Uống gì để hạ huyết áp? Thử ngay 7 loại thức uống sau

Uống gì để hạ huyết áp? Đây luôn là câu hỏi của không ít người bị cao huyết áp. Việc sử dụng thực phẩm tự nhiên để chống lại bệnh luôn là cách phòng bệnh tốt nhất. Trong bài viết này, Docosan sẽ giới thiệu đến bạn 7 loại đồ uống có thể giúp giảm huyết áp hiệu quả.

Uống gì để hạ huyết áp

Sau đây là 7 loại nước giúp bạn giải đáp thắc mắc huyết áp cao nên uống gì để hạ.

Nước ép cà chua

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu năm 2019, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đánh giá tác động của việc uống trung bình một cốc nước ép cà chua mỗi ngày đối với những người tham gia có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.

Họ kết luận rằng nước ép cà chua cải thiện cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, cũng như cholesterol. Các nghiên cứu khác gần đây đã báo cáo kết quả tương tự ở những người bị tăng huyết áp giai đoạn 1 và phụ nữ mang thai.

Để tránh lượng natri không cần thiết, có thể có tác dụng ngược lại đối với huyết áp, hãy nhớ mua nước ép cà chua không ướp muối.

Nước ép củ cải đường

Là loại rau ít calo, không chỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe mà còn có thể giúp giảm huyết áp. Nước ép của cả củ cải sống và nấu chín đều cải thiện huyết áp. Tuy nhiên, nước ép củ cải đường sống có tác động lớn hơn đến huyết áp. Củ cải đường rất giàu nitrat, một hợp chất được biết là có tác dụng giảm huyết áp.

Nước ép mận

Nước ép mận từ lâu đã được biết đến để giúp giảm táo bón. Nhưng một trong những lợi ích sức khỏe ít được biết đến của nước ép mận khô là nó cũng làm giảm huyết áp.

Các nhà nghiên cứu đã cho rằng huyết áp giảm đáng kể ở những người ăn một liều duy nhất 3 quả mận khô mỗi ngày. Những người ăn sáu quả mận khô mỗi ngày đã giảm thêm huyết áp tâm thu. Ngoài giảm huyết áp thì quả mận khô cũng làm giảm cholesterol. Để tận dụng những tác dụng này, hãy uống một ly nước ép mận 100 phần trăm hoặc tự pha chế mận khô đã ngâm.

Nước ép lựu

Lựu không chỉ giàu chất dinh dưỡng như folate và vitamin C mà còn có tác dụng chống viêm mạnh. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nước ép lựu có thể góp phần vào một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nước ép lựu có thể giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Các tác động lên huyết áp tâm thu không phụ thuộc vào việc người tham gia uống nước ép lựu trong bao lâu và bao nhiêu. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị một liều ít nhất 240ml để giảm huyết áp tâm trương.

Nếu bạn quyết định thêm nước ép lựu vào chế độ ăn uống của mình, hãy đảm bảo rằng đó là nước ép 100% không thêm đường.

Nước ép quả mọng

Nếu hỏi huyết áp cao uống gì cho hạ thì nước ép quả mọng luôn là lựa chọn cực tốt. Giống như quả lựu, quả mọng (đặc biệt là quả việt quất) được biết đến với đặc tính chống oxy hóa. Tuy nhiên, ít người biết về lợi ích tim mạch của chúng.

Uống nước ép nam việt quất hoặc anh đào có thể cải thiện huyết áp hiệu quả, làm giảm cả huyết áp tâm thu và cholesterol.

Để tăng thêm hiệu quả thì tốt nhất bạn nên uống nước ép nguyên chất 100% và không bỏ đường.

Sữa tách béo

Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa tách béo và sữa chua là thành phần chính của chiến lược chế độ ăn uống để ngừng tăng huyết áp, một tập hợp các khuyến nghị dựa trên cơ sở khoa học để ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao.

Trong một đánh giá tài liệu năm 2011 với sự tham gia của 45.000 người trưởng thành, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra việc tiêu thụ các sản phẩm sữa ít chất béo và chất béo cao và mỗi loại ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào. Họ kết luận rằng việc tiêu thụ sữa ít chất béo có liên quan đến việc giảm nguy cơ huyết áp cao.

Cố gắng ăn 2-3 phần sữa ít béo mỗi ngày. Bạn có thể uống một ly trong bữa ăn hoặc thêm nó vào ngũ cốc hoặc sinh tố. Sữa tách béo cũng là một chất bổ sung tuyệt vời cho cà phê.

Trà

Trà chắc chắn luôn là cái tên luôn được nói đến đầu tiên khi hỏi “uống gì hạ huyết áp?”. Tuy nhiên không phải tất cả các loại trà đều được tạo ra như nhau. Vậy uống trà gì để hạ huyết áp? Những loại trà tốt mà bạn nên sử dụng bao gồm:

  • Trà cúc hòe: Là loại trà được chế biến từ thảo dược tự nhiên và hoa, uống loại trà này mỗi ngày giúp cơ thể thanh nhiệt, sáng mắt, vững thành mạch tim và nhất là chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả
  • Trà khổ qua rừng: Là loại dược tự nhiên rất tốt cho điều trị bệnh tiểu đường, ổn định huyết áp rất tốt. Ngoài ra trà khổ qua rừng còn có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh Gout, phòng ngừa ung thư, mỡ máu
  • Trà nhị diệp sơn trà: Sử dụng 15g sơn tra, 12g lá sen cắt nhỏ để pha trà, dùng mỗi ngày sẽ giúp chữa bệnh cao huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo, hạ áp giảm mỡ tốt
  • Trà xanh: Trà xanh có vị thanh nhẹ tự nhiên có khả năng giảm huyết áp cực tốt. Tại Nhật Bản, trà xanh được sử dụng vào mỗi buổi trưa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Trà tâm sen: Trà tâm sen luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu khi thắc mắc uống gì để hạ huyết áp tốt nhất. Trà điều trị cao huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản. Từ đó phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hoá
  • Trà bồ công anh: Nhắc đến trà hạ huyết áp thì không thể không kể đến trà bồ công anh. Trà được làm từ rễ bồ công anh rửa sạch phơi khô, bạn chỉ cần ngâm với nước sôi là đã có thể sử dụng. Trà có vị đắng tự nhiên và khá nhẫn so với các loại trà khác
  • Trà gạo lứt rang: Loại trà này có khả năng thanh lọc gan, giúp đẹp da, sáng da và tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Ngoài ra nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và ớn lạnh thì đây cũng có thể uống vài hớp trà gạo lứt rang để ổn định lại cơ thể

Ngoài ra, sung vitamin E bằng viên uống ENAT có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin E giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa sự oxy hóa cholesterol xấu LDL, giảm nguy cơ hình thành mảng bám động mạch và xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu trái cây, rau xanh và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên Docosan đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống gì để hạ huyết áp để từ đó có sức khỏe tim mạch tốt nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Contact Me on Zalo