Tăng huyết áp là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, phần lớn các trường hợp là không rõ nguyên nhân (Tăng huyết áp nguyên phát). Trường hợp huyết áp cao kéo dài có thế dẫn đến nguy cơ bị các bệnh tim mạch, các biến chứng và tổn thương cơ quan đích nguy hiểm. Vậy khám huyết áp ở đâu tốt và uy tín? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
Tại sao cần kiểm soát huyết áp?
Tăng huyết áp là trường hợp huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và (hoặc) huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Kiểm soát huyết áp là việc quan trọng của tất cả mọi người ở mọi độ tuổi. Dưới đây là những lý do cần phải kiểm soát huyết áp:
- Giảm nguy cơ đột quỵ: Huyết áp cao trong thời gian dài sẽ gây nguy cơ đột quỵ cao. Phòng ngừa đột quỵ ở những bệnh nhân huyết áp cao vô cùng quan trọng. Đây là lý do quan trọng nhất tại sao cần kiểm soát huyết áp.
- Có thể giảm các bệnh tim mạch: Mối nguy hiểm của tăng huyết áp đối với tim là tăng nguy cơ đau tim và suy tim. Huyết áp cao có thể làm hỏng các tế bào của lớp lót bên trong động mạch. Việc kiểm soát huyết áp giúp các mạch máu ở tim hạn chế bị thu hẹp, từ đó khiến máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể.
- Bảo vệ thận: Huyết áp cao có thể làm tổn thương thận. Tổn thương này có thể là vĩnh viễn khiến thận hoạt động kém hiệu quả trong việc lọc máu. Kiểm soát huyết áp giúp giảm tổn thương đến các mạch máu quanh thận, từ đó giảm nguy cơ suy thận và các bệnh thận khác.
Dấu hiệu cần khám huyết áp
Đo huyết áp là một chỉ định thường quy của tất cả các bài kiểm tra sức khỏe. Tần suất bạn nên kiểm tra huyết áp phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể của bạn:
- Những người từ 18 đến 39 tuổi: Có huyết áp bình thường và không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim nên kiểm tra huyết áp ít nhất từ 2 đến 5 năm một lần.
- Những người từ 40 tuổi trở lên hoặc trẻ tuổi hơn nhưng có nguy cơ bị huyết áp cao: Nên kiểm tra huyết áp định kỳ hàng năm.
- Những người mắc các bệnh lý mạn tính: Người huyết áp không ổn định hoặc mắc bệnh tim, sẽ cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.
Đo huyết áp giúp chẩn đoán huyết áp cao hoặc thấp, cùng với đó là các dấu hiệu khác đi kèm. Một số dấu hiệu ở bệnh nhân cao huyết áp có thể kể đến như:
- Nhức đầu dữ dội, nặng đầu, chóng mặt.
- Nóng phừng phừng, mỏi gáy.
- Đau ngực.
- Đỏ mặt.
Hầu hết các trường hợp huyết áp thấp thường không gây ra ảnh hưởng gì. Tuy nhiên cần lưu tâm đến các triệu chứng của huyết áp thấp để tránh các biến chứng nguy hiểm như ngã do hạ huyết áp đột ngột:
- Chóng mặt hoặc choáng váng.
- Buồn nôn.
- Da lạnh và đổ mồ hôi.
- Da nhợt nhạt.
- Ngất xỉu.
- Bủn rủn tay chân.
Khám huyết áp ở đâu tốt?
Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh
Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tim mạch lớn thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á và là một trong những cơ sở đi đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh tim mạch ở Việt Nam. Về mặt nhân sự, viện Tim sở hữu đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, các giáo sư đầu ngành. Bên cạnh đó là hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và tân tiến. Do đó, bệnh nhân có thể an tâm đến khám tại đây.
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Đây là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín ở Thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước. Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn cao từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và có hệ thống trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện Đại học Y Dược là địa chỉ đáng tin cậy cho những ai chưa biết nên khám huyết áp ở đâu tốt và uy tín.
Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến đầu của miền Nam. Đây là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân. Trung tâm tim mạch của bệnh viện được chia thành 3 khoa chuyên ngành bao gồm Hồi sức Phẫu thuật tim, khoa Nội tim mạch và khoa Tim mạch can thiệp. Cùng với đó, bệnh viện Chợ Rẫy sở hữu đội ngũ y bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch. Do đó, nơi đây là địa chỉ khám huyết áp, các bệnh lý về tim mạch an toàn, phù hợp cho nhu cầu khám bệnh của mọi người.
Liên hệ bệnh viện Đồng Nai để khám huyết áp ngay.
Quy trình khám huyết áp
Chuẩn bị
Để có thể kiểm tra huyết áp được một cách chính xác, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Không hút thuốc, tập thể dục hoặc sử dụng caffeine trong vòng 30 phút đến một giờ trước khi xét nghiệm. Vì điều này làm tăng huyết áp và nhịp tim.
- Mặc áo sơ mi ngắn tay để có thể dễ dàng đeo vòng đo huyết áp quanh cánh tay. Tay áo xắn lên và bó chặt quanh cánh tay có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Ngồi thư giãn trên ghế ít nhất năm phút trước khi đo huyết áp. Lưng của bạn phải được tựa vào ghế. Cố gắng bình tĩnh và không nghĩ về những điều căng thẳng. Không nói chuyện trong quá trình đo huyết áp.
- Hãy cho bác sĩ điều trị biết những loại thuốc bạn đang dùng. Vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
Khám huyết áp
Máy đo huyết áp bao gồm một số bộ phận chính như: băng quấn, ống nghe tim phổi, quả bóp cao su, đồng hồ đo. Máy đo huyết áp sử dụng phải được kiểm định và kiểm tra định kỳ. Các bước đo huyết áp cụ thể như sau:
- Cánh tay đo được đỡ trên bàn.
- Vị trí giữa băng quấn phải được đặt ngang với nhĩ phải (tương đương điểm giữa của xương ức).
- Khi quấn băng quấn huyết áp cần đúng kích thước, không nên quấn quá lỏng hoặc quá chặt.
- Sử dụng ống nghe để nghe tiếng mạch đập rõ hơn.
- Ở lần khám đầu tiên cần đo huyết áp ở cả 2 cánh tay, lấy cánh tay có trị số huyết áp cao hơn để đo cho những lần tiếp theo;
- Đo lặp lại sau 1 đến 2 phút;
- Trước khi đo huyết áp cần xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Sau khi không còn thấy mạch đập cần bơm hơi thêm 20 – 30 mmHg;
- Xả hơi với tốc độ 2 mmHg/mỗi giây và chú ý nghe âm thanh Korotkoff (âm thanh nghe được qua ống nghe khi đo huyết áp) để xác định chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Nhân viên y tê sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho bạn trong trường hợp nghi ngờ tăng huyết áp hoặc thấy có dấu hiệu bất thường của huyết áp:
- Các xét nghiệm sức khỏe tổng quát: công thức máu, X – quang, lipid huyết, đường huyết.
- Các xét nghiệm đánh giá sức khỏe tim mạch: Siêu âm tim, ECG. Ngoài ra, nếu có triệu chứng khó thở, đau ngực. Bệnh nhân sẽ cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác như: BNP, troponin.
- Các xét nghiệm mạch máu (nếu cần): siêu âm mạch máu, CT,…
Những phương pháp điều trị bệnh huyết áp hiện nay
Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp là cần theo dõi huyết áp thường xuyên, điều trị đúng và đủ, lâu dài để đạt được huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Phương pháp không dùng thuốc Khi bị huyết áp cao, hãy thay đổi một vài thói quen để cải thiện sức khỏe tim mạch:
- Giảm muối: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người lớn khỏe mạnh không nên dùng quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Lý tưởng nhất là hạn chế dưới 1.500 mg mỗi ngày. Hạn chế thực phẩm đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn do chúng thường chứa nhiều muối.
- Ăn thực phẩm lành mạnh: Lựa chọn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm ít béo. Hãy hạn chế ăn thịt đỏ và các chất béo bão hòa.
- Hạn chế rượu, thuốc lá: Rượu và thuốc lá có thể làm tăng huyết áp.
- Duy trì cân nặng: Thừa cân là yếu tố gây ra huyết áp cao. Hãy hỏi bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để duy trì cân nặng phù hợp.
- Vận động và tập thể dục thường xuyên: Duy trì hoạt động giúp hạ huyết áp và kiểm soát cân nặng.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tim và các tình trạng sức khỏe khác. Theo các chuyên gia, người trưởng thành cần ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
Phương pháp dùng thuốc Với một số bệnh nhân, thay đổi lối sống là không đủ để kiểm soát huyết áp của họ và cần phải dùng thêm thuốc trong quá trình kiểm soát huyết áp. Hiện tại, thuốc huyết áp rất đa dạng, có thể dùng phối hợp 2 đến 3 loại thuốc huyết áp để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc cũng như tăng giảm liều khi sử dụng thuốc huyết áp để tránh các trường hợp xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm:
- Hướng dẫn điều trị và xử lý khi tăng huyết áp.
- 8 cách hạ huyết áp không dùng thuốc đơn giản tại nhà.
- Ăn uống gì để hạ huyết áp nhanh? Top 21 thực phẩm bạn nên biết.
Qua bài viết trên, Docosan đã gợi ý giúp bạn khám huyết áp ở đâu tốt và uy tín. Huyết áp hiện nay đang là một gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng, vì vậy hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé. Tài liệu tham khảo: 1.Why Blood Pressure Control is Important: Dangers of High Blood Pressure
- Link tham khảo: https://www.mountelizabeth.com.sg/health-plus/article/blood-pressure-control-and-heart-health
- Ngày tham khảo: 21/08/2024.
2.Blood pressure test
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/blood-pressure-test/about/pac-20393098
- Ngày tham khảo: 21/08/2024.
3.Measuring Blood Pressure
- Link tham khảo: https://medlineplus.gov/lab-tests/measuring-blood-pressure/
- Ngày tham khảo: 21/08/2024.