Viêm đại tràng nên ăn gì? Viêm đại tràng là một bệnh thường gặp của đường tiêu hóa, có thể gây nên những cơn đau bụng dữ dội và tiêu chảy kéo dài. Ngoài việc dùng thuốc đặc hiệu chữa trị bệnh thì việc thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp cũng giúp giảm nhẹ và chấm dứt được tình trạng bệnh. Tuy nhiên có nhiều người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc nhận biết viêm đại tràng nên ăn gì và nên kiêng gì. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về vấn đề đó trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Viêm đại tràng nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho đại tràng thì người bệnh cũng cần phải xây dựng và duy trì chế độ ăn uống một cách phù hợp, bao gồm:
- Uống đầy đủ nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày
- Ăn chín uống sôi và quá trình chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh
- Không ăn các món ăn khiến đừng ruột thấy khó chịu, đầy chướng hay đau bụng, dị ứng
- Đa dạng thực đơn khẩu phần ăn mỗi ngày và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo tiêu hóa và hấp thu được thuận lợi
- Người bệnh không được kiêng cữ quá mức sẽ dẫn đến cơ thể bị suy dinh dưỡng và đường ruột không hồi phục tốt được.
Thức ăn chứa Omega-3
Omega-3 là một loại axit béo tốt không bão hòa, có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu. Chất này sẽ làm giảm tình trạng viêm ở đại tràng, từ đó làm giảm đáng kể triệu chứng và tăng khả năng phục hồi của bệnh.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể bổ sung hàm lượng Omega-3 qua các nguồn thực vật khác như hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt lanh, dầu ô-liu.
Trái cây tươi, rau củ quả
Quả chuối được khuyến cáo nên ăn thường xuyên hơn trong khoảng thời gian điều trị bệnh viêm đại tràng. Vì chúng có chứa nhiều loại chất xơ có tác dụng tăng nhu động ruột và lành niêm mạc đại tràng, từ đó làm giảm bớt tình trạng táo bón và tiêu chảy.
Quả bơ được xem là một loại trái cây có tác dụng tốt cho đại tràng, đặc biệt là trong lúc nó đang bị viêm. Người bệnh nên bổ sung bơ vào các món salad, làm sinh tố uống hoặc ăn trực tiếp nhé.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn bổ sung các loại trái cây tươi mát như táo, lê hay đào. Chúng đều là những thực phẩm có tính chất dịu mát, mềm mại, chứa nhiều dinh dưỡng và sẽ rất tốt cho sức khỏe..
Trong trường hợp viêm đại tràng gây táo bón nhiều, thì người bệnh nên ăn bổ sung nhiều loại rau xanh và củ quả dễ tiêu như rau cải, rau mồng tơi, rau dền, rau ngót, củ cải, củ cà rốt, quả bí đao, …
Bệnh viêm đại tràng sẽ cải thiện và ngăn ngừa được bệnh tái phát nếu sử dụng được các loại trái cây tươi và rau củ quả thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm chứa Probiotic
Probiotic hay men lợi khuẩn có tác dụng làm cân bằng hệ sinh vật có lợi cho đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, từ đó làm cải thiện được triệu chứng của bệnh.
Người bệnh nên chọn các thực phẩm có chứa Probiotic như sữa chua, dưa cải để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Lưu ý rằng nên dùng các loại chứa ít đường để tránh lại gây tác động đến niêm mạc đại tràng.
Chất đạm
Protein hay chất đạm đóng vai trò quan trọng cấu tạo nên các mô cơ quan, giúp bảo vệ tốt đại tràng và cơ thể. Người bị viêm đại tràng nên ăn bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ các nguồn động vật và thực vật như
- Thịt nạc, thịt gà
- Trứng gà
- Các loại đậu và bơ đậu
- Bột yến mạch, ngũ cốc
- Sữa không đường.
Viêm đại tràng kiêng ăn gì?
Thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ
Những loại đồ ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ là thủ phạm chính gây nên tình trạng co thắt của đường ruột dẫn đến tăng triệu chứng đau bụng, khó tiêu, táo bón và tiêu chảy.
Bệnh nhân viêm đại tràng nên hạn chế tuyệt đối những loại đồ ăn chứa nhiều đường, bao gồm cả đường tự nhiên hay nhân tạo như kẹo, socola, nước ngọt có gas, … Đồng thời cần nên thay thế các món chiên xào hay rán bằng món hấp, luộc hay nấu canh để dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
Thức ăn tanh sống, khô cứng
Đây là nhóm thức ăn mà bệnh nhân viêm đại tràng cần kiêng cữ, vì việc tiêu hóa chúng rất khó khăn có thể gây ra cọ xát và tổn thương đến niêm mạc của đại trạng dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm khô cứng như trái cây sấy khô, ngũ cốc và hạt nguyên vỏ, bắp rang bơ … và đồ ăn tanh sống như gỏi sống, tiết canh, nem chua, rau sống. Hạn chế những loại thức ăn này trong suốt thời gian điều trị và giai đoạn phục hồi sau đó sẽ giúp bệnh viêm đại tràng mau chóng được dứt điểm.
Thức ăn cay nóng và chất kích thích
Những thức ăn cay nóng chứa nhiều thành phần gây kích thích và rối loạn chức năng của đường ruột và đại tràng. Từ đó dẫn đến trầm trọng hơn các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và khiến tình trạng viêm loét của đại tràng nặng nề hơn.
Thức ăn đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước có gas, … cầm phải hạn chế để bảo vệ niêm mạc đại tràng và sức khỏe của người bệnh, đồng thời các triệu chứng của bệnh cũng được kiểm soát tốt hơn.
Phòng khám, bệnh viện điều trị viêm đại tràng
- Bệnh viện Quốc tế City– Quận Bình Tân
- Bệnh viên đa khoa Tân Hưng – Quận 7
- Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn – Q. Bình Chánh
Kết luận
Nhiều người bị viêm đại tràng thực hiện được việc nên ăn và kiêng ăn như trên sẽ mang lại hiệu quả trong giảm triệu chứng và hồi phục tốt sau khi bệnh. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp hoàn toàn với chế độ dinh dưỡng chung đó, mà sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng cơ địa của mỗi người. Vì vậy cần tham khảo ý kiến từ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với mỗi người.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.