Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) là gì?

Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) là tình trạng trẻ thiếu hụt tất cả các chất dinh dưỡng một cách trầm trọng, hay nói cách khác là suy dinh dưỡng do đói. Tiên lượng trước mắt của suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) tốt hơn nhiều so với suy dinh dưỡng thể phù (Kawashiorkor). Trẻ bị gầy đét, trơ xương, da bọc xương, khuôn hóp lại như người già bởi lớp mỡ dự trữ dưới da đã được sử dụng hết. Vậy suy dinh dưỡng thể teo đét là gì? Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Suy dinh dưỡng thể teo đét là gì?

suy dinh duong the teo det 1
Suy dinh dưỡng thể teo đét là gì?

Suy dinh dưỡng thể teo đét, hay còn được gọi là MARASMUS, ở thể này trẻ bị suy dinh dưỡng do đói thật sự, trẻ thiếu tất cả các chất đạm, glucid, chất béo,… ở mức độ trầm trọng. Năng lượng hầu như không còn, vì vậy để sống trẻ phải huy động tất cả các chất dự trữ có trong cơ thể, lần lượt là glucid, chất béo, và sau cùng là chất đạm. Biểu hiện lâm sàng chính của thể này là trẻ mất hết lớp mỡ dưới da ở toàn thân, gương mặt hóp lại lộ rõ xương gò má trông giống như người già.

Ở Việt Nam, dân gian thường gọi thể teo đét này là ban khỉ vì trẻ có vẻ mặt gầy, mắt trũng, hốc hác, người teo nhỏ như con khỉ. Các bắp thịt cũng teo nhỏ, nhão và mất hẳn, bụng chướng, mông teo và tứ chi khẳng khiu toàn thân chỉ còn da bọc xương. Các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như trong thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn do tổn thương các cơ quan nhẹ hơn : gan không thoái hoá mỡ, không bị đe doạ suy tim, niêm mạc ruột bị ảnh hưởng ít, mức độ thiếu các chất dinh dưỡng thường nhẹ hơn thể phù.

Do đó, nhìn chung tiên lượng của suy dinh dưỡng thể teo đét thường tốt hơn suy dinh dưỡng thể phù. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, bởi suy dinh dưỡng thể teo đét vẫn có thể gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi nếu như không đươc chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời nên phối hợp với xây dựng thực đơn cung cấp đầy đủ các chất dinh đưỡng cho bé. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét có cân nặng bé hơn 60% so với cân nặng bình thường ở trẻ đồng lứa tuổi.

Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thể teo đét

suy dinh duong the teo det 2
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét

Thiếu dinh dưỡng trầm trọng là nguyên nhân chính thường gặp của sinh dinh dưỡng thể teo đét. Điều này có thể do cả mặt khách quan và chủ quan khiến cho trẻ không có đủ lượng thực, thực phẩm để cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính cho cơ thể bao gồm bột đường, chất béo, chất đạm và rau củ quả chứa các vitamin vi lượng.

Ngoài ra việc trẻ cai sửa quá sớm hoặc thức ăn bổ sung khong hợp lý cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét. Khi đó, đứa trẻ sẽ rơi vào tình trạng kém ăn, đồng thời các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, đường hô hấp sẽ xuất hiện tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến sức khỏe của bé ngày càng sa sút. Hoặc đôi khi trẻ bị mắc các bệnh gay tiêu hao năng lượng kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng thể teo đét. Do đó trong điều trị bệnh, vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân thường được đặt lên hàng đầu.

Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể teo đét

suy dinh duong the teo det 3
Dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét

Nếu để trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét rõ ràng thì hoàn toàn rất dễ nhận biết do biểu hiện teo đét toàn bộ cơ thể, chỉ còn da bọc xương bởi các mô mỡ và cơ đã bị tiêu biến để chuyển hóa thành năng lượng cho những cơ quan thiết yếu. Một số dấu hiệu có thể giúp phụ huynh nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét sau đây:

  • Trẻ bị tiêu chảy mạn tính kéo dài, rối loạn tiêu hóa, có thể xuất hiện thèm ăn hoặc chán án.
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, thờ ơ với mọi vật xung quanh, suy giảm nhận thức và khả năng học tập, thiếu năng lượng để tham gia các hoạt động hằng ngày.
  • Trẻ thấp còi so với bạn bè đồng lứa tuổi.
  • Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại.
  • Đôi khi trẻ dễ cáu kỉnh hơn bình thường.

Những triệu chứng trên có thể không đặc hiệu cho trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét, tuy nhiên các dấu hiệu trên phần nào giúp phụ huynh nhận biết được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài ở trẻ và hoàn toàn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng thể teo đét nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa. Đôi khi các trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù (Kawashiorkor) sau khi điều trị khỏi có thể chuyển sang dạng suy dinh dưỡng thể teo đét, vì thế các bậc phụ huynh cần phải chú trọng về vấn đề dinh dưỡng cho bé hơn.

Biện pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng thể teo đét

suy dinh duong the teo det 4
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất

Tất nhiên rằng việc đầu tiên quan trọng nhất đó chỉnh là bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho sự sống và phát triển của cơ thể bao gồm đường bột, chất đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng khác có trong rau quả, trái cây, … Trước hết để trẻ được phát triển toàn diện, ngày từ khi còn trong bụng mẹ trẻ đã được chăm sóc dinh dưỡng ngày từ giai đoạn này. Người mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh sử dụng các chất gây hại cho thai nhi.

Sau sinh, trẻ cần được uống sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, không cần phối hợp với các loại thức ăn khác. Bởi trong thời gian này, sữa mẹ hoàn toàn có thể đem lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc các vấn đề khác, cha mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để chuyển qua sử dụng sữa công thức. Một điều khẳng định rằng sữa công thức hoàn toàn không tốt bằng sữa mẹ do đó nếu có thể hay nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Giai đoạn tiếp theo cực kỳ quan trọng, nếu bố mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng thể teo đét. Sau 6 tháng đầu tiên, bố mẹ nên cho trẻ ăn dặm kết hợp với bú sữa mẹ để trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bởi giờ đây sữa mẹ không có những chất dinh dưỡng thiết yếu. Việc ăn dặm sao cho khoa học cũng nên được bố mẹ xem trọng.

Suy dinh dưỡng thể teo đét là một thể suy dinh dưỡng nặng thường gặp nhất tuy nhiên không nghiêm trọng như suy dinh dưỡng thể phù. Tuy nhiên việc phòng tránh bị suy dinh dưỡng teo đét ở trẻ là rất quan trọng bởi bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần, vận động và trí lực của trẻ sau này.

Xem thêm: Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo