Virus Cúm B: Triệu chứng và cách điều trị

Virus cúm B là một dạng của cúm, gây ra bởi virus cúm mùa. Các triệu chứng tương tự như như virus cúm A như ho, sốt, đau họng,…. Điểm khác biệt là virus cúm B chỉ có lây từ người sang người. Cách điều trị tương đối đơn giản và không quá phức tạp. Cùng tìm hiểu thêm về loại virus cúm này ở bài viết phía dưới đây cùng Doctor có sẵn.

Virus cúm B là gì?

Như đã đề cập, virus cúm B là một trong 3 loại virus cúm mùa phổ biến mà chúng ta thường thấy.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cả virus cúm A và virus cúm B đều có những triệu chứng tương tự nhau. Điều này làm thay đổi một vài định kiến sai lầm rằng loại virus cúm B có xu hướng nhẹ hơn virus cúm A.

Một dấu hiệu phổ biến của virus cúm mùa nói chung là người bệnh sẽ bị sốt cao, khoảng hơn 37,8 độ C. Virus cúm B có thể lây lan từ người sang người.

virus cúm B
Hình anhrt virus cúm B dưới kính hiển vi

Phân loại virus cúm mùa

Tính đến thời điểm hiện nay, có 3 loại virus cúm mùa chính:

  • Virus cúm A: Đây là loại cúm mùa thông thường nhất mà ai cũng có thể mắc phải. Loại virus cúm này có thể lây lan từ động vật sang người. Ở Mỹ thì đây là loại virus có thể bùng phát thành dịch bệnh
  • Virus cúm B: Các triệu chứng của loại virus này cũng rất dễ lây lan và ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nếu tình hình bệnh diễn biến nặng hơn. Khác với virus cúm A, virus cúm B chỉ có thể lây từ người sang người. Loại virus này có thể bùng phát theo mùa
  • Virusm cúm C: Đây là loại cúm nhẹ nhất và các triệu chứng không quá nghiêm trọng

Các triệu chứng của virus cúm B

Việc phát hiện và ngăn ngừa tình trạng nhiễm cảm cúm từ sớm sẽ giúp người bệnh phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm và có có hướng điều trị phù hợp. Một số triệu chứng, dấu hiệu phổ biến nhất của virus cúm B bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau họng
  • Ho khan
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ
virus cúm B
Sốt là triệu chứng điển hình của virus cúm B

Một số triệu chứng ảnh hưởng đến đường hô hấp

Giống như với cảm lạnh thông thường, virus cúm B cũng có thể gây ra một vài triệu chứng ảnh hưởng đế khả năng hô hấp của bệnh nhân. Một số triệu chứng khởi phát có thể bao gồm:

  • Ho khan
  • Tắc nghẽn
  • Đau họng
  • Sổ mũi

Tuy nhiên, các triệu chứng ở đường hô hấp của bệnh cúm nói chung và virus cúm B nói riêng có thể trở nên nguy hiểm hơn và dẫn đến một vài biến chứng khác.

Cụ thể hơn, nếu một người mắc bệnh hen suyễn hay nhiễm trùng đường hô hấp có thể làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Nếu không được điều trị, hoặc trong tình huống nguy cấp, virus cúm B có thể gây ra

  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Suy hô hấp
  • Suy thận
  • Viêm cơ tim
  • Nhiễm trùng huyết

Ảnh hưởng của nhiễm virus cúm B lên cơ thể

Dấu hiệu của virus cúm B lên cơ thể phổ biến nhất là tình trạng sốt cao có thể lên đến 41,1 độ C. Nếu cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần nhanh chóng gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Đau bụng
  • Cảm thấy mệt mỏi

Các triệu chứng liên quan đến dạ dày

Trong một số ít trường hợp, bệnh cúm B còn khiến cho trẻ em bị đau dạ dày và tiêu chảy. Một số triệu chứng của bệnh đối với trẻ em là:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Ăn mất ngon

Những đối tượng dễ bị nhiễm virus cúm B

Những người dưới đây thường sẽ có nguy cơ bị cúm B cao hơn thông thường là:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ 2 tuổi trở xuống
  • Người cao niên trên 65 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh đến 2 tuần
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mãn tính
virus cúm B
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị cúm virus B

Điều trị virus cúm B như thế nào?

Trong trường hợp bị nghi ngờ cảm cúm, người bệnh có thể uống thêm nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh nên ngủ nhiều để hồi phục năng lượng.

Đôi khi các triệu chứng của nhiễm cúm B có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Nhưng đối với những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao phía trên, người bệnh phải tìm đến các y bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đặc biệt là với trẻ em, đây là đối tượng có hệ thống miễn dịch rất yếu, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Để điều trị nhiễm virus cúm B, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nạng hơn.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ khuyến khích người bệnh nên tiêm phòng cúm hàng năm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm cúm mùa nói chung và virus cúm B nói riêng.

virus cúm B
Điều trị virus cúm B bằng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn

Một số bác sĩ khám và điều trị virus cúm B

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo, 20 năm kinh nghiệm, Quận 10, Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Chân Phương, 15 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh, hơn 20 năm kinh nghiệm, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận

Nhiễm virus cúm B đôi khi không quá nghiêm trọng. Nhưng trong trường hợp các triệu chứng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần tìm gặp đến các bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp hoặc Nội Tổng hợp để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm