Phù phổi cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phù phổi cấp là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng phù phổi. Bệnh lý này có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nếu không chữa trị kịp thời có thể sẽ gây tử vong. Vậy triệu chứng của phù phổi cấp là gì? Hướng điều trị và phòng tránh ra sao? Hãy cùng Docosan theo dõi bài viết dưới đây.

Triệu chứng của phù phổi cấp

phu phoi cap la gi
2 dạng phù phổi cấp thường gặp

Để kịp thời điều trị phù phổi cấp, người bệnh và người thân của bệnh nhân cần biết rõ đâu là các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp của phù phổi cấp. Các triệu chứng của phù phổi cấp bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở gấp đến mức trầm trọng
  • Cảm giác nghẹt thở hoặc tương tự như chết đuối, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng diễn ra nặng hơn khi nằm
  • Ho tạo ra đờm sủi bọt, có thể nhuốm máu
  • Thở khò khè hoặc thở hổn hển
  • Da lạnh
  • Luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn hoặc cảm thấy sợ hãi
  • Môi thâm
  • Nhịp tim nhanh, không đều (đánh trống ngực)

Phương pháp chẩn đoán phù phổi cấp

Một số phương pháp chẩn đoán phù phổi cấp của bác sĩ là:

  • Chụp X-quang lồng ngực: Chụp X-quang phổi có thể xác định chẩn đoán phù phổi và loại trừ các nguyên nhân có thể khác khiến người bệnh khó thở. Đây thường là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện khi bệnh nhân có dấu hiệu của phù phổi cấp.
  • CT lồng ngực: Chụp CT ngực có thể không cung cấp nguyên nhân gây phù phổi, nhưng có thể cung cấp cho bác sĩ manh mối gián tiếp để giúp chẩn đoán phù phổi cấp.
  • Đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu: Một cảm biến được gắn vào ngón tay hoặc tai của bạn và sử dụng ánh sáng để xác định lượng oxy trong máu của người bệnh.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch: Máu được lấy, thường từ động mạch ở cổ tay của người bệnh, và kiểm tra tình trạng thông khí và oxy của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm máu peptit natri lợi niệu loại B: Nồng độ peptit natri lợi niệu tăng có thể báo hiệu tình trạng tim mạch.
  • Các xét nghiệm máu khác: Xét nghiệm máu để chẩn đoán phù phổi và nguyên nhân của nó. Các bác sĩ có thể kiểm tra chức năng thận và kiểm tra chức năng tuyến giáp của người bệnh.
  • Điện tâm đồ: Điện tâm đồ có thể cho thấy dấu hiệu dày lên của thành tim hoặc cơn đau tim trước đó.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim sẽ xác định hình ảnh chuyển động của trái tim của người bệnh bằng cách sử dụng sóng âm thanh (siêu âm). Nó có thể xác định các khu vực máu lưu thông kém, van tim bất thường và cơ tim không hoạt động bình thường. Bác sĩ cóthể sử dụng xét nghiệm này để giúp chẩn đoán chất dịch xung quanh tim
  • Thông tim và chụp mạch vành: Xét nghiệm này có thể được thực hiện nếu điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc các xét nghiệm khác không cho thấy nguyên nhân gây phù phổi.
  • Siêu âm phổi: Phương pháp siêu âm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra lượng máu trong phổi và cho thấy các dấu hiệu tất tụ chất dịch ở trong phổi. Đây có thể xem là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán phù phổi

Phương pháp điều trị phù phổi cấp

Nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị phù phổi cấp chính là hỗ trợ hô hấp và làm suy giảm lượng máu về tim. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tăng sức co bóp cơ tim.

Bên cạnh đó, phương pháp điều trị tùy theo loại phù phổi cấp. Có 2 dạng phù phổi cấp: Phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương.

Điều trị phù phổi cấp huyết động

Điều trị phù phổi cấp huyết động gồm các bước sau:

  • Ngăn cho bệnh nhân không bị ngạt thở: Nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể ngăn không cho bệnh nhân bị ngạt thở bằng cách cho bệnh nhân ngồi dậy, hai chân buông thõng thoải mái xuống giường. Bệnh nhân cũng sẽ được thở bằng ống thông mũi 6-10 lít/phút. Tuy vậy, nếu bệnh diễn biến nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt khí nội quản thông qua đường mũi để hút bọt, đờm, hoặc thông khí nhân tạo điều khiển.
  • Sủ dụng ga rô gốc chi để giảm lưu lượng và thể tích của máu lưu thông, nhưng buộc giãn để vẫn có thể bắt được mạch của bệnh nhân.
  • Trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu tăng huyết áp: bác sĩ có thể chỉ định thuốc trọ tim Digoxin, thuốc lợi tiểu Trofurit, thuốc hạ huyết áp
  • Tùy thuộc vào trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc an thần.
  • Nếu bệnh nhân vẫn còn khó thở thì bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ cần phải trích máu ngay, nhiều hơn 300ml máu.

Điều trị phù phổi cấp tổn thương

Phù phổi cấp tổn thương thường sẽ cần phải điều trị lâu dài hơn,

  • Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc đặt nội khí quản, hoặc là mở khí quản. Sau đó sẽ cho bệnh nhân thở máy với áp lực dương liên tục
  • Bác sĩ sẽ tiêm dịch vào cơ thể của bệnh nhân: albumin, plasma nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm bị thấp, đồng thời người bệnh cũng đang bị hạ huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu như: trofurit sẽ được tiêm khoảng 40-60mg vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Thời gian tiêm sẽ là mỗi lần 4-6 giờ
  • Một số loại thuốc cũng được dùng để tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân là methyl prednisolon 40-80 mg. Thời gian tiêm sẽ là mỗi 4-6 giờ, hoặc dexamethason 4mg, hay là hydrocortison 200 mg.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Phù phổi cấp là biến chứng nguy hiểm của phù phổi, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi cảm thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các bác sĩ hô hấp gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị phù phổi cấp:

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo, 20 năm kinh nghiệm, Quận 10, Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Chân Phương, 15 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh, hơn 20 năm kinh nghiệm , 476b Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org