Huyết thanh là gì? – Tìm hiểu những thông tin quan trọng

Huyết thanh là một nhân tố có trong máu nên đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Vì có vai trò quan trọng nên huyết thanh được ứng dụng nhiều y học, đặc biệt là truyền tĩnh mạch nhằm bù một số chất bị thiếu hụt. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây, Docosan sẽ cho bạn biết thêm thông tin.

Huyết thanh là gì?

Huyết thanh là một thành phần có trong máu, được tạo nên từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và các protein thông qua quá trình tích tụ máu. Quá trình cách lấy huyết thanh từ máu được thực hiện trong khoảng 30 – 60 phút. Sau khi lắng đọng tự nhiên và loại bỏ yếu tố đông máu sẽ thu được huyết thanh với màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Hiểu một cách đơn giản, huyết tương sau khi loại bỏ yếu tố đông máu sẽ trở huyết thanh.

Thành phần chính có trong huyết thanh là các protein không được sử dụng trong quá trình đông máu, nguyên tố vi lượng, nguyên tố đa lượng và các chất điện giải. Bao gồm: canxi, magie, kali, natri, axit uric, glucose, creatinine, photpho, enzyme, bilirubin,…

Những ứng dụng của huyết thanh trong y học

Vì đóng vai trò quan trọng trong máu nên huyết thanh mang lại nhiều tác dụng hữu hình cho sức khỏe con người. Hơn thế, chúng còn được ứng dụng nhiều trong y học. Phổ biến nhất là các trường hợp sau:

Chẩn đoán bệnh lý

Một số trường hợp chẩn đoán bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định lấy máu để đánh giá bệnh lý một cách chính xác. Một số bệnh lý cần xác định dựa trên kết quả xét nghiệm huyết thanh, tiêu biểu nhất là bệnh truyền nhiễm qua máu (HIV, viêm gan siêu vi B, sùi mào gà,…)

Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý

Các trường hợp có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm (sởi, thủy đậu, quai bị,…), huyết thanh có tác dụng tạo hệ miễn dịch thụ động, giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, một số bệnh nhiễm trùng cũng cần đến sự hỗ trợ của các kháng thể trong huyết thanh.

Tăng cường hệ miễn dịch

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng truyền huyết thanh qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Mục đích của việc này là giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch và bổ sung một số chất bị thiếu hụt.

Một số trường hợp sử dụng huyết thanh với mục đích phòng ngừa và điều trị bệnh uốn ván, bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, viêm gan B, HIV,…

Tác dụng của huyết thanh – Làm đẹp da

Chăm sóc và làm đẹp da cũng là một trong số tác dụng của huyết thanh được ngành công nghệ mỹ phẩm công nhận. Một số tài liệu đã ghi nhận huyết thanh là tinh chất đặc trị giúp chống oxy hóa và làm trắng da hiệu quả. Hơn thế, thành phần này của máu còn giúp tái tạo các tế bào da bị tổn thương, kháng viêm, giảm mụn và cấp độ ẩm cho da. 

huyết thanh
Huyết thanh được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chăm sóc và làm đẹp cho da

Sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương

Huyết thanh và huyết tương đều là thành phần trong máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Tuy nhiên, về bản chất thì cả hai huyết này sẽ khác nhau, bao gồm cả màu sắc, đặc điểm, thành phần và một số yếu tố khác, cụ thể như:

Điểm khác biệtHuyết thanhHuyết tương
Đặc điểmTrong máu, huyết thanh không chứa tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu. Điểm khác biệt của huyết thanh với huyết tương là yếu tố đông máu Fibrinogen không có trong huyết thanh.Huyết tương cùng với các tế bào máu (như tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu) tạo nên máu. Chúng chiếm khoảng 55 – 65% tổng lượng máu trong cơ thể con người.
Màu sắcMẫu huyết thanh bất thường sẽ có màu đục, vàng đậm hoặc màu sữa. Qua màu sắc có thể chỉ ra được tình trạng bất thường của cơ thể.Màu sắc của huyết tương thường xuyên thay đổi tùy theo sinh lý trong cơ thể. Huyết tương ở người khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt và trong suốt.
Thành phầnThành phần chính của huyết thanh là các nguyên tố vi lượng và đa lượng như: canxi, kali, axit uric, glucose, creatinine,…Trong huyết tương, chiếm 90% tổng thể tích là nước, số còn lại là chất tan (bao gồm: protein huyết tương, muối vô cơ, các thành phần hữu cơ,…)
Bảng so sánh sự khác nhau giữa huyết tương và huyết thanh

Một số lưu ý khi sử dụng huyết thanh

Trước khi sử dụng huyết thanh qua đường truyền, bạn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đã từng tuyền huyết thanh trước đó để cân nhắc và điều chỉnh liều lượng bổ sung thêm. Hơn thế, việc thông báo còn đảm bảo không tác dụng phụ nào xảy ra
  • Liều lượng sử dụng cần dựa vào mục đích sử dụng, cân nặng, tiền sử bệnh và một số yếu tố khác. Thông thường, liều lượng huyết thanh được chuyên gia khuyến cáo dao động từ 0,1 – 1 ml/kg cân nặng. Đối với các bệnh nâng mắc bệnh nặng, bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều lượng
  • Có thể kết hợp sử dụng huyết thanh với các liều vắc xin để cơ thể có thể sản xuất ra miễn dịch chủ động, nhằm thay thế các kháng nguyên bị đào thải
  • Tiêm bắp và truyền tĩnh mạch là hai đường truyền huyết thanh chính. Trong đó, truyền qua đường tĩnh mạch vẫn được ưu tiên hơn cả
  • Nhằm phòng tránh tác dụng phụ, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra phản ứng trước bằng cách pha loãng huyết thanh và tiêm một ít lên da. Nếu cơ thể không có phản ứng gì thì có thể sử dụng
  • Vì huyết thanh được sử dụng truyền trực tiếp vào cơ thể nên lựa chọn nguồn đảm bảo chất lượng. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hay tác dụng khác sau khi sử dụng;
  • Cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm huyết thanh. Nếu không may cơ thể xuất hiện bất kỳ phản ứng nào, bạn cần sớm tìm gặp bác sĩ để được xử lý
  • Trước và sau khi truyền huyết thanh, cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích,… Nên bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để lấy lại nhanh sinh lực
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc bôi ngoài da hay thuốc nam (lá cây) bôi hoặc đắp trực tiếp lên vị trí mới được tiêm truyền huyết thanh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
huyết thanh
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu có nhu cầu truyền huyết thanh

Huyết thanh là một phần dung dịch có trong máu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người. Hiện nay có không ít người truyền huyết thanh để bù một số chất bị thiếu hụt. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và phòng trường hợp xấu xảy ra, bạn nên tư vấn và thăm khám bác sĩ tại các đơn vị y tế uy tín. Trao đổi với bác sĩ để biết chính xác gói dịch vụ, quy trình và chi phí.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.