Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản là một bệnh hô hấp ít gặp ở người lớn, chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bé. Vậy điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh như thế nào? Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh gây viêm và chít hẹp các đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) của phổi. Nguyên nhân của bệnh hầu như luôn luôn là siêu vi. Thống kê cho thấy, thời gian cao điểm của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là trong những tháng mùa đông.

Bệnh khởi phát với các triệu chứng không khác gì cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó diễn tiến ho, khò khè tăng dần và đôi khi khó thở. Các triệu chứng của có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.

Vì đa phần nguyên nhân là siêu vi nên thường bệnh sẽ tự thoái lui. Do đó hầu hết trẻ em khỏe hơn khi được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản phải nhập viện điều trị khi bệnh có biểu hiện nặng dưới đây.

viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có biểu hiện ban đầu như cảm lạnh

Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Trong những ngày đầu, biểu hiện bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh khá giống như cảm lạnh với các triệu chứng như sau:

  • Sốt nhẹ (ít khi xuất hiện)
  • Ho
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Tiếng rít khi trẻ thở ra (khò khè).
  • Khó thở
  • Nhiều trẻ cũng có thể nhiễm trùng tai (viêm tai giữa).
viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Khi nào bé cần đi khám?

Nếu trẻ biếng ăn cũng như uống nước, và trông có vẻ thở gấp hoặc khó thở hơn, hãy liên hệ bác sĩ nhi khoa. Điều này đặc biệt quan trọng nếu trẻ dưới 12 tuần tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ khác như sinh non hoặc bệnh về tim, phổi.

Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây là lý do để trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản cần sự chăm sóc y tế kịp thời:

  • Thở gấp – hơn 60 nhịp thở một phút (thở nhanh) – và nông
  • Khó thở – các xương sườn dường như hóp vào trong khi trẻ hít thở
  • Vẻ mặt uể oải hoặc lờ đờ
  • Da chuyển thành màu xanh, đặc biệt là tím môi và móng tay.
  • Khò khè nhiều, nghe thấy được
  • Biếng ăn
viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Đưa trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa từ sớm

Bác sĩ chữa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

  • Bác sĩ Lưu Hồng Vân – Q. Bình Thạnh
  • Bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa – Khám Online
  • Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh Châu – Q.7

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm tiểu phế quản xảy ra khi một loại siêu vi lây nhiễm vào các tiểu phế quản, là những đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi của bé. Nhiễm siêu vi làm cho các tiểu phế quản bị viêm và sưng lên. Chất nhầy tiết ra trong các đường thở này, cản trở không khí lưu thông vào và ra khỏi phổi.

Nguyên nhân chủ yếu của viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là virus hợp bào hô hấp (RSV). RSV là một loại siêu vi phổ biến chỉ nhiễm cho trẻ em dưới 2 tuổi. Thống kê cho thấy, các đợt bùng phát nhiễm RSV thường xảy ra vào mùa đông hàng năm và trẻ có thể bị tái nhiễm, vì miễn dịch tạo ra từ lần nhiễm trước đó dường như lâu dài. Viêm tiểu phế quản cũng có thể được gây ra bởi các loại siêu vi khác khác, bao gồm cả những siêu vi gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

Các siêu vi gây viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan. Bạn có thể nhiễm chúng qua các giọt bắn trong không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thông thường. Bạn cũng có thể nhiễm thông qua việc chạm vào các đồ vật dùng chung như bàn ghế, khăn tắm hoặc đồ chơi – rồi tự chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

Các yếu tố nguy cơ

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh phổ biến bởi vì hệ thống miễn dịch và phổi của trẻ chưa trưởng thành. Các yếu tố khác có liên quan đến tăng nguy cơ viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh hoặc khiến bệnh có thể diễn tiến nặng hơn bao gồm:

  • Khói thuốc lá từ người thân
  • Sinh non
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Không được bú sữa mẹ (trẻ bú mẹ nhận được các lợi ích miễn dịch từ mẹ)
  • Khu vực sinh sống đông đúc
  • Lây bệnh từ người anh/ chị đi nhà trẻ.
viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Khói thuốc lá có thể là yếu tố khiến con trẻ bị viêm tiểu phế quản

Các biến chứng

Các biến chứng của viêm tiểu phế quản nặng có thể bao gồm:

  • Tím môi hoặc móng tay, da chuyển sang màu xanh do thiếu oxy
  • Ngưng thở, rất dễ xảy ra ở trẻ sinh non và trẻ không quá hai tháng tuổi
  • Suy hô hấp giảm oxy máu
  • Mất nước

Nếu có các dấu hiệu trên, trẻ cần phải nhập viện theo dõi. Suy hô hấp nặng có thể phải đặt ống vào khí quản (nội khí quản) để hỗ trợ thở cho trẻ đến khi tình trạng bệnh cải thiện hơn.

Nếu trẻ sinh non, bệnh tim bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch, hãy theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Nhiễm trùng có thể diễn tiến nghiêm trọng rất nhanh chóng, vì vậy cần nhập viện để có những can thiệp y tế kịp thời.

Điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường do siêu vi lây lan từ người lớn sang, nên một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa là rửa tay bằng xà phòng thường xuyên – đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ khi bạn đang bị cảm lạnh hoặc các bệnh về đường hô hấp khác. Mang khẩu trang đặc biệt có ích.

Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, hãy giữ trẻ ở nhà cho đến khi hết bệnh để tránh lây lan cho người khác. Những biện pháp khác giúp hạn chế lây bệnh gồm:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị sốt hoặc cảm lạnh: đặc biệt nếu con bạn là trẻ sơ sinh, sinh non hoặc nhỏ hơn hai tháng tuổi.
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt: Làm sạch và khử khuẩn bằng cồn các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào, chẳng hạn như bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa. Điều này đặc biệt cần thiết nếu một người trong gia đình bị cảm lạnh.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi: Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi, và, vứt khăn giấy đi, đồng thời nhớ rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay có cồn.
  • Sử dụng ly uống nước riêng: Không dùng chung ly, chén với người khác, đặc biệt nếu trong gia đình có người bị cảm lạnh.
  • Rửa tay thường xuyên: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho bạn và con bạn. Hãy chuẩn bị sẵn dung dịch sát khuẩn tay nhanh cho người chăm trẻ khi bạn không có mặt ở nhà.
  • Cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: tỉ lệ nhiễm trùng đường hô hấp giảm đáng kể ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, vì trong sữa mẹ có chứa kháng thể.
  • Vắc xin: Không có vaccine cho các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tiểu phế quản (RSV và rhinovirus). Tuy nhiên, tiêm phòng cúm hàng năm được khuyến nghị cho tất cả trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Thuốc: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ có yếu tố nguy cơ nhiễm RSV cao (sinh non, bệnh tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch) có thể được dùng palivizumab (Synagis) để giảm khả năng nhiễm RSV.
viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Dùng thuốc điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ sơ sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Kết luận

Nhìn chung, viêm tiểu phế quản là một bệnh lý nhiễm siêu vi hô hấp thường gặp ở trẻ em, với diễn tiến có thể tự thoái lui cũng như trở nặng rất nhanh chóng. Điều quan trọng nhất là nhận biết các dấu hiệu khó thở để cho trẻ nhập viện kịp thời và có những can thiệp y tế thích hợp.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.