Phù phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Phù phổi (hay còn gọi là tràn dịch màng phổi) là tình trạng do dư thừa chất dịch trong phổi. Những chất lỏng này tích tụ trong nhiều túi khí trong phổi, gây khó thở. Biến chứng nguy hiểm nhất của phù phổi là phù phổi cấp, có thể gây tử vong. Vậy nguyên nhân của phù phổi là do đâu? Triệu chứng và cách điều trị sẽ như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay sau đây.

Phù phổi là gì?

Phù phổi là hiện tượng phổi xuất hiện những chất dịch dư thừa. Trong hầu hết các trường hợp, các bệnh lý về tim mạch sẽ gây ra hiện tượng phù phổi.

Nhưng chất dịch có thể tích tụ trong phổi vì những lý do khác, bao gồm viêm phổi, tiếp xúc với một số chất độc và thuốc, chấn thương thành ngực hoặc tập thể dục ở độ cao lớn so với mực nước biển.

Trong đó phù phổi cấp là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh sẽ cần phải được chăm sóc ngay lập tức. Phù phổi cấp có thể gây tử vong. Nếu nhanh chóng được điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy kịch.

phu phoi la gi
Hình ảnh mo phỏng hiện tượng phù phổi

Nguyên nhân của phù phổi

Nguyên nhân gây nên phù phổi được chia thành 2 dạng: phù phổi do các bệnh lý về tim mạch và phù phổi không liên quan đến tim mạch.

Phù phổi do các bệnh về tim mạch

Phù phổi do tim mạch là do tăng áp lực trong tim., điều này là kết quả của hiện tượng suy tim. Khi tâm thất trái bị tổn thương, cơ quan này không thể bơm đủ lượng máu mà nó nhận được từ phổi, dẫn đến việc áp lực trong tim sẽ tăng lên. Áp suất tăng sẽ đẩy chất dịch qua thành mạch máu vào các túi khí.

Cách bệnh lý có thể gây suy tim và phù phổi bao gồm:

  • Bệnh mạch vành: Theo thời gian, các động mạch cung cấp máu cho cơ tim có thể bị thu hẹp do tích tụ chất béo thành mảng. Bệnh mạch vành có thể làm cho tâm thất trái yếu. Đôi khi, cục máu đông hình thành ở một trong những động mạch bị thu hẹp này, chặn dòng chảy của máu và làm hỏng một phần cơ tim của người bệnh, dẫn đến đau tim. Cơ tim bị tổn thương không còn có thể bơm tốt như bình thường, gây nên tình trạng phù phổi.
  • Bệnh cơ tim giãn: Đây cũng là một nguyên nhân gây nên những tổn thương cho tim và phổi của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng này, tim của người bệnh phải bơm mạnh hơn và áp lực tăng lên. Dẫn đến việc tim có thể không thể đáp ứng với các tình trạng làm việc quá sức này, chẳng hạn như tập thể dục với cường độ cao liên tục, nhiễm trùng hoặc tăng huyết áp. Khi tâm thất trái không thể đáp ứng các nhu cầu đặt lên nó, chất dịch sẽ trào ngược vào phổi của người bệnh.
  • Bệnh van tim: Hẹp van động mạch chủ hoặc van tim hai lá (hẹp) hoặc van bị rò rỉ hoặc không đóng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu vào tim. Điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn, và áp lực tăng lên. Nếu bệnh lý này phát triển đột ngột, người bệnh có thể bị phù phổi cấp.
  • Cao huyết áp: Tình trạng huyết áp cao không được điều trị cũng có thể gây hiện tượng phù phổi.
  • Suy thận: Suy thận có khả năng làm tăng huyết áp của người bệnh, dẫn đến tình trạng phù phổi.
  • Các bệnh mãn tính: Bệnh tuyến giáp và bệnh huyết sắc tố có thể góp phần gây suy tim và phù phổi.
  • Các bệnh tim mạch khác: Như rối loạn nhịp tim cũng có thể gây nên phù phổi

Phù phổi không liên quan đến các bệnh về tim mạch

Các nguyên nhân gây nên hiện tượng phù phổi không liên quan đến tim mạch bao gồm:

