[FAQ] Nội soi và những câu hỏi thường gặp

Nội soi là gì?

  • Nội soi là một thủ thuật trong đó bác sĩ đưa một ống mềm, mỏng (được gọi là ống nội soi) vào bên trong cơ thể để quan sát những hình ảnh bên trong vị trí thăm khám.
  • Bên cạnh tác dụng chính là quay phim, chụp ảnh các cơ quan để quan sát bên trong thì nội soi còn có tác dụng như:
    • Gắn các dụng cụ đặc biệt vào máy nội soi để lấy mẫu nội mô (còn được gọi là sinh thiết) để phân tích trong phòng thí nghiệm.
    • Xác định vị trí, lấy mẫu hoặc loại bỏ các khối u.
    • Xác định vị trí và loại bỏ các vật lạ.
    • Đặt ống (stent) thông qua tắc nghẽn trong các bộ phận đường tiêu hóa do hẹp bẩm sinh hoặc bệnh lí như ung thư.

Ngày nay, nội soi được sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi đây là kỹ thuật hiện đại, tương đối ít rủi ro, mang lại hình ảnh chi tiết, rõ ràng trong thời gian ngắn.

Khi nào cần nội soi?

Tùy vào các cơ quan bộ phận và các biểu hiện lâm sàng với nhiều lý do khác nhau mà các y bác sĩ có chỉ định nội khoa khác nhau. Nội soi rất hữu ích với hầu hết các cơ quan, bộ phận trong cơ thể như:

  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi dạ dày, thực quản và tá tràng, ruột non; Nội soi đại tràng, trực tràng,…
  • Đường hô hấp: Mũi (soi mũi), đường hô hấp , nội soi phế quản.
  • Tai: nội soi tai.
  • Đường tiết niệu: Nội soi bàng quang…
  • Đường sinh sản nữ (nội soi phụ khoa): cổ tử cung (nội soi cổ tử cung)
  • Thông qua vết mổ nhỏ: Khoang bụng hoặc vùng chậu (nội soi ổ bụng), bên trong khớp (nội soi khớp), các cơ quan của ngực (nội soi lồng ngực và nội soi trung thất).

Trước khi nội soi nên làm gì?

Để giúp các bác sĩ trong quá trình nội soi khảo sát rõ hơn, không bỏ sót các dấu hiệu bất thường, bạn cần lưu ý các điều sau :

  • Đối với nhiều trường hợp, bệnh nhân cần nhịn ăn và uống trước khi thực hiện nội soi. Bác sỹ sẽ tư vấn việc nhịn ăn bao lâu trước khi làm thủ thuật và có thể ăn bất kỳ chất lỏng nào hay không.
  • Với các bệnh nhân đang dùng thuốc thì phải hỏi ý kiến bác sĩ để biết có nên dừng thuốc hay thay đổi thời gian sử dụng thuốc hay không.

Sau nội soi nên làm gì?

Nếu có các biểu hiện sau, bệnh nhân cần ngay lập tức báo với bác sĩ phụ trách nội soi:

  • Dấu hiệu bị nhiễm trùng:
    • Nổi đỏ, sưng tấy ở vị trí ống nội soi được đưa vào
    • Chảy mủ, dịch ở vị trí ống nội soi được đưa vào
  • Một số biểu hiện khác:
    • Sốt
    • Nôn (có khi nôn ra máu); chảy máu mũi
    • Tức ngực
    • Khó thở
    • Đau bụng dữ dội và kéo dài
    • Phân thay đổi( ví dụ: phân màu đen, đỏ)

Đọc thêm: