Viêm phổi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm phổi là một dạng nhiễm trùng làm viêm các túi khí ở một hoặc hai lá phổi. Nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm có thể gây ra viêm phổi. Ở giai đoạn nặng, viêm phổi có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy viêm phổi cụ thể là gì ? Nguyên nhân và triệu chứng như thế nào ? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên, làm viêm các túi khí ở một hoặc hai lá phổi. Các loài vi khuẩn gây bệnh sẽ làm cho túi khí chứa đầy các chất dịch mủ. Gây nên cảm giác ho có đờm, khó thở, sốt, ớn lạnh,… ở bệnh nhân.

Bệnh thường gây nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi (trên 65 tuổi), và với những người có hệ miễn dịch yếu.

benh viem phoi
Ảnh chụp X-quang của phổi bị nhiễm trùng

Triệu chứng của viêm phổi là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thường sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại vi khuẩn gây bệnh. Các yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng đến triệu chứng khác nhau của viêm phổi là yếu tố tuổi tác và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

Các triệu chứng của viêm phổi nhẹ sẽ tương tự như cảm lạnh hoặc cúm mùa, nhưng sẽ kéo dài hơn. Một số triệu chứng tiêu biểu nhất của bệnh lao phổi là:

  • Đau ngực khi thở, hoặc ho
  • Cảm giác lú lẫn, khả năng nhận thức gặp vấn đề (đối với bệnh nhân trên 65 tuổi)
  • Ho ra đờm
  • Sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh
  • Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường (dưới 37 độ C), trường hợp này diễn ra với bệnh nhân cao tuổi hoặc đối với bệnh nhân có hệ miễn dịch kém
  • Buồn nôn
  • Cảm giác hụt hơi khi thở

Trẻ sơ sinh có thể sẽ không có những triệu chứng như đã nêu ở trên. Hoặc có khi trẻ sẽ hay bị sốt, nôn mửa, ho, không có năng lượng và kém ăn

Nguyên nhân viêm phổi

Một số loại tác nhân gây truyền nhiễm ở viêm phổi là:

Viêm phổi do vi khuẩn

Loại vi khuẩn gây nên viêm phổi phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcus. Một số vi khuẩn gây bệnh khác bao gồm:

  • Vi khuẩn Mycoplasma
  • Vi khuẩn Haemophilus influenzae
  • Vi khuẩn Legionella pneumophila

Viêm phổi do virus

Virus đường hô hấp thường là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi. Một số loại virus là:

  • Virus cúm
  • Virus hợp bào hô hấp
  • Rhinovirus: virus gây nên cảm lạnh thông thường

Viêm phổi do virus thường sẽ nhẹ hơn và triệu chứng của bệnh có thể cải thiện mà không cần điều trị. Tuy vậy, bệnh nhân nên đến bác sĩ gần nhất để được giúp đỡ và tư vấn. Tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện.

Viêm phổi do nấm gây nên

Các loại nấm từ đất hoặc từ phân chim cũng có thể gây nên viêm phổi. Loại viêm phổi này thường xảy ra đối với những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Các loại nấm cụ thể có gây nên viêm phổi như sau:

  • Nấm Pneumocystis
  • Nấm Cryptococcus neoformans
  • Nấm Histoplasmosis

Viêm phổi có lây không?

Vi trùng gây nên viêm phổi rất dễ lây lan trong không khí. Nghĩa là viêm phổi rất dễ lây lan.

Các loại viêm phổi do vi khuẩn hay do virus đều có thể bị lây lan thông qua không khí, nước bọt khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Người bệnh cũng thể bị viêm phổi thông qua việc tiếp xúc các bề mặt hoặc đồ vật có dính vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị viêm phổi từ nấm trong môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, loại viêm phổi này sẽ không gây lây lan cho người khác

Bệnh viêm phổi nguy hiểm như thế nào?

Tuy là bệnh có thể phòng ngừa được, nhưng số lượng người tử vong hằng năm vẫn ở mức cao. Theo các thống kê từ các tổ chức sức khỏe và y tế, thì năm 2020 ở Mỹ có đến gần 500.000 ca tử vong vì viêm phổi. Ở Việt Nam thì có đến hơn 2 triệu trường hợp ghi nhận bị viêm phổi.

Nguy hiểm hơn nữa, viêm phổi cấp tính có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và hỗ trọ kịp thời là:

  • Áp xe tràn dịch hoặc mủ màng phổi
  • Suy hô hấp nặng
  • Viêm màng ngoài tim

Vậy khi bạn phát hiện các triệu chứng nguy hiểm dưới đây, bạn cần tìm đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, kéo dài liên tục. Kèm theo là tay chân run rẩy
  • Thở khó, thở gấp hoặc hụt hơi
  • Cảm thấy ngực bị đau, tức.
  • Ho có đờm hoặc ho ra máu

Điều trị bệnh viêm phổi

Việc điều trị viêm phổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại viêm phổi mà người bệnh mắc phải

Sử dụng thuốc kê đơn

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị. Tuy nhiên, dù cảm thấy khỏe hơn, bạn cũng không được phép ngưng thuốc nếu không có sự đồng ý của bấc sĩ. Vì nếu bạn ngưng thuốc, bệnh sẽ tái phát lại.

Thuốc kháng virus được dùng để điều trị khi viêm phổi gây ra bởi các loại virus. Tuy nhiên loại viêm phổi này có thể tự khỏi nếu người bệnh có sức đề kháng tốt.

Với viêm phổi do nấm, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống nấm để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng trong phổi.

Chăm sóc tại nhà

Với những trường hợp không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ có thể cho phép bạn điều trị tại nhà, kèm với một số thuốc giảm đau và hạ sốt như:

  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Acetaminofen

Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm một số loại thuốc để làm dịu cơn ho. Bạn có thể hồi phục bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Nhập viện

Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác, bệnh nhân có thể sẽ cần phải nhập viện để bác sĩ trực tiếp theo dõi. Tại đây, bác sĩ có thể theo dõi nhịp tim, nhiệt độ và nhịp thở của bệnh nhân. Việc điều trị ở bệnh viện có thể sẽ bao gồm:

  • Tiêm thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch
  • Liệu pháp hô hấp: tiêm thuốc thẳng vào phổi hoặc thực hiện các bài tập thở để tối đa hóa lượng oxy trong cơ thể của bệnh nhân.
  • Liệu pháp oxy: duy trỳ nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân (bác sĩ có thể sử dụng mặt nạ hoặc máy thở tùy vào mức độ nghiêm trọng của cơ thể.

Cách phòng tránh bệnh viêm phổi

Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh viêm phổi, bạn cần:

  • Ngưng hút thuốc lá càng sớm càng tốt, việc hút thuốc lá sẽ làm bạn dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có viêm phổi.
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng
  • Sử dụng tay, hoặc dùng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Khăn giấy khi sử dụng xong nên vứt bỏ ngay
  • Duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể: ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, không thức khuya, tập luyện thể dục thường xuyên…
  • Dắt trẻ đi chích ngừa: thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến khích người nhà dẫn trẻ đi chích ngừa để phòng bệnh từ sớm. Những loại vắc xin sử dụng sẽ tùy theo độ tuổi của trẻ, dưới 2 tuổi và từ 2 tới năm tuổi, những đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi. Các bác sĩ cũng yêu cầu người nhà nên dẫn trẻ trên 6 tháng tuổi đi chích ngừa cúm mùa để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị bệnh viêm phổi

  • Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh

Kết luận

Bệnh viêm phổi có thể gây tử vong, do đó bệnh nhân không nên xem thường. Nếu phát hiện các triệu chứng của viêm phổi, bạn cần tìm đến ngay các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.


Nguồn tài liệu tham khảo: Healthline.com, Mayorclinic.org