  • Suy hô hấp cấp tính: Tình trạng suy hô hấp cấp tính xảy ra khi phổi của người bệnh chứa nhiều chất dịch và tế bào bạch cầu bị viêm một cách đột ngột. Nguyên nhân xảy ra có thể là do những chấn thương cực kì nặng, nhiễm trùng máu, viêm phổi. Tình trạng trên có thể gây nên hiện tượng phù phổi ở người bệnh.
  • Sử dụng thuốc quá liều hoặc sử dụng các chất kích thích: Việc sử dụng quá nhiều liều aspirin hay sử dụng các chất kích thích như heroine, cocaine có thể gây phù phổi.
  • Thuyên tắc phổi: Tình trạng trên diễn ra khi cục máu đông di chuyển từ chân lên phổi, có thể làm phù phổi.
  • Hít phải các chất gây độc hại: Việc hít phải các chất độc hại sẽ gây kích thích đường thở nhỏ và các phế nang, dẫn đến việc hình thành các chất dịch, gây nên tình trạng phù phổi
  • Do chênh lệch độ cao: Đối với những người không thể thích nghi với độ cao nhất định (khoảng 2400m so với mực nước biển), khả năng bị phù phổi cũng có thể xuất hiện.
  • Suýt chết đuối: những người trong tình trạng nguy kịch như suýt chết đuối cũng có thể bị tràn dịch trong phổi, xảy ra hiện tượng phù phổi.
  • Phù phổi áp lực âm: Phù phổi có thể xuất hiện sau khi tắc nghẽn đường hô hấp trên gây ra áp lực âm trong phổi, do nỗ lực thở mạnh bất chấp sự tắc nghẽn.
  • Tổn thương thần kinh: Những tổn thương thần kinh như chấn thương đầu, động kinh, hoặc sau khi phẫu thuật não cũng có thể gây nên phù phổi.
  • Hít phải khối thuốc: Khói thuốc chứa các hóa chất có thể làm hỏng màng giữa các túi khí và mao mạch, cho phép chất dịch xâm nhập phổi của người bệnh, gây nên phù phổi.
  • Tổn thương phổi do truyền máu: Việc truyền máu có thể gây quá tải chất dịch trong tâm thất trái, dẫn đến phù phổi.
  • Nhiễm virus: Phù phổi có thể bị gây ra bởi các loại virus như hantavirus hay virus sốt xuất huyết.

Các triệu chứng phù phổi thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng phù phổi có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển theo thời gian. Các dấu hiệu và triệu chứng tùy thuộc vào loại phù phổ mà người bệnh mắc phải.

Triệu chứng của phù phổi cấp

Các triệu chứng mà người bệnh phù phổi cấp mắc phải là:

  • Khó thở (khó thở) hoặc thở gấp đến mức trầm trọng hơn khi hoạt động hoặc khi nằm xuống
  • Cảm giác nghẹt thở hoặc giống như chết đuối trở nên trầm trọng hơn khi nằm xuống
  • Ho tạo ra đờm, sủi bọt có thể nhuốm máu
  • Thở khò khè hoặc thở hổn hển
  • Da lạnh
  • Lo lắng, bồn chồn hoặc cảm giác sợ hãi
  • Môi bị thâm
  • Nhịp tim nhanh, không đều (đánh trống ngực)

Triệu chứng của phù phổi mãn tính

Một số triệu chứng mà người bị phù phổi mãn tính có thể gặp phải là:

  • Khó thở, thở khò khè
  • Thức giấc vào ban đêm kèm theo ho hoặc cảm giác khó thở, tình trạng này có thể thuyên giảm bằng cách ngồi dậy
  • Khó thở hơn bình thường khi chơi thể thao
  • Tăng cân nhanh chóng
  • Sưng ở chi dưới
  • Mệt mỏi

Triệu chứng của phù phổi do độ cao

Triệu chứng của phù phổi do độ cao cũng tương tự như cấc loại phù phổi khác. Bên cạnh đó, những triệu chứng của phù phổi do độ cao có xu hướng xấu đi vào buổi tối:

  • Nhức đầu, có thể là triệu chứng đầu tiên
  • Khó thở khi tập thể dục, tình trạng này sẽ nặng hơn là khó thở khi nghỉ ngơi
  • Suy khả năng tập thể dục
  • Ho khan, lúc đầu
  • Sau đó, người bệnh sẽ ho có đờm màu hồng, sủi bọt
  • Nhịp tim đập rất nhanh (nhịp tim nhanh)
  • Cảm thấy Yếu đuối
  • Tức ngực
  • Sốt nhẹ

Điều trị phù phổi như thế nào?

Phù phổi là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị nhanh chóng. Cung cấp Oxy luôn là giải pháp điều trị phù phổi đầu tiên. Các bác sĩ sẽ cung cấp 100% oxy qua mặt nạ oxy, ống thông mũi hoặc mặt nạ áp suất dương.

Bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây phù phổi và kê đơn phương pháp điều trị thích hợp cho nguyên nhân cơ bản.

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn và nguyên nhân gây ra phù phổi của người bệnh, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân những loại thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu: Các bác sĩ thường kê đơn thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như furosemide (Lasix), để giảm áp lực do chất dịch dư thừa trong tim và phổi của người bệnh.
  • Morphine (MS Contin, Oramorph, những loại khác): Chất ma tuý này có thể được uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch để giảm khó thở và lo lắng. Nhưng rủi ro lớn khiến thuốc này ít được sử dụng
  • Thuốc điều trị huyết áp: Nếu huyết áp cao hoặc thấp là nguyên nhân gây phù phổi, người bệnh sẽ được dùng thuốc để giúp kiểm soát tình trạng này. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc làm giảm áp lực cho tim của người bệnh. Ví dụ là nitroglycerin (Nitromist, Nitrostat, những loại khác) và nitroprusside (Nitropress).

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Việc điều trị phù phổi thành công tùy thuộc mức độ nghiêm trọng và việc việc phát hiện bệnh sớm để kịp thời chữa trị. Do đó, khi cảm thấy bản thân có những triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các bác sĩ hô hấp gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Một số bác sĩ hô hấp có thể khám và điều trị bệnh phù phổi:

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo, 20 năm kinh nghiệm, 22 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Chân Phương, 15 năm kinh nghiệm, 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh, hơn 20 năm kinh nghiệm , 476b Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org, Healthline.com