Ho ra máu là dấu hiệu thường gặp khi mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Vậy ho ra máu là biểu hiện của bệnh lý nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay sau đây.
Tóm tắt nội dung
Như thế nào là ho ra máu?
Ho ra máu là tình trạng máu từ trong phổi sẽ đi ra ngoài cơ thể mỗi khi người bệnh ho. Đây có thể là một dấu hiệu cho một căn bệnh nguy hiểm trong cơ thể của bệnh nhân như nhiễm trùng, các bệnh ở trong mạch máu và phổi.
Thông thường, trước cơn ho ra máu ập đến, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, hồi hộp, nóng ran, khó thở, ngực bị đè nặng. Ngay trước giây phút ho ra máu, người bệnh sẽ cảm thấy có vị tanh ở miệng, ngứa cổ họng.
Thời gian ho ra máu có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày. Vào những ngày đầu, máu sẽ xuất hiện rất nhiều, nhưng rồi lượng máu bị ho ra sẽ giảm dần theo thời gian. Khi màu máu chuyển sang màu nâu, màu bã đậu chính là dấu hiêu cơn ho sắp kết thúc
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng ho ra máu tùy thuộc vào số lượng máu bị mất đi mỗi khi ho
- Nguy hiểm đến tính mạng: nếu lượng máu bị mất đi khoảng từ 100ml tới 600ml máu
- Không đe dọa đến tính mạng hoặc không nặng lắm: có thể coi đây là ở mức độ trung bình: từ 20 – 200ml máu
- Ho ra máu nhẹ: nếu ít hơn 20ml máu
Nếu bạn hoặc người nhà gặp tình trạng ho ra máu, nên đưa đến các phòng khám hoặc bác sĩ hô hấp uy tín để thăm khám.
Nguyên nhân của ho ra máu
Nguyên nhân của việc ho ra máu đến từ rất nhiều yếu tố: từ việc cổ họng bị kích ứng cho đến ung thư phổi.
Tuy vậy, dù ho ra máu là một triệu chứng không nên bỏ qua, nhưng phần lớn nguyên nhân gây bệnh đều không quá nghiêm trọng và lo lắng. Khi một người bị bệnh đường hô hấp hoặc ho mạnh, điều này có thể đường hô hấp bị kích ứng và có khả năng khiến người bệnh ho ra máu.
Theo một số chuyên gia, nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng là những nguyên nhân phổ biến nhất của ho ra máu.
Khi điều trị nội trú, đa phần nguyên nhân ho ra máu cảu các bệnh nhân là: giãn phế quản, ung thư phổi, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Phổ biến nhất vẫn là lao phổi.
Tuy thế, một số nguyên nhân gây nên tình trạng ho ra máu trầm trọng cần được tiến hành điều trị ngay lập tức bao gồm:
- Chấn thương ở ngực
- Hít phải vật thể lạ
- Chấn thương động mạch phổi
- Bệnh xơ nang
- Ung thư phổi
- Máu đông ở trong phổi
- Bệnh lao phổi
Một số xét nghiệm và thủ thuật y tế như: nội soi phế quản, đo phế dung, nội soi thanh quản, cắt amidan, phẫu thuật mũi và sinh thiết đường thở trên, có thể có tác dụng phụ dẫn đến ho ra máu.
Các biến chứng của tình trạng ho ra máu
Như đã đề cập ở phần nguyên nhân, ho ra máu có thể là triệu chứng một số bệnh như sau:
- Lao phổi
- Ung thư phổi
- Bệnh xơ nang
- Máu đông trong phổi
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Hen suyễn
- Phổi bị tắc nghẽn (COPD)
Xử trí khi ho ra máu
Cách điều trị ho ra máu cơ bản chính là việc cầm máu cho bệnh nhân, đặc biệt đối với tình trạng lượng máu lớn. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.
Nếu nguyên nhân đến từ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ.
Các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp chẩn đoán bằng X-quang để tìm ra thủ phạm gây bệnh ở trong ngực và phổi của bệnh nhân:
- Nội soi phế quản
- Chụp CT ở ngực
- Chụp xạ hình phổi
- Chụp hình động mạch phổi
- Cấy đờm
- Kiểm tra nồng độ oxy trong máu
Các phương pháp trên được dùng để xác định xem đâu là nguyên nhân chính xác gây nên bệnh ho ra máu.
Với tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp gây tắc nội mạch để cầm máu. Bên cạnh đó, các phương pháp phẫu thuật khác cũng được áp dụng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.
Cách phòng tránh các bệnh lý liên quan
Ho ra máu xuất phát từ những tổn thương cơ bản ở phổi gây nên. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng ho ra máu, bạn cần:
- Từ bỏ thuốc lá
- Thường xuyên đi tới những khu vực nhiều mảng xanh để hít thở không khí trong lành
- Tránh đi tới những khu vực, không gian nhiều khói bụi, ô nhiễm
Một số phòng khám và bác sĩ có thể khám và điều trị ho ra máu
- Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
- Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo
- Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh
Kết luận
Có thể thấy ho ra máu là một triệu chứng của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, khi cảm thấy bản thân bị tình trạng trên, bạn cần tìm đến ngay các bác sĩ uy tín để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Healthline.com, Webmd.com