Những điều cần biết khi khám dinh dưỡng cho trẻ

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bé, khám dinh dưỡng định kỳ đóng một vai trò khá quan trọng. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn: Khám dinh dưỡng là khám những gì, cần chuẩn bị gì trước khi đi khám dinh dưỡng, khi nào nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng, khám dinh dưỡng ở đâu? Trong bài viết dưới đây, Docosan sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Khám dinh dưỡng cho trẻ gồm những gì?

Các bác sĩ thăm khám dinh dưỡng sẽ chỉ ra tình trạng hiện tại của bé đang dư thừa hay thiếu hụt dưỡng chất nào, sau đó đưa ra những chỉ định phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Khám dinh dưỡng bao gồm các quy trình được thực hiện khoa học: Thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần ăn, lên thực đơn cá thể hóa, hướng dẫn chế biến món ăn đúng cách, hướng dẫn vận động phù hợp.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

  • Thu thập các chỉ số cân nặng, chiều cao, xác định chỉ số BMI;
  • Phân tích thành phần cơ thể với máy Inbody (dành cho bé từ 7 tuổi trở lên hoặc theo chỉ định của bác sĩ);
khám dinh dưỡng
Thu thập các chỉ số cân nặng

Khám, tư vấn với bác sĩ dinh dưỡng

  • Khám lâm sàng;
  • Hỏi đáp cha mẹ về thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng, khai thác bệnh lý đánh giá tình trạng dinh dưỡng;
  • Cấp toa điều trị cũng như tư vấn chăm sóc, theo dõi quá trình điều trị cho trẻ;

Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh

  • Thực hiện các xét nghiệm máu, bao gồm:
    • Định lượng Calci ion hóa
    • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
    • Đo hoạt độ ALP (Alkalin Phosphatase)
    • Định lượng Prealbumin/ Định lượng Triglycerid/ Định lượng GLUCOSE
    • Định lượng sắt huyết thanh
  • Siêu âm, X-quang…phù hợp với tình trạng bệnh lý và độ tuổi;
khám dinh dưỡng
Phương pháp khám dinh dưỡng của chuyên gia hàng đầu

Xây dựng thực đơn

  • Tìm hiểu về thói quen, sở thích ăn uống của bé;
  • Khai thác khẩu phần ăn 24h (bắt buộc hoặc dựa vào tình trạng bệnh lý/mục tiêu cụ thể);
  • Xây dựng thực đơn cho trẻ theo sở thích, thói quen của bé và chỉ định của bác sĩ;

Khám, tư vấn với bác sĩ Y học thể thao – Vận động

  • Khám, tầm soát cũng như đánh giá sức khỏe cơ xương khớp, khả năng vận động và tập luyện, từ đó hướng dẫn cách vận động tốt nhất cho bé;
  • Xây dựng, thiết kế bài tập vận động phù hợp;

Tư vấn vận động/hướng dẫn tập luyện

  • Bác sĩ Y học – Thể thao vận động chỉ định, hướng dẫn thực hiện các bài tập;
  • Cung cấp tài luyện, hướng dẫn để tập luyện tại nhà;

Những dấu hiệu cần cho bé khám dinh dưỡng định kỳ

Bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo rằng, cha mẹ cần cho bé khám dinh dưỡng định kỳ vì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi liên tục, theo từng độ tuổi sẽ có những điều chỉnh kịp thời về chế độ ăn uống, vận động.

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong “1000 ngày đầu đời” là vô cùng quan trọng vì bé sẽ hoàn thiện về não bộ cũng như là nền tảng thể chất sau này ở giai đoạn này. Chính vì vậy, bố mẹ nên ghi nhớ đưa trẻ đi khám dinh dưỡng vào các cột mốc 6, 9, 12, 15, 18 và 24 tháng tuổi để kiểm tra, tầm soát sớm vấn đề dinh dưỡng nào có thể đang cản trở sự phát triển của bé.

khám dinh dưỡng
Những dấu hiệu cần cho bé khám dinh dưỡng định kỳ

Khi bé được 2 tuổi trở lên, ba mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng định kỳ 1-2 lần. Tuy nhiên, bất cứ khi nào ba mẹ cảm thấy những dấu hiệu khác lạ ở trẻ như: Sụt cân, biếng ăn, tăng cần nhanh, v.v. ba mẹ cần đưa bé đi khám sớm để khắc phục tình trạng này.

Việc khám định kỳ và đúng thời điểm mang lại nhiều lợi ích như:

  • Đánh giá đúng tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhằm có những điều chỉnh kịp thời về chế độ ăn uống, vận động v.v.
  • Giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời các bệnh lý dinh dưỡng có thể ảnh hưởng không tích cực đến sức khỏe của bé sau này như: thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vitamin và khoáng chất v.v.
  • Xây dựng và hướng dẫn chế độ ăn uống khoa học, chế độ vận động hợp lý nhằm đem đến những lợi ích thiết thực cho sức khỏe lâu dài của bé khi trưởng thành.

Cần lưu ý gì khi đưa trẻ đi khám dinh dưỡng?

Khám dinh dưỡng cho trẻ là rất cần thiết để giúp ba mẹ xác định hướng chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đây là một vài lưu ý trước khi ba mẹ cho bé khám dinh dưỡng.

Nắm rõ tình trạng hiện tại của bé

Ba mẹ cần nắm rõ bé đang gặp những vấn đề gì, có biểu hiện khác thường gì không… để trao đổi với bác sĩ nhằm có thêm cơ sở chẩn đoán chính xác và phù hợp.

Mang theo hồ sơ khám bệnh

Bạn nên mang theo hồ sơ thăm khám sức khỏe (nếu có) trước đó để giúp bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán, tiết kiệm thời gian và chi phí xét nghiệm không cần thiết và đưa ra chỉ định chính xác, phù hợp cho bé.

khám dinh dưỡng
Mang theo hồ sơ khám bệnh của bé

Nắm rõ chế độ ăn uống và sinh hoạt của bé

Hãy theo dõi và ghi lại đầy đủ, chính xác thông tin các bữa ăn cho bé trong vòng 1 tháng, hay 1 tuần gần nhất (bao gồm cả các thực phẩm bổ sung cho bé (thức uống, đồ ăn), kèm với số lượng và tần suất bé ăn, thời gian ngủ nghỉm vui chơi, vận động trong ngày của bé v.v. Các yếu tố này đều là những dữ liệu cần thiết cho việc chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị, chăm sóc dinh dưỡng hiệu quả.

Chuẩn bị sẵn câu hỏi

Trước khi đưa trẻ đi khám dinh dưỡng, ba mẹ nên chuẩn bị trước những câu hỏi mà ba mẹ băn khoăn, lo lắng trong quá trình nuôi dạy con trẻ.

Đưa trẻ đi khám đúng lịch

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần tăng hiệu quả điều trị và điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời. Trong những trường hợp không thể đến đúng ngày như lịch hẹn, ba mẹ có thể đến trước một vài ngày để bác sĩ thăm khám và điều chỉnh phù hợp, phát huy tối đa hiệu quả điều trị.

Chọn địa chỉ khám dinh dưỡng uy tín

Ba mẹ nên cân nhắc lựa chọn trung tâm dinh dưỡng uy tín, chuyên nghiệp, bác sĩ có chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, khép kín…giúp quá trình điều trị gặp nhiều hiệu quả.