Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Viêm gan B là một trong những bệnh mãn tính nguy hiểm, gây ra cái chết cho hơn 600.000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có đến hơn 300 triệu người mắc Viêm gan B trên toàn thế giới, con số này không ngừng tăng lên từ 3 đến 4 triệu người mỗi năm. Ở nước ta, theo ước tính của Bộ Y tế năm 2017, số người nhiễm virus viêm gan mạn tính lên tới 7,8 triệu người. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong nội dung dưới đây.

Bệnh viêm gan B là gì?

Bệnh viêm gan B do virus HBV (Hepatitis B Virus) gây ra. Thông thường, khi  người bệnh lây nhiễm virus viêm gan vào cơ thể, virus này có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng, tùy cơ địa từng người. Sau giai đoạn này, virus bắt đầu hoạt động và gây Viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, nếu cơ thể người bệnh không thể tự miễn dịch được với virus, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và nhiễm vi rút HBV suốt đời. 

viem-gan-b

Viêm gan B lây truyền như thế nào?

Tuy viêm gan B là bệnh lý phổ biến toàn cầu nhưng không phải ai cũng biết bệnh lý viêm gan có lây không và các cách lây truyền? Phần tiếp theo của bài viết cung cấp cho các bạn đọc hiểu biết thêm về các thông tin này.

Điều thật bất ngờ, virus viêm gan B rất dễ lây và còn lây nhiễm cao hơn HIV( căn bệnh thế kỷ) gấp 100 lần. Bệnh có khả năng lây nhiễm qua 3 con đường chính, bao gồm:

Lây qua đường máu khi tiếp xúc với đường máu của người nhiễm bệnh

  • Khi để vết thương hở tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh.
  • Lây nhiễm qua việc dùng chung bàn chải đánh răng hay dao cạo râu. 
  • Dùng lại kim hay dụng cụ để xăm, xỏ lỗ khuyên tai …hay chích ma túy.
  • Dùng lại bơm kim tiêm, dao mổ.. trong y tế.
  • Do sự cố y tế truyền máu của người nhiễm viêm gan B cho người không mắc bệnh.

Lây từ mẹ sang con

Mẹ bầu bị nhiễm virus này thì con sinh ra có khả năng mắc bệnh rất cao, có thể lên tới 90%. Tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi trẻ được sinh, nguy cơ mắc virus này sẽ giảm đáng kể.

Lây qua đường tình dục

Virus viêm gan B có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục. Vậy nên quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ( bao cao su)… sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm virus này cũng như các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác.

Thực vậy, khả năng lây nhiễm viêm gan B khá lớn thông qua đường máu. Nhưng, viêm gan không lây qua nước hay qua đường ăn uống chung hoặc tiếp xúc thông thường.

benh-viem-gan-b

Triệu chứng viêm gan B thường gặp

Viêm gan B được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì khả năng bù trừ của gan lớn nên chỉ gan chịu thương tổn nghiêm trọng và ở nhiều vị trí thì các triệu chứng mới được bộc lộ rõ ràng. Các triệu chứng viêm gan B thường gặp có thể kể đến như:

  • Mệt mỏi, uể oải, suy nhược cơ thể.
  • Chán ăn, ăn không ngon, sợ dầu mỡ, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi.
  • Da vàng, củng mạc mắt vàng, nước tiểu sậm màu, đi ngoài phân bạc màu.
  • Đau vùng gan, vị trí phía trên bên phải bụng
  • Sốt nhẹ về chiều, cảm giác ngứa ngáy trên da

Đối tượng cần xét nghiệm viêm gan B?

Hầu hết người nhiễm “ kẻ giết người thầm lặng” này không có triệu chứng hay bản thân người nhiễm cũng không biết mình đã bị lây nhiễm. Vậy nên, xét nghiệm viêm gan có rất nhiều ý nghĩa trong việc phát hiện sớm lây nhiễm viêm gan B, giai đoạn bệnh, dự phòng lây nhiễm…Đối tượng cần xét nghiệm như:

  • Phụ nữ mang thai cần thiết được xét nghiệm sàng lọc viêm gan B. Vì điều này sẽ giúp kiểm tra sức khỏe của sản phụ  và dự phòng sớm viêm gan B cho con.
  • Có thành viên trong gia đình nhiễm viêm gan B
  • Người đã có quan hệ tình dục với người bị viêm gan, những người nhiều bạn tình.
  • Những người điều trị hóa chất, thường xuyên phải truyền máu, chạy thận nhân tạo, ghép tạng, HIV…
  • Nhân viên y tế, những người  thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm gan B hoặc bệnh phẩm của họ.

Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm viêm gan B/Kháng thể Viêm Gan B

Biến chứng viêm gan B

Ngay sau khi vào cơ thể, virus HBV bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt gan,  không những phá hủy mà còn làm rối loạn hoạt động của tế bào gan. Do đó, không phát hiện kịp thời, viêm gan B sẽ gây nhiều tác hại và biến chứng nguy hiểm có thể  đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân:

  • Suy gan: suy giảm các chức năng gan như thải độc, lọc máu, chuyển hóa chất, tổng hợp chất…
  • Xơ gan: các tế bào gan dần dần bị thay thế bằng mô xơ sẹo và mất hết chức năng: đào thải chất độc, tổng hợp và chuyển hóa các chất cần thiết cho cơ thể, suy giảm miễn dịch…
  • Ung thư gan: Viêm gan B làm tăng sinh tế bào gan ác tính gấp 20 lần so với các nguyên nhân gây ung thư gan khác. Ung thư gan là giai đoạn cuối cùng của viêm gan B. Ung thư gan rất khó điều trị và tỉ lệ tử vong  cao.

Điều trị viêm gan B

Mặc dù có nhiều nghiên cứu khoa học về bệnh lý viêm gan, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm gan B triệt để. Cách điều trị tốt nhất là kiểm soát và ức chế sự phát triển của virus HBV nhằm ngăn ngừa tái phát những biến chứng và phục hồi các chức năng gan. Phác đồ điều trị virus viêm gan B phụ thuộc vào thể trạng virus gây bệnh, tình trạng sức khỏe và bệnh lý đi kèm của bệnh nhân… Những phương pháp điều trị Viêm gan B bao gồm:

  • Dùng thuốc: Lamivudine, Tenofovir, Entecavir,…
  • Phương pháp mới: Trị liệu định hướng, truyền máu mang ozone, lọc virus ra khỏi máu…

Phòng bệnh lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B rất dễ lây và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, phòng ngừa viêm gan B hiệu quả là vô cùng cần thiết và thiết thực.

  • Tổ chức Y tế thế giới(TCYTTG) khuyến cáo: tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt( tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau sinh). Ở Việt Nam, trẻ sinh ra cần được tiêm 4 liều vắc xin viêm gan B:  liều đầu tiên trong vòng 24 giờ sau sinh và 3 liều tiếp theo tại thời điểm 2, 3 và 4 tháng tuổi. Khả năng bảo vệ kéo dài ít nhất 20 năm và có thể còn dài hơn. Vì vậy, TCYTTG không khuyến cáo tái chủng vắc xin cho những ai đã hoàn thành 3 mũi vắc xin theo lịch và có đáp ứng miễn dịch bảo vệ.
  • Việt Nam là nước có dịch viêm gan cao vì thế tất cả trẻ em và tuổi vị thành niên dưới 18 tuổi và chưa được tiêm vắc xin viêm gan B cần tiêm vắc xin.
  • Thực hiện an toàn truyền máu, bao gồm sàng lọc máu nhằm đảm bảo chất lượng tất cả các đơn vị máu và chế phẩm của máu. 
  • Thực hành an toàn tiêm truyền, sử dụng bơm kim tiêm một lần khi tiêm chích là biện pháp có hiệu quả để bảo vệ khỏi bị lây nhiễm vi rút viêm gan B
  • Quan hệ tình dục an toàn, bao gồm hạn chế số lượng bạn tình và sử dụng bao cao su, cũng là biện pháp chống lây nhiễm virus viêm gan B.
viem-gan-b

Phòng khám các vấn đề về gan.

  • Trung tâm chẩn đoán và xét nghiệm y khoa Điag – Medical Diag Center – Q.10

  • Phòng khám đ khoa quốc tế Timec – Q. Bình Tân

  • Phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn – Q. Tân Bình

Kết luận

Viêm gan B đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn ở nước ta cũng như toàn cầu vì vậy  hiểu biết đầy đủ, hành động đúng đắn và đầu tư hợp lý để giải quyết vấn đề này.

Ngoài ra, mời bạn tham khảo thêm Gói xét nghiệm viêm gan C có tại Docosan


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo