với liều quá cao so với mức khuyến cáo có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc sắt bao gồm:
- Giai đoạn đầu: Triệu chứng xuất hiện trên tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, ngoài ra khi ngộ độc nghiêm trọng, sự rối loạn huyết động cũng sẽ xuất hiện.
- Giai đoạn 2: Xuất hiện nhiễm toan chuyển hóa do tổn thương tế bào đang diễn ra. Bệnh nhân có thể sẽ trở nên hôn mê, hạ huyết áp và nhịp tim nhanh.
- Giai đoạn 3: Tình trạng mất ổn định huyết động ngày càng trầm trọng và có thể tử vong nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời hoặc nếu độc tính sắt không được kiểm soát đầy đủ.
- Giai đoạn 4: Ngộ độc sắt nghiêm trọng có thể gây ra sự phân bố rộng rãi của sắt đến gần như tất cả các hệ cơ quan, có thể quan sát thấy độc tính ở gan, thận và thậm chí cả độc tính trên tim. Việc không đáp ứng thích hợp với ngộ độc sắt cấp tính có thể dẫn đến tử vong.
Câu hỏi thường gặp
Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?
Bổ sung sắt cho bà bầu nên bắt đầu từ ngay sau khi phát hiện có thai, duy trì bổ sung hằng ngày đến 1 tháng sau khi sinh. Nên bổ sung đồng thời sắt và axit folic.
Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ mang thai nên bổ sung 30 – 60mg sắt và 1000 – 2000mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên bổ sung 2 chất này cùng lúc vì sẽ làm cản trở hấp thu và giảm tác dụng của nhau.
Liều lượng bổ sung sắt cho bà bầu
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, liều bổ sung sắt cho bà bầu không có thiếu máu thiếu sắt là 30 – 60mg sắt nguyên tố hằng ngày. Với phụ nữ bị thiếu máu thiếu sắt, liều bổ sung sẽ cao hơn.
Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào?
Phụ nữ mang thai nên bổ sung sắt càng sớm càng tốt, kết hợp với axit folic và các thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu. Uống sắt cách xa những loại thuốc và thực phẩm gây tương tác. Tốt nhất nên uống vào buổi tối trước khi ngủ.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về cách bổ sung sắt cho bà bầu. Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Nếu bạn có nhu cầu khám thai kỳ, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn trên docosan.com..
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7173188/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235217/#:~:text=During%20pregnancy%2C%20more%20iron%20is,mass%20(Hallberg%2C%201988).
- https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455
- https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation
- https://www.who.int/tools/elena/interventions/daily-iron-pregnancy
- https://trungtamthuoc.com/hoat-chat/sat-ii-sulfat