Thiếu vitamin E bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Vitamin E là một chất dinh dưỡng quan trọng cho thị lực, khả năng sinh sản và sức khỏe của máu, não và da, đồng thời có thể đóng vai trò trong bệnh tim, ung thư và các bệnh khác. Vì thế, sự thiếu hụt vitamin E gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của vitamin E, tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin E, thiếu vitamin E bị bệnh gì, đồng thời đưa ra hướng dẫn về cách đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin E thông qua các nguồn thực phẩm bổ sung

Vai trò của Vitamin E đối với cơ thể.

Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh có trong thực phẩm và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Nó được ví như một lá chắn giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại, nguyên nhân chính dẫn đến lão hóa và nhiều bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, lão hóa, viêm khớp và đục thủy tinh thể. Ngoài ra, vitamin E còn góp phần làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, bảo vệ tim mạch khỏe mạnh.
Vai trò của vitamin E đối với cơ thể
Vai trò của vitamin E đối với cơ thể

Nguyên nhân gây thiếu vitamin E

Thiếu vitamin E có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống, khả năng hấp thu và các vấn đề sức khỏe khác.

Ăn uống không đủ chất

Chế độ ăn thiếu đa dạng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiếu hụt vitamin E. Nguồn vitamin E nạp vào cơ thể chủ yếu thông qua đường ăn uống, như hạt, dầu thực vật, rau xanh đậm, quả bơ… . Vì vâỵ những người áp dụng chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt, hạn chế nhiều nhóm thực phẩm cũng có thể dẫn đến thiếu hụt không chỉ vitamin E mà còn thiếu nhiều vitamin và khoáng chất khác.

Rối loạn hấp thu

Rối loạn hấp thu cũng là nguyên nhân thường gặp khác gây ra thiếu vitamin E, bao gồm các tình trạng như rối loạn tiêu hóa gây hay sử dụng một số loại thuốc. Các bệnh lý tiêu hóa như bệnh celiac (bệnh không dung nạp Gluten), bệnh Crohn, viêm đại tràng làm giảm khả năng hấp thu chất béo. Ngoài ra một số loại thuốc kháng acid và thuốc giảm cholesterol có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin E.

Bệnh gan và các bệnh di truyền

Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh gan và các bệnh di truyền cũng có thể gây thiếu vitamin E. Trong đó, các bệnh lý như viêm gan, xơ gan làm giảm khả năng gan chuyển hóa vitamin E, một số bệnh di truyền hiếm gặp cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin E. Đặc biệt, trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non, rất dễ thiếu hụt vitamin E do lượng dự trữ thấp và khả năng hấp thu hạn chế.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin E
Nguyên nhân gây thiếu vitamin E

Thiếu vitamin E gây ra bệnh gì?

Suy yếu cơ bắp

Thiếu vitamin E có thể gây ra tình trạng giảm trương lực cơ do vitamin E có chức năng bảo vệ màng tế bào cơ cũng như chịu trách nhiệm về khả năng hoạt động của cơ bắp nói chung. Vì vậy khi thiếu vitamin E, màng tế bào cơ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng yếu cơ, mệt mỏi, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Ảnh hưởng thị lực

Thiếu vitamin E có thể gây ảnh hưởng đến thị lực vì vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi tổn hại do gốc tự do gây ra. Khi thiếu vitamin E, mắt có thể gặp phải các vấn đề như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và tổn thương võng mạc. Những vấn đề này có thể gây ra tình trạng mờ mắt, quáng gà hay thậm chí mất thị lực.

Gây thiếu máu

Hồng cầu được vitamin E bảo vệ khỏi sự oxy hóa, từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Khi thiếu vitamin E, hồng cầu dễ bị phá hủy và làm cho lượng hồng cầu không đủ để đáp ứng cho cơ thể, gây ra tình trạng thiếu máu.

Rối loạn thần kinh

Cũng như các tế bào khác, tế bào thần kinh cũng được bảo vệ bởi vitamin E vì vậy những người bị thiếu vitamin E thường gặp các vấn đề về thần kinh như tê bì chân tay, mất thăng bằng, khó phối hợp vận động

Tăng nguy cơ sảy thai

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu vitamin E ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cao hơn nhiều so với những người có đủ lượng vitamin E trong máu.
Thiếu vitamin E gây ra bệnh gì
Thiếu vitamin E gây ra bệnh gì

Các dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin E

Giảm phản xạ

Như đã đề cập ở phần trên, thiếu vitamin E có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến giảm khả năng phản xạ. Điều này có thể làm giảm khả năng phản ứng nhanh trước các tình huống, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và khả năng thực hiện các hoạt động yêu cầu sự nhạy bén.
Thiếu vitamin E gây ra giảm phản xạ
Thiếu vitamin E gây ra giảm phản xạ

Mất hoặc giảm cảm giác rung

Một biểu hiện khác liên quan đến hệ thần kinh là giảm cảm giác rung, nguyên nhân là vitamin E cũng có vai trò trong việc bảo vệ các dây thần kinh chịu trách nhiệm cho cảm giác rung. Thiếu hụt vitamin E có thể dẫn đến mất hoặc giảm cảm giác này, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận rung động, điều quan trọng trong việc duy trì thăng bằng và định hướng.

Giảm thị lực ban đêm

Vitamin E đóng vai trò bảo vệ các tế bào võng mạc, giúp duy trì khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi thiếu vitamin E, khả năng nhìn ban đêm có thể bị suy giảm, khiến bạn khó khăn trong việc nhìn rõ khi ánh sáng yếu.

Đối tượng dễ thiếu vitamin E

Một số nhóm người có nguy cơ cao bị thiếu vitamin E do tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc các vấn đề liên quan đến hấp thụ và tiêu hóa chất béo:

Suy tụy ngoại tiết

Tụy là cơ quan quan trọng trong việc tiết ra enzyme giúp tiêu hóa chất béo. Khi chức năng ngoại tiết của tụy bị suy giảm, khả năng hấp thụ vitamin E (do vitamin E tan trong chất béo) cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt.

Ứ mật

Bình thường mật được tiết ra từ gan, là chất cần thiết để hấp thu chất béo. Khi có các bệnh lý gây ứ mật, gián đoạn quá trình bài tiết mật, gây ảnh hưởng đến hấp thu vitamin E trong thức ăn. Trong đó, xơ gan ứ mật nguyên phát là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến gan, làm tổn thương các ống mật và gây ra ứ mật. Do đó, cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo và hấp thụ vitamin E.

Bệnh xơ nang

Xơ nang là một bệnh di truyền ảnh hưởng đến các tuyến tiết dịch trong cơ thể, bao gồm tuyến tụy. Bệnh này gây khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất béo, do đó cũng ảnh hưởng đến hấp thụ vitamin E.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề hấp thụ dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin E.

Hội chứng ruột ngắn

Hội chứng ruột ngắn là tình trạng mà một phần lớn của ruột non bị loại bỏ hoặc không hoạt động. Ruột non là nơi hấp thụ chính của chất dinh dưỡng, và khi nó không hoạt động đúng cách, khả năng hấp thụ vitamin E cũng bị giảm.
Một số đối tượng dễ bị thiếu vitamin E
Một số đối tượng dễ bị thiếu vitamin E

Cách bổ sung vitamin E

Bổ sung từ thực phẩm

Đây là nguồn cung cấp vitamin E chủ yếu cho cơ thể, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung bằng các thực phẩm giàu vitamin E như hạt hướng dương, hạnh nhân, dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, rau cải bó xôi, cải xanh, kiwi, bơ, và cà chua,… Các thực phẩm trên còn các dưỡng chất khác cần thiết cho cơ thể.

Bổ sung từ thức uống

Một số loại đồ uống cũng có thể bổ sung vitamin E, đặc biệt là những loại đồ uống được tăng cường hoặc có chứa các thành phần tự nhiên giàu vitamin E như: Sữa hạnh nhân và sữa đậu nành, nước ép từ các loại quả như cam, kiwi, hoặc hỗn hợp trái cây tăng cường vitamin E.

Bổ sung thông qua thực phẩm chức năng

Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học đã đặt ra mức dung nạp tối đa đối với vitamin E là 1.500 IU mỗi ngày, nên người lớn được khuyến cáo là cần bổ sung 400 IU – 800 IU/ngày. Với một số chế độ ăn, việc bổ sung vitamin E có thể không đủ cho cơ thể và cần bổ sung thông qua thực phẩm chức năng. Cái tên nổi bật trong các loại thực phẩm bổ sung vitamin E, đặc biệt là vitamin E tự nhiên, có thể kể đến Enat 400. Enat 400 là sản phẩm giúp bổ sung vitamin E, giữ nguyên các đặc tính của vitamin E từ đó hỗ trợ cải thiện sức đề kháng, chống oxi hóa và các dấu hiệu lão hóa, phục hồi và bảo vệ các tế bào hư tổn bởi gốc tự do, từ đó tăng sức khỏe tổng thể. Ngoài ra Vitamin E còn giữ da luôn tràn đầy sức sống, rạng ngời và đủ độ ẩm, đồng thời giảm rạn da, tàn nhang, tăng độ đàn hồi và giúp da đều màu, vì vậy hãy chú ý bổ sung đầy đủ vitamin E.
Cách bổ sung vitamin E hiệu quả
Cách bổ sung vitamin E hiệu quả

Các câu hỏi liên quan

Thiếu vitamin E nên ăn gì?

Cách tốt nhất để bổ sung vitamin E là bổ sung từ chế độ ăn uống, các loại thực phẩm nên ăn bao gồm hạt hướng dương, hạnh nhân, dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, rau cải bó xôi, cải xanh, kiwi, bơ, và cà chua,…

Thiếu vitamin E có gây rụng tóc không?

Thiếu vitamin E cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc. Tuy nhiên, cần đánh giá các yếu tố khác gây rụng tóc trước khi kết luận rụng tóc do thiếu vitamin E

Những tác dụng phụ khi thừa Vitamin E

Bổ sung quá nhiều vitamin E có thể dẫn đến những biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn, phát ban nhẹ, đau bụng, tiêu chảy,… Xem thêm: Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về vitamin E, bao gồm vai trò quan trọng, nguyên nhân thiếu hụt, dấu hiệu, thiếu vitamin E bị bệnh gì và cách khắc phục tình trạng thiếu vitamin E. Hãy chủ động tìm hiểu và bổ sung vitamin E một cách hợp lý để bảo vệ sức khỏe bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống. 1. Vitamin E
  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-vitamin-e/art-20364144 Ngày tham khảo: 05/08/2024
2. How to Identify and Treat a Vitamin E Deficiency
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/food-nutrition/vitamin-e-deficiency Ngày tham khảo: 05/08/2024
3. The Role of Vitamin E in Human Health and Some Diseases
  • Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3997530/ Ngày tham khảo: 05/08/2024
4. Vitamin E Deficiency: Causes, Symptoms, and Treatment Options
  • Link tham khảo: https://www.narayanahealth.org/blog/vitamin-e-deficiency-causes-symptoms-and-treatment-options Ngày tham khảo: 05/08/2024
5. Vitamin E Deficiency
  • Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK519051/ Ngày tham khảo: 05/08/2024
6. How to Identify and Treat a Vitamin E Deficiency
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/food-nutrition/vitamin-e-deficiency Ngày tham khảo: 05/08/2024
Contact Me on Zalo
Call Now Button