Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng, thúc đẩy phản ứng sinh hoá trong tế bào và cơ thể. Vậy thiếu hụt vitamin B sẽ có những triệu chứng gì? Hãy cùng Docosan tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết thiếu hụt các loại vitamin B và cách bổ sung vitamin B qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin nhóm B
Thiếu hụt vitamin B là tình trạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Một số nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin B:
- Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng.
- Người bị thiếu máu.
- Người mắc các bệnh nền đái tháo đường, suy tim, suy dinh dưỡng, HIV/AIDS,…
- Đối tượng đặc biệt như trẻ ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, cho con bú có nhu cầu năng lượng cao, cần nhiều vitamin B hơn bình thường.
- Người nghiện rượu nặng lâu ngày.
- Người bị bệnh lý đường ruột mạn tính kém hấp thụ như viêm ruột, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích,…
- Uống thuốc cản trở cơ thể hấp thu vitamin B như metformin, thuốc ức chế bơm proton (PPI), phenytoin,…
Các đối tượng nguy cơ cao dễ bị thiếu hụt vitamin B
Một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và bệnh lý mạn tính cũng có thể khiến cơ thể bạn giảm hấp thụ vitamin B, làm tăng nguy cơ thiếu hụt. Những tình trạng này có thể bao gồm:
- Đái tháo đường 2 type.
- Bệnh Celiac (rối loạn dung nạp gluten).
- Bệnh lý dạ dày nhiễm trùng Helicobacter pylori (HP).
- Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
- Viêm tụy mạn tính.
- Rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Uống rượu lâu ngày quá nhiều.
Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt các loại vitamin B
Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt vitamin B12
Vitamin B12 hay còn gọi là Cobalamin đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động thần kinh và hình thành tế bào máu. Thiếu hụt vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu lớn, là tình trạng tủy xương sản xuất ra các tế bào hồng cầu lớn, có hình dạng bất thường và không hoạt động bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 là:
- Mệt mỏi, đau đầu, chán ăn
- Loét miệng, viêm lưỡi.
- Khó thở, tim đập nhanh,.
- Da nhợt nhạt, tê bì tay chân.
- Yếu cơ, đi lại khó khăn.
- Giảm thị lực.
- Tâm trạng cáu gắt.
- Suy giảm trí nhớ, nhận thức có thể hoang tưởng, trầm cảm.
Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt vitamin B6
Vitamin B6 gồm 3 hoạt chất pyridoxine, pyridoxal, pyridoxamine, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua chuyển hóa thức ăn. Vitamin B6 còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng.
Triệu chứng thiếu hụt vitamin B6 gồm:
- Buồn nôn, viêm lưỡi sưng đau.
- Phát ban, ngứa, viêm da, dễ bong tróc.
- Môi khô, nứt nẻ khóe miệng.
- Thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi và uể oải.
- Cơ thể giảm sản xuất kháng thể, dễ nhiễm trùng.
- Đôi khi co giật hoặc viêm thần kinh ngoại biên.
Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt vitamin B1 và B2
Thiếu hụt vitamin B1 và B2 thường ít gặp hơn so với hai loại vitamin kể trên. Người thiếu hụt vitamin B1, B2 thường có triệu chứng chán ăn, tê tay chân, nứt nẻ quanh miệng, yếu cơ, đôi khi bị lú lẫn.
Vitamin B1 (thiamine) đóng vai trò điều hòa hoạt động thần kinh, còn vitamin B2 (riboflavin) có chức năng hỗ trợ quá trình tăng trưởng, phát triển của tế bào, hai nhóm vitamin này có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc và sữa.
Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt vitamin B3
Vitamin B3 hay còn gọi là niacin có tác động đến quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Vitamin B3 giúp tăng cảm giác thèm ăn, giữ vai trò then chốt với sự phát triển của tế bào.
Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt vitamin B3:
- Buồn nôn, đau bụng, thường xuyên tiêu chảy và táo bón.
- Thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến lú lẫn, dễ bị ảo giác và mất trí nhớ.
- Đặc biệt là bệnh Pellagra.
Bệnh Pellagra đặc trưng với các triệu chứng:
- Da thô ráp, chuyển sang nâu đỏ dưới ánh mặt trời,
- Lưỡi màu đỏ, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy.
- Mệt mỏi, hung hăng, hoang tưởng, ảo giác.
Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt vitamin B9
Vitamin B9 hay còn gọi là folate đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Thiếu hụt vitamin B9 gây dị tật ống thần kinh ở trẻ, con sinh ra sẽ bị dị tật. Một số dấu hiệu của thiếu hụt vitamin B9:
- Thiếu máu hồng cầu to.
- Mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung.
- Tim đập nhanh, khó thở.
- Mất vị giác, lưỡi bị sưng và loét ở miệng.
- Da, móng, tóc bị đổi màu.
Các phương pháp bổ sung khi thiếu hụt vitamin nhóm B
Sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin B đang ngày càng được quan tâm trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện. Viên uống bổ sung Vitamin B Mega We Care giúp bổ sung 8 loại vitamin B thiết yếu (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12) cho cơ thể.
Cụ thể, các tác dụng của sản phẩm bổ sung B giúp bổ sung vitamin nhóm B trong trường hợp thiếu hụt, mệt mỏi, căng thẳng.
Các biện pháp phòng ngừa việc thiếu hụt các loại vitamin nhóm B
Thiếu hụt vitamin nhóm B có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Thay đổi chế độ ăn: Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B vào bữa ăn hàng ngày.
- Bổ sung vitamin B: Bạn có thể sử dụng các viên uống vitamin tuy nhiên cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ trước khi dùng.
- Thay đổi lối sống: Lối sống lành mạnh, không rượu bia thuốc lá, tập thể dục thường xuyên phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 – 12 tháng/lần để kiểm tra nồng độ vitamin B trong cơ thể, kịp thời can thiệp nếu lượng vitamin B thấp hơn bình thường.
Một số câu hỏi liên quan
Điều gì xảy ra khi lượng vitamin B trong cơ thể bạn bị thấp?
8 loại vitamin B đều đóng vai trò quan trọng trong tạo năng lượng cho chúng ta hoạt động. Vì vậy, chỉ cần thiếu hụt 1 trong 8 loại vitamin B sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, suy nhược và gây ảnh hưởng đến nhận thức, thần kinh. Vì vậy, để phòng tránh tình trạng này, bạn cần chú ý chế độ ăn, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Thiếu vitamin B nên ăn gì?
Vitamin B là loại vitamin phổ biến trong nhiều loại thực phẩm. Các loại thực phẩm dưới đây đều chứa hàm lượng cao vitamin B, giá rẻ, dễ tìm:
- Rau xanh như rau bina, cải xoăn, rau chân vịt,…
- Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu,…
- Trứng, phô mai, sữa.
- Ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt.
- Các loại đậu, hạt như đậu đen, đậu xanh.
- Trái cây tươi như cam, quýt, dưa hấu.
Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?
Thiếu vitamin B12 sẽ gây nên các triệu chứng về thể chất, thần kinh, tinh thần và từ từ tiến triển thành bệnh lý. Triệu chứng của thiếu hụt vitamin B12 thường xuất hiện chậm và trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.
Triệu chứng về thể chất:
- Thiếu máu, suy nhược mệt mỏi, yếu ớt, sụt cân, buồn ngủ.
- Buồn nôn, tiêu chảy, mất cảm giác đói.
- Đau rát nứt môi, miệng, mất gai lưỡi.
Triệu chứng về thần kinh:
- Tê bì tay chân.
- Thoái hóa tủy sống, thoái hóa dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh thị
giác gây suy giảm thị lực. - Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung.
- Nói chuyện, đi lại khó khăn.
Triệu chứng về tâm lý:
- Chán nản, cáu gắt.
- Thay đổi hành vi, tâm lý.
Thiếu vitamin B6 gây bệnh gì?
Tương tự như vitamin B12, thiếu hụt vitamin B6 cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Một số triệu chứng có thể kể đến:
- Khó chịu, mệt mỏi, môi khô, rụng tóc, nổi mụn trứng cá.
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ.
- Điện não đồ bất thường, không ổn định.
- Lo lắng, cáu kỉnh, mất ngủ và tăng cảm giác đau đớn.
- Phát ban đỏ, ngứa được gọi là Viêm da tiết bã.
- Đau nứt môi, sưng đỏ (vảy trên môi và nứt ở khóe miệng).
- Viêm lưỡi, Đau bóng sưng lưỡi.
- Suy giảm chức năng miễn dịch do giảm sản xuất các kháng thể cần thiết.
Thiếu hụt vitamin B6 gây thiếu máu hồng cầu nhỏXem thêm:
- 7 dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin cần bổ sung ngay!
- Vitamin B12 có tác dụng gì? Nên uống lúc nào? Cách dùng, liều dùng
- Vitamin C có tác dụng gì? 11 công dụng, liều dùng, lưu ý bạn cần biết
Thiếu hụt vitamin B có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của chúng ta. Vì vậy, bạn hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn dinh dưỡng để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin này. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè để cùng tìm hiểu nhé!
Tài liệu tham khảo:
1. Symptoms of Vitamin B Deficiencies
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/symptoms-of-vitamin-b-deficiency
- Ngày tham khảo: 2/11/2024
2. Vitamin B12 Deficiency
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22831-vitamin-b12-deficiency
- Ngày tham khảo: 2/11/2024
3. Vitamin B6
- Link tham khảo: https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminB6-HealthProfessional/#
- Ngày tham khảo: 2/11/2024