COPD là những bệnh lý mãn tính liên quan về phổi. Người ta còn hay gọi COPD là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Vậy cụ thể COPD là gì? Nguyên nhân của và triệu chứng của COPD là như thế nào? Cách điều trị và phòng tránh ra sao? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Bệnh COPD là gì?
COPD (bệnh viêm phổi mãn tính) là một dạng nhiễm trùng ở phổi làm cho luồng không khí từ phổi bị cản trở.
Các triệu chứng cơ bản sẽ bao gồm ho, khó thở, xuất hiện đờm và thở khò khè. Nguyên nhân chính gây nên bệnh COPD là do người bệnh tiếp xúc với các nguồn không khí, hoặc những làn khói có hại cho sức khỏe, cụ thể ở đây chính là khói thuốc lá.
Những người bị COPD có nguy cơ rất cao bị các bệnh khác về tim mạch, nguy hiểm nhất là ung thư phổi, và một loạt các bệnh khác.
2 bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ bị COPD chính là bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Hai bệnh lý này có thể diễn ra cùng lúc hoặc không tùy vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh COPD.
Các triệu chứng và mức độ trầm trọng của bệnh COPD có thê diễn ra một cách tồi tệ hơn theo thời gian. Tuy vậy, nếu phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị thích hợp, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.
Nguyên nhân của COPD
Nguyên nhân chính gây nên bệnh COPD chính là việc người bệnh tiếp xúc quá nhiều với những nguồn khói nguy hiểm như khói thuốc lá, hoặc khói khi đốt rác hoặc nấu ăn bằng than, củi.
Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng có thể gây nên bệnh COPD, dù tỉ lệ này không quá cao, chỉ khoảng 1-2% người bị bệnh được ghi nhận là do yếu tố di truyền. Tác nhân gây bệnh bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền chính là việc thiếu đi alpha-1 antytrypsin. Đây là tác nhân gây nên bệnh khí phế thũng, gia tăng nguy cơ mắc bệnh COPD ở người bệnh, kể cả khi họ không hút thuốc lá.
Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh hen suyễn lúc nhỏ cũng có thể gia tăng nguy cơ bị COPD.
Triệu chứng của COPD
Các triệu chứng của COPD thông thường sẽ không xuất hiện liền, chúng chỉ nằm im ở đó và chực chờ cho tới khi tình trạng phổi của người bệnh trở nêm nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng của bệnh có nguy cơ tệ đi theo thời gian, đặc biệt là với những bệnh nhân vẫn còn tiếp tục giữ thói quen hút thuốc .
Dấu hiệu và triệu chứng của COPD bao gồm:
- Cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất
- Thở khò khè
- Tức ngực
- Ho ra đờm kéo dài
- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Bị sụt cân nhanh chóng (sẽ rơi vào giai đoạn sau của bệnh)
Những người bị COPD cũng có xu hướng trải qua đợt cấp, là giai đoạn các triệu chứng của bệnh trở nên cực kì nghiêm trọng trong một vài ngày. Nguyên nhân gây ra các đợt cấp là do các virus gây viêm đường hô hấp.
Các biến chứng nguy hiểm của COPD
COPD có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể là:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: những bệnh nhân của COPD có nguy cơ cao bị cảm cúm và viêm phổi. Bất kì bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào cũng có thể khiến người bệnh khó thở hơn, và gây nhiều tổn thương thêm cho mô của phổi.
- Các vấn đề về tim mạch: COPD sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, có thể gây nên những cơn đau tim đột ngột
- Ung thư phổi: người bệnh COPD có nguy cơ cao bị ung thư phổi
- Làm tăng huyết áp ở động mạch phổi: COPD có thể làm gia tăng huyết áp ở động mạch phổi của người bệnh (tăng áp động mạch phổi)
- Trầm cảm: Khó khăn trong việc giữ nhịp thở sẽ khiến cho người bệnh không thể tham gia các hoạt động thể thao ưa thích, dễ gây chán nản cho người bệnh. Việc bệnh tiến triển trầm trọng hơn sẽ làm gia tăng khả năng trầm cảm của người bệnh.
Cách điều trị bệnh COPD
Việc điều trị bệnh COPD không chỉ cần cai thuốc lá là xong, cho dù người bệnh chỉ có biểu hiện nhẹ, nhưng nếu coi thường, không điều trị tới cùng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mục tiêu trong việc điều trị bệnh COPD là kiểm soát các triệu chứng và giảm khả năng phát triển của bệnh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của COPD và các đợt cấp. Qua đó cải thiện tinh thần của người bệnh.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị COPD hiện nay là:
Cai thuốc lá
Việc cai thuốc lá chính là điều kiện tiên quyết đầu tiên quyết định khả năng điều trị COPD thành công của người bệnh. Đối với những bệnh nhân đã hút thuốc lâu năm, việc cai thuốc chắc chắn sẽ không hề dễ dàng, cần có sự quyết tâm cao độ và sự động viên của bác sĩ, người thân
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bệnh nhân điều trị bệnh COPD. Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng là:
- Thuốc giãn phế quản
- Costicotestroid dạng hít
- Thuốc hít kết hợp giữa giãn phế quản và costicotestroid
- Costicotestroid dạng thuốc
- Thuốc gây ức chế Phosphodiesterase-4
- Thuốc Theophylline
- Thuốc kháng sinh
Các liệu pháp can thiệp tới phổi
Một số liệu pháp can thiệp tới phổi bác sĩ có thể áp dụng là:
- Bổ sung oxy vào phổi
- Phục hồi chức năng của phổi
Sử dụng thiết bị thở tại nhà
Bác sĩ có thể cho phép bệnh nhân sử dụng máy thở (BiPAP) tại nhà mà không cần phải ở lại bệnh viện. Thiết bị này có thể giúp người bệnh cải thiện hô hấp và giảm CO2 trong máu, yếu tố gây nên suy hô hấp cấp tính. Tuy vậy, liệu pháp này vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.
Quản lý các đợt cấp
Ngay cả đang trong quá trình điều trị, người bệnh vẫn còn có thể trải qua những đợt cấp và sẽ dẫn đến suy phổi nếu không được điều trị kịp thời.
Một số phương pháp bác sĩ có thể dùng để ngăn chặn các đợt cấp xảy ra là sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc costicosteroid hoặc điều trị trực tiếp tại bệnh viện.
Khi các đợt cấp có chiều hướng giảm, bác sĩ sẽ tiếp tục có hướng điều trị lâu dài cho bệnh nhân như khuyến khích bệnh nhân cai thuốc, sử dụng costicosteroid dạng hít, thuốc giãn phế quản
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp áp dụng cho những người bệnh khi mà thuốc không có tác dụng hoặc khí phế thũng quá nặng. Một số phương pháp bác sĩ có thể sử dụng là:
- Loại bỏ một phần thể tích của phổi.
- Ghép phổi
- Cắt bỏ khối u
Các bác sĩ có thể khám và điều trị COPD
- Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
- Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo
- Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh
Kết luận
Bệnh COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) là một bệnh nguy hiểm, có khả năng dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng như trên, người bệnh cần tìm đến các Bác sĩ Hô hấp uy tín để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Mayorclinic.org