Thực đơn cho người bị gout rất quan trọng trong việc điều trị bệnh gout. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu một số thông tin về chế độ ăn cho người bị gout trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Bệnh gout là bệnh gì?
Bệnh gout (gút) là một bệnh lý viêm khớp với các triệu chứng đau khớp và sưng khớp, những vết sưng cứng chắc thường kéo dài trong một hoặc hai tuần hoặc có thể xuất hiện các nốt tophy cứng chắc tồn tại dai dẳng, khó biến mất. Vết sưng do bệnh gút thường xuất hiện đầu tiên ở ngón chân cái hoặc các ngón tay, khớp bàn ngón.
Bệnh gút xuất hiện khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ trong cơ thể tăng cao có thể thấy khi thực hiện xét nghiệm đo lượng acid uric trong máu. Khi các tinh thể muối urat xuất hiện dày đặc lắng đọng tại các đốt xương, có dạng hình kim cương dưới dạng vi thể. Không phải lúc nào acid uric máu cao cũng gây bệnh gút.
Một số đặc điểm của bệnh gút:
- Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam;
- Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên;
- Bệnh hiếm gặp ở người trẻ tuy nhiên có nguy cơ sẽ diễn tiến nặng nề, nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh gút là tình trạng đau ở các khớp có tinh thể urat lắng đọng, chẳng hạn như ngón chân, ngón tay. Viêm do bệnh gút thường bắt đầu đột ngột vào ban đêm với cơn đau dữ dội có thể khiến người bệnh thức giấc. Các khớp có thể bị sưng, nóng, đỏ và có thể xuất hiện các nốt có mật độ cứng. Các nguyên nhân có thể đẩy bệnh nhân vào tình trạng có cơn gout cấp
- Một số loại thực phẩm giàu đạm;
- Rượu;
- Một số loại thuốc;
- Chấn thương;
Thực đơn cho người bệnh gout nên bổ sung và hạn chế gì?
Hầu hết lượng uric được sinh ra trong cơ thể có thể được thải ra ngoài. Tuy nhiên đối với người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ acid uric hiệu quả hoặc lượng uric được tạo ra quá cao cơ thể không thể loại trừ được hết dẫn đến sự tích trữ axit uric tạo thành các tinh thể urat bám vào khớp và gây ra cơn đau gout. Do đó, thực đơn cho người bị gout chỉ cần hạn chế những thực phẩm nhiều purine để phòng ngừa các cơn gout.
Một trong những yếu tố nguy cơ thường gặp trong bệnh gout đó là thừa cân/ béo phì. Áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt giúp giảm cân sẽ làm giảm acid uric trong cơ thể. Cần tránh các loại thực phẩm giàu purine (có sản phẩm thoái giáng là acid uric) như tặng động vật, thịt đỏ, xông khói, các loại hải sản giàu đạm như tôm, cua, sò, cá biển,…
Thực đơn cho người bệnh nhân gout cần bổ sung thêm nhiều nước. Với người trưởng thành, tùy theo nhu cầu của cơ thể cần bổ sung lượng nước từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nước nhiều có lợi cho việc đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, hạn chế sự lắng đọng urat bên trong cơ thể.
Chế độ ăn của người bị gout rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hay có nguy cơ bùng phát một đợt gút cấp. Khi xây dựng thực đơn cho người bị gout, đa số người bệnh gout đều lo lắng vì phần lớn những thực phẩm phổ biến, sử dụng hàng ngày đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có những thực phẩm chứa lượng purine tương đối thấp hơn có thể sử dụng rộng rãi hơn cụ thể như:
- Các loại cá sông như cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà),… có hàm lượng purine tương đối ít hơn các loại thịt khác, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể, hàm lượng theo khuyến cáo vào khoảng 50 – 100g protein/ngày.
- Tinh bột (gạo, phở, bún, khoai, ngũ cốc, bánh mì…) là thực phẩm thiết yếu của mỗi người. Tinh bột chứa một lượng purin ở mức vừa phải, làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu.
- Thực đơn cho người bệnh nhân gout cần bổ sung rau xanh, trái cây tươi để đào thải acid uric trong máu như cherry, trái cây, cải bẹ xanh, súp lơ…
- Sử dụng dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu mè… đồng thời hạn chế các chất béo có nguồn gốc động vật.
- Bệnh gút có ăn được thịt gà không, bệnh gút có ăn được thị vịt không? Câu trả lời là có và cần ăn ở mức vừa phải.
- Bệnh gút không nên ăn quả gì: các loại trái cây hầu hết đều có thể sử dụng cho người bệnh gút. Thực vật giàu purine thường gặp là các loại măng, giá,… mới cần hạn chế ở người bệnh gout.
- Bệnh gút có ăn được tỏi không: câu trả lời là được vì hàm lượng purine trong tỏi tương đối thấp.
- Bệnh gút có ăn được tiết luộc không: đây là nhóm thực phẩm cần hạn chế, không phải vì hàm lượng purine cao, mà vì tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe như các loại kí sinh như sán lợn, đồng thời tiết canh có chứa nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch.
- Bệnh gút có ăn được thịt lợn không: câu trả lời là chỉ nên sử dụng thịt lợn trong thực đơn cho người bệnh gout ở mức vừa phải vì hàm lượng purine trong thịt lợn không phải thấp.
Thực đơn cho người bệnh gout dễ làm tại nhà
Thứ hai/ Thứ tư/ Thứ sáu
Bữa sáng: phở thịt bò
Bữa trưa: cơm gạo tẻ khoảng 2 chén, sườn lợn rim, đậu phụ rán, su su xào, canh cải xanh, tráng miệng bằng vải thiều
Buổi tối: cơm gạo tẻ khoảng 1 chén, cá rô phi lọc thịt rán, mướp đắng xào trứng, canh rau ngót, tráng miệng bằng dưa hấu
Thứ ba/ Thứ năm/ Thứ bảy
Buổi sáng: bún riêu cua (bún, đậu hũ, thịt cua đồng, hành lá, cà chua, nước dùng)
Buổi trưa: cơm gạo tẻ, cá chép chiên sốt cà chua, thịt băm rang, cải bắp luộc, canh bí xanh, tráng miệng bằng nửa quả cam
Buổi tối: cơm gạo tẻ khoảng một chén, thịt heo chiên (nạc vai), đậu phộng rang, bầu luộc, canh mồng tơi, tráng miệng bằng 3 múi bưởi.
Chủ nhật
- Buổi sáng: xôi đậu phộng
- Buổi trưa: cơm gạo tẻ khoảng 2 chén, thịt bò xào hành tây, cá bống kho tộ, củ cải luộc, canh bí xanh, xoài chín tráng miệng
- Buổi tối: cơm gạo tẻ, tôm biển hấp sả, trứng đúc thịt nạc hai xay, cải bắp xào, canh rau cải, lựu đỏ tráng miệng
Việc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout là rất quan trọng vì nó sẽ giúp thiểu nguy cơ xảy ra các đợt gout cấp. Thực đơn cho người bệnh gout cần được tham khảo bác sĩ điều trị để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Xem thêm:
- Bệnh gout có chữa được không?
- Bệnh gout nên ăn gì?
- Chỉ số acid urid bình thường
- Xét nghiệm acid urid
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: NHS