Chỉ số bạch cầu bất thường có đáng lo ngại không? Cảnh báo bệnh gì?

Tế bào bạch cầu là một trong những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, có vai trò phát hiện và tiêu diệt các vật thể lạ tấn công vào cơ thể. Do đó, chỉ số bạch cầu bất thường có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng mà bạn không nên chủ quan. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về chỉ số bạch cầu trong xét nghiệm máu nhé! 

Bạch cầu là gì? Có quan trọng không?

Tế bào bạch cầu (leukocyte) là một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và các yếu tố gây hại từ môi trường. Bạch cầu di chuyển qua mạch máu và các mô, tạo thành mạch bạch huyết. Khi phát hiện các vật thể lạ, bạch cầu sẽ tấn công bằng cách sản xuất kháng thể (bản chất là protein) để tiêu diệt yếu tố gây bệnh. Bạch cầu chiếm 1% lượng máu trong cơ thể. Phần lớn tế bào bạch cầu được hình thành trong tủy xương, riêng tế bào lympho T được hình thành trong tuyến ức, còn tế bào lympho B được hình thành tại hạch bạch huyết và lá lách.

Các loại tế bào bạch cầu

Có năm loại tế bào bạch cầu như sau:

  • Bạch cầu trung tính: Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, nấm và các vật thể lạ.
  • Tế bào lympho: Gồm tế bào lympho T, tế bào NK và tế bào lympho B. Nhóm tế bào này có chức năng chống lại nhiễm trùng do virus và sản xuất kháng thể tiêu diệt các yếu tố gây bệnh.
  • Bạch cầu ái toan: Xác định và tiêu diệt ký sinh trùng, tế bào ung thư, hỗ trợ bạch cầu ái kiềm trong phản ứng dị ứng.
  • Bạch cầu ái kiềm: Tạo ra phản ứng dị ứng như ho, hắt hơi hoặc sổ mũi.
  • Bạch cầu đơn nhân: Chống lại nhiễm trùng bằng cách làm sạch các tế bào bị tổn thương.
Có năm loại tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể
Có năm loại tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể

Số lượng bạch cầu bình thường là bao nhiêu?

Số lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, giới tính và độ tuổi. Ở người trưởng thành khoẻ mạnh, số lượng bạch cầu dao động khoảng 4.000 – 11.000 tế bào trên 1 microlit (μl hoặc mcL) máu. Cụ thể như sau:

  • Nam giới và trẻ em: 5.000 – 10.000 tế bào bạch cầu/1 μl máu.
  • Nữ giới: 4.500 – 11.000 tế bào bạch cầu/1 μl máu.

Thông thường, số lượng tế bào bạch cầu của nữ giới sẽ tăng cao trong thời kỳ mang thai, dao động khoảng 6.000 – 17.000 tế bào/1 μl máu. Trong giai đoạn sinh con và vài giờ sau khi sinh, số lượng tế bào bạch cầu có thể lên đến 9.000 – 25.000 tế bào/1 μl máu. Tình trạng tăng bạch cầu xảy ra do cơ thể phải chịu nhiều căng thẳng trong quá trình mang thai và khi sinh con. Thông thường, số lượng tế bào bạch cầu sẽ trở lại bình thường trong khoảng bốn tuần sau khi sinh.

Dấu hiệu chỉ số bạch cầu bất thường

Chỉ số bạch cầu nằm ngoài khoảng tham chiếu (thường là 4.000 – 11.000 tế bào/1 μl máu) được xem là bất thường và có thể cảnh báo một số tình trạng sức khoẻ. Nếu số lượng bạch cầu thấp, bạn có khả năng bị suy tủy xương, bệnh bạch cầu,… Ngược lại, số lượng bạch cầu cao phản ánh nguy cơ nhiễm trùng, u lympho hoặc rối loạn miễn dịch tiềm ẩn. Chỉ số bạch cầu bất thường có thể biểu hiện một số triệu chứng lâm sàng như:

  • Sốt, đau nhức cơ thể, ớn lạnh.
  • Vết thương đỏ, sưng, rỉ mủ và lâu lành.
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng.
  • Ho dai dẳng hoặc khó thở.
Chỉ số bạch cầu bất thường có thể biểu hiện một số triệu chứng lâm sàng
Chỉ số bạch cầu bất thường có thể biểu hiện một số triệu chứng lâm sàng

Làm thế nào để kiểm tra chỉ số bạch cầu?

