Khí phế thũng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Khí phế thũng (hay còn gọi là hội chứng khí phế thũng) là một bệnh lý ở phổi gây khó thở ở người bệnh. Vậy nguyên nhân do đâu mà những người này bị khí phế thũng? Triệu chứng ra sa và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới cùng Docosan.

Khí phế thũng là gì?

Khí phế thũng là tình trạng khó thở ở bệnh nhân gây ra bởi những tổn thương ở phổi. Ở những bệnh nhân bị khí phế thũng, các túi khí ở trong phổi (phế nang) bị tổn thương. Lâu dần, nhưng tổn thương này sẽ làm túi khí bị vỡ ra, tạo ra những khoảng trống ở trong phổi và làm giảm diện tích bề mặt phổi. Khi người bệnh thở, do phế nang hoạt động không còn ổn định và lượng không khí cũ bị mắt kẹt ở trong phổi, không còn chỗ cho những luồng không khí mới trong lành đi vào nữa.

Hầu hết, những người bị khí phế thũng cũng có thể mắc viêm phế quản mãn tính. Đây là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

khí phế thũng
Hình ảnh túi khí (phế nang) bị thũng)

Nguyên nhân gây nên khí phế thũng

Nguyên nhân của khí phế thủng chính là việc tiếp xúc quá lâu với các khí, hóa chất độc hại như:

  • Khói thuốc lá
  • Khói cần sa
  • Ô nhiễm không khí
  • Khói bụi hóa chất
khí phế thũng
Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá có thể bị khí phế thũng

Đối với một số người, yếu tố di truyền có thể gây nên hội chứng khí phế thũng do thiếu đi chất protein Alpha-1-antytripsin. Tuy nhiên, yếu tố di truyền này rất hiếm khi xảy ra.

Một số yếu tố gia tăng nguy cơ bị khí phế thũng là:

  • Những người thường xuyên hút thuốc lá
  • Tuổi tác: bệnh sẽ có triệu chứng xuất hiện ở những người từ 40 – 60 tuổi
  • Những người tiếp xúc với khói thuốc: những người bệnh thường xuyên phải hứng chịu khói thuốc lá, gọi là hút thuốc lá thụ động, cũng có nguy cơ bị khí phế thũng
  • Những người làm việc tiếp xúc với hóa chất, khói bụi: đây là đối tượng thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại trong một thời gian dài, nguy cơ bị khí phế thũng thậm chí cao hơn những người thường xuyên hút thuốc.
  • Những người thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm: ở những nước đang phát triển, các khu công nghiệp độc hại thường được xây gần khu dân cư. Điều này dẫn đến việc người dân sống xung quanh những nhà máy phải chịu đựng một bầu không khí ô nhiễm nặng nề, dẫn đến khí phế thũng

Triệu chứng của khí phế thũng là gì?

Những triệu chứng của khí phế thũng sẽ xuất hiện dần dần. Người bị khí phế thũng có thể sẽ không biết được bệnh tình của mình trong một thời gian dài cho tới khi tình trạng khó thở bắt đầu xuất hiện.

Triệu chứng nặng nhất của khí phế thũng chính là khi người bệnh cảm thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và không làm bất kì công việc nặng nào.

Những biến chứng của khí phế thũng

Những người bị khí phế thũng sẽ có nguy cơ mắc những bệnh sau:

  • Tràn khí màng phổi: tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Dù không thường gặp nhưng rất nghiêm trọng
  • Những bệnh lý về tim: Khí phế thũng sẽ tăng áp lực lên các động mạch kết nối tim và phổi, gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Xuất hiện những lỗ thủng lớn trên phổi: tình trạng khí phế thũng sẽ làm tạo nên những khoảng trống lớn ở phổi, làm suy giảm diện tích phổi. Chúng còn gia tăng nguy cơ tràn khí màng phổi ở người bệnh.
khí phế thũng
Tràn khí màng phổi là biến chứng của khí phế thũng

Cách điều trị khí phế thũng

Khí phế thũng vẫn chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, những phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm triệu chứng của bệnh và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Sử dụng thuốc

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho bệnh nhân. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị khí phế thũng là:

  • Bronchodilator: có công dụng giảm ho, khó thở và các vấn đề về hô hấp như làm giãn đường thở bị co thắt.
  • Steroid dạng hít: có tác dụng làm suy giảm tình trạng viêm nhiễm và khó thở của người bệnh
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi, viêm phế quản cấp tính.
khí phế thũng
Dùng thuốc kê đơn điều trị khí phế thũng

Các phương pháp trị liệu

Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập trị liệu nhằm giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng của bệnh

  • Bài tập trị liệu phổi: Các bài tập này sẽ giúp bệnh nhân phục hồi chức năng phổi dạy cho người bệnh những kỹ thuật nhằm giảm triệu chứng khó thở của người bệnh.
  • Liệu pháp dinh dưỡng: Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách thay đổi chế độ dinh dưỡng như thế nào để giảm triệu chứng của bệnh. Đối với những bệnh nhân còn đang ở giai đoạn đầu của bệnh, các bác sĩ có thể đưa ra chế độ dinh dưỡng nhằm giảm cân nặng của người bệnh. Trong khi đối với những bệnh nhân mà bệnh tiến triể nặng, sẽ cần phải tăng cân.
  • Bổ sung oxy: Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng ống bơm oxy để bổ sung oxy vào trong cơ thể.

Tiến hành phẫu thuật

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng khí phế thũng, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều loại phẫu thuật khác nhau, bao gồm:

  • Phẫu thuật giảm thế tích phổi: các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các nêm nhỏ của mô phổi bị tổn thương. Khi các mô tổn thương bị loại bỏ, các mô còn lại sẽ làm việc hiệu quả hơn, cải thiện khả năng hô hấp của người bệnh.
  • Ghép phổi: đây là lựa chọn dành cho những bệnh nhân bị tổn thương phổi cực kì nghiêm trọng, các phương pháp trên không còn hiệu quả nữa.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Khí phế thũng là một bệnh mãn tính, người bệnh chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bệnh. Việc không điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác, có thể gây tử vong. Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, cần nhanh chóng tìm đến các bác sĩ hô hấp gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Một số bác sĩ chuyên khoa hô hấp bạn có thể tham khảo:

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo, 20 năm kinh nghiệm, 22 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Chân Phương, 15 năm kinh nghiệm, 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh, hơn 20 năm kinh nghiệm , 476b Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org

Contact Me on Zalo