[FAQ] Những câu hỏi thường gặp khi đi xét nghiệm máu

Các loại xét nghiệm máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm này cho biết các rối loạn và bệnh về máu cơ bản như: ung thư máu, nhiễm trùng, thiếu máu, rối loạn hệ miễn dịch, gặp vấn đề đông máu, etc.

Các xét nghiệm sinh hoá máu

Xét nghiệm sinh hóa máu cho biết tình trạng các cơ quan như: tim, xương, các cơ, thận, gan, etc, và kiểm tra canxi, đường huyết, điện giải, kiểm tra chức năng thận nên cần nhịn ăn trước khi thực hiện.

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn?

“Cần nhịn ăn” nhưng không phải với mọi xét nghiệm. Với những xét nghiệm như công thức máu, nội tiết tố… thì bạn cứ việc ăn lót bụng như thường lệ. Riêng với xét nghiệm đường huyết, mỡ máu (hay những xét nghiệm khác bác sĩ chỉ định) chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 8 – 12 tiếng thì bạn tuyệt đối không được ăn gì để đảm bảo kết quả nhận được chính xác. 

Xét nghiệm máu có được uống sữa, thuốc, nước ngọt… không?

Không riêng gì sữa mà ngay các loại nước ngọt, nước hoa quả, rượu, cà phê hay các chất kích thích khác, bạn cũng nên ráng nhịn trước khi xét nghiệm, vì các chỉ số sinh hóa máu sau khi dùng các loại nước trên sẽ cho kết quả xét nghiệm không chính xác.

Đi xét nghiệm máu có được uống nước không?

Một số xét nghiệm máu yêu cầu bạn phải nhịn đói trước đó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không được uống nước lọc. Bạn có nguy cơ bị mệt lả trong lúc chờ đợi, chưa kể kết quả xét nghiệm rất dễ sai lệch nếu bạn đang thiếu nước. Vậy nên, trong lúc chờ làm xét nghiệm máu, bạn có thể uống nước lọc để giúp duy trì trạng thái của cơ thể. 

Bao lâu tôi nên đi lấy máu xét nghiệm một lần?

Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và theo chỉ định của bác sĩ.

Các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu mỗi lần bạn đi khám sức khỏe để kiểm tra toàn diện, có thể là mỗi năm 1 lần hoặc thậm chí là lâu hơn.