Xét nghiệm chỉ số bạch cầu (chỉ số WBC) thường được thực hiện như một phần của xét nghiệm công thức máu toàn phần (Complete Blood Cells – CBC). Xét nghiệm được đo bằng phương pháp đếm số tế bào bạch cầu có trong mẫu máu người bệnh. Mẫu máu thường được lấy từ tĩnh mạch cánh tay, chích máu ngón tay hoặc gót chân (đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ làm sạch vùng da lấy máu bằng cồn y tế, sau đó lấy máu bằng một cây kim nhỏ. Mẫu máu sẽ được bảo quản bằng ống nghiệm hoặc lọ có dán nhãn đầy đủ để gửi về phòng phân tích.

Chỉ số bạch cầu được xác định bằng phương pháp đếm tế bào trong mẫu máu người bệnh
Chỉ số bạch cầu được xác định bằng phương pháp đếm tế bào trong mẫu máu người bệnh

Rủi ro khi thực hiện kiểm tra chỉ số bạch cầu

Xét nghiệm chỉ số bạch cầu không gây nguy hiểm cho người thực hiện. Đôi khi, bạn có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại vị trí lấy máu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ biến mất một cách nhanh chóng. Trong quá trình lấy máu, bạn có thể cảm thấy nhói nhẹ lúc đâm kim vào da và khi rút kim ra khỏi cơ thể.

Bạch cầu tăng cao cảnh báo bệnh gì?

Chỉ số bạch cầu tăng cao (trên 11.000 tế bào /1 μl) cảnh báo những bệnh lý sau:

Bạch cầu giảm nguyên nhân do đâu?

Tình trạng giảm số lượng bạch cầu (dưới 4.000 tế bào/1 uL) có thể xảy ra do:

  • Suy tủy xương (thiếu máu bất sản).
  • Tế bào ung thư tấn công tủy xương (bệnh bạch cầu).
  • Hoá trị liệu.
  • Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B12.
  • HIV/AIDS.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng giảm bạch cầu
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng giảm bạch cầu

Làm gì khi khi chỉ số bạch cầu tăng hoặc giảm đột ngột?

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây giảm bạch cầu mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phác đồ điều trị thích hợp. Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu nguyên nhân giảm bạch cầu là do thuốc hoặc tác dụng phụ của phương pháp điều trị đang áp dụng, người bệnh có thể phải ngừng điều trị hoặc thay đổi liều dùng phác đồ hiện tại. Tương tự, phác đồ điều trị tăng bạch cầu cũng dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng này, ví dụ như:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Dị ứng: Dùng thuốc kháng histamin.
  • Một số thuốc khác kết hợp như thuốc giảm căng thẳng lo âu, thuốc kháng viêm, máy xông khí dung (trị hen suyễn), truyền tĩnh mạch nhằm cải thiện lưu lượng hồng cầu,…
  • Lọc bạch cầu nhằm giảm nhanh số lượng tế bào bạch cầu trong máu.
  • Hoá trị liệu hoặc cấy ghép tế bào gốc.

Thông thường, mức bạch cầu sẽ phục hồi trong vòng 2 – 4 tuần tuỳ vào phác đồ điều trị áp dụng. Người bệnh ung thư có thể mất nhiều thời gian hơn để đưa chỉ số bạch cầu trở về trạng thái bình thường. Trong một vài trường hợp, số lượng bạch cầu có thể tự giảm mà không cần phải can thiệp điều trị.

Liên hệ bệnh viện Đồng Nai để điều trị giảm bạch cầu ngay

Tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tăng, giảm bạch cầu
Tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tăng, giảm bạch cầu

v Xem thêm:

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về chỉ số bạch cầu và cách đo lường chỉ số này trong xét nghiệm. Nhìn chung, chỉ số bạch cầu bất thường đều là tín hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khoẻ. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nếu thấy bài viết bổ ích nhé! Link tham khảo: 1. White Blood Cells.

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/body/21871-white-blood-cells.
  • Ngày tham khảo: 02/09/2024.

2. White Blood Cell Count.

  • Link tham khảo: https://ada.com/white-blood-cell-count/.
  • Ngày tham khảo: 02/09/2024.

3. White Blood Count (WBC).

  • Link tham khảo: https://medlineplus.gov/lab-tests/white-blood-count-wbc/.
  • Ngày tham khảo: 02/09/2024.

4. High White Blood Cell Count.

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17704-high-white-blood-cell-count.
  • Ngày tham khảo: 02/09/2024.
Contact Me on Zalo
Call Now Button