Định lượng chỉ số acid uric bình thường là một xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị bệnh gout, cũng như tiến trình liệu pháp hóa xạ trị đối với bệnh nhân ung thư. Vậy nhận biết chỉ số acid uric bình thường sẽ như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Ý nghĩa chỉ số acid uric trong máu
Acid uric là một chất sản phẩm tự nhiên trong quá trình chuyển hóa của nucleotide dạng purin trong cơ thể. Loại nucleotide này có mặt trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày và sau khi đi vào cơ thể sẽ tạo ra phản ứng với enzym có trong đường tiêu hóa tạo ra acid uric. Các chất acid uric trong cơ thể hầu hết đều hòa tan trong máu, được lọc tại thận và thải bằng đường nước tiểu hoặc một ít qua mồ hôi.
Nếu thận bị suy giảm chức năng không thể lọc hết hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric khiến nồng độ chất tăng, sẽ khiến sự lắng đọng của muối urat tại các khớp. Đây là nguyên nhân chính của bệnh Gút điển hình, ban đầu nồng độ acid uric trong máu tăng cao tuy nhiên chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn gút cấp. Giai đoạn này thường gọi là giai đoạn “tăng acid uric máu” đơn thuần, khi lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể urat ở các khớp bàn tay chân gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gút cấp. Khi đó, tăng acid uric máu đã tiến triển thành bệnh gút và cần được điều trị tích cực.
Ngoài ra, nồng độ acid uric cao còn thúc đẩy quá trình oxy hóa LDL làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tác động xấu đến lớp nội mạc thông qua hoạt hóa bạch cầu và sự tăng tương quan giữa acid uric với phản ứng viêm. Acid uric xuyên qua tế bào nội mô gây rối loạn chức năng sẽ lắng đọng tinh thể bên trong mảng xơ vữa và gây ra phản ứng viêm tại chỗ là yếu tố thúc đẩy các bệnh lý về tim mạch. Các tinh thể natri urat tồn tại trong khoảng kẽ vùng tủy thận gây viêm thận ống kẽ thận mạn tính và lắng ở đường niệu gây ra sỏi thận.
Chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu?
Một người bình thường có lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l đối với nam) và dưới 6.0 mg/dl (360 micromol/l đối với nữ) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải của cơ thể.
Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình đó, chẳng hạn tăng tổng hợp acid uric do tan máu hoặc giảm thải trừ acid uric do suy thận đều làm tăng acid uric trong máu.
Người bệnh được coi là tăng acid uric máu khi xét nghiệm lượng acid uric trong máu tăng cao hơn khoảng tham chiếu cho phép sẽ còn tùy thuộc mỗi phòng xét nghiệm, tuổi và giới. Thông thường giới hạn trên ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l) và ở nữ trên 6,0mg/l (360 micromol/l).
Nguyên nhân khiến chỉ số axit uric cao
- Bệnh gout, bệnh viêm khớp cấp và mạn tính
- Bệnh đái tháo đường
- Các bệnh liên quan đến bạch cầu như rối loạn tủy xương, bạch cầu cấp
- Rối loạn chức năng lọc cầu thận, sỏi thận, suy thận cấp
- Ung thư di căn giai đoạn cuối
- Chế độ ăn quá nhiều lượng chất purin có trong thịt đỏ, đậu, …
Khi nào cần xét nghiệm chỉ số acid uric
Bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá tình trạng của bạn để đưa ra chỉ định làm xét nghiệm chỉ số acid uric bình thường, các trường hợp bao gồm:
- Cơn đau quặn thận. Thận ứ nước. Suy thận không xác định được nguyên nhân
- Viêm khớp, đau khớp mạn tính
- Các bệnh về máu, ung thư máu
- Bệnh nhân được điều trị bằng hoá trị liệu hoặc xạ trị ung thư
- Xét nghiệm hữu ích trong theo dõi mức độ nặng và tiên lượng phụ nữ nhiễm độc thai nghén nặng với nguy cơ sản giật và tiền sản giật.
Điều trị chỉ số acid uric bình thường tăng cao
Tình trạng tăng acid uric máu không có triệu chứng xảy ra ở các trường hợp tăng acid uric máu ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl hay 600 micromol/l), thì bạn chỉ cần được hướng dẫn thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để không tạo ra thêm acid uric.
Cụ thể là hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều base purin như đạm động vật, đồng thời ăn nhiều rau quả, không được uống rượu bia. Nhưng khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống mà acid uric trong máu vẫn cao thì việc sử dụng thuốc sẽ là cần thiết.
Trong trường hợp lượng acid uric ở mức cao trên 12mg/dl (710 micromol/l), người bệnh có nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch và gút khớp thì cần dùng thuốc điều trị hạ acid uric máu. Thuốc được lựa chọn để điều trị tăng acid uric máu thường là thuốc có tác dụng ức chế men xanthin oxidase làm giảm hình thành acid uric như thuốc allopurinol, thiopurinol hoặc thuốc tiêu acid uric (bản chất là enzym uricase).
Các trường hợp khác về chỉ số acid uric đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ khi có tình trạng hủy hoại tế bào quá nhiều, xuất hiện sự sản xuất acid uric cấp tính ở bệnh nhân ung thư điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị thì có thể dùng liệu pháp dự phòng tăng acid uric máu để tránh tình trạng suy thận cấp do lượng tinh thể urat lắng đọng ở ống thận và cầu thận.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu bệnh nhân có xét nghiệm thường xuyên tình trạng tăng acid uric trên 10mg/dl mà không đáp ứng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc gia đình có tiền sử bị gút hoặc sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric kịp thời.
Xét nghiệm chỉ số acid uric bình thường giúp kiểm tra nồng độ acid này có trong máu hoặc nước tiểu để phát hiện các tình trạng hoặc bệnh lý nào đó bất thường. Chỉ số acid uric là chỉ số quan trọng khi xét nghiệm sinh hoá máu giúp chẩn đoán và chữa trị bệnh gút cũng như các bệnh liên quan đến thận.
Xem thêm: Thực đơn cho người bệnh gout
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.