Bất cứ một vết thương nào cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nếu hệ thống miễn dịch suy yếu, mầm bệnh có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào máu và đi khắp cơ thể. Điều đó có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu – một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Năm 2017, theo nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu, trong 48,9 triệu trường hợp nhiễm khuẩn máu được báo cáo thì có đến 11 triệu ca tử vong (chiếm khoảng 20%) và phần lớn có thể phòng ngừa được. Do đó, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ nhiễm trùng huyết qua bài viết sau.
Tóm tắt nội dung
- 1 Nhiễm trùng máu là gì?
- 2 Triệu chứng của nhiễm khuẩn máu
- 3 Nguyên nhân nhiễm khuẩn máu là gì?
- 4 Điều trị nhiễm khuẩn máu như thế nào và ở đâu?
- 5 Các yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh nhiễm khuẩn máu
- 6 Thực đơn và dinh dưỡng cho người nhiễm khuẩn máu
- 7 Câu hỏi thường gặp
- 7.0.0.1 Nhiễm trùng máu sống được bao lâu?
- 7.0.0.2 Chi phí lọc máu nhiễm khuẩn là bao nhiêu?
- 7.0.0.3 Chỉ số gợi ý nhiễm khuẩn trong máu cao
- 7.0.0.4 Máu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
- 7.0.0.5 Nhiễm trùng máu nên ăn gì?
- 7.0.0.6 Nhiễm trùng máu điều trị bao lâu?
- 7.0.0.7 Nhiễm trùng máu ở người già
- 7.0.0.8 Nhiễm khuẩn máu có lây không? Nhiễm trùng máu lây qua đường nào?
- 7.0.0.9 Nhiễm trùng máu tiếng anh là gì?
- 7.0.0.10 Nhiễm trùng máu biểu hiện như thế nào?
- 7.0.0.11 Nhiễm trùng máu điều trị như thế nào?
- 7.0.0.12 Nhiễm trùng máu có phải ung thư không?
Nhiễm trùng máu là gì?
Nhiễm khuẩn máu hay còn gọi là nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính nặng, do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra, biểu hiện bằng các triệu chứng toàn thân, có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 – 50%).
Trường hợp nhiễm trùng máu có các bất thường về tuần hoàn, tế bào và chuyển hóa sẽ gây ra sốc nhiễm khuẩn với nguy cơ tử vong cao hơn so với nhiễm trùng máu đơn thuần.
Cả nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng đều là gánh nặng toàn cầu ngày càng lớn và là thách thức đối với các bác sĩ vì tỉ lệ mắc ngày càng tăng và độ phức tạp lớn.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn máu
Bệnh nhiễm khuẩn máu có thể bắt đầu ở bất kỳ bộ phận khác nhau trên cơ thể. Do đó, các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng huyết có thể khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Các triệu chứng này bị ảnh hưởng bởi độc lực, khả năng xâm nhập của mầm bệnh và phản ứng của cơ thể cũng như diễn biến theo thời gian của tình trạng bệnh, bao gồm:
- Sốt và ớn lạnh
- Đi tiểu ít hơn bình thường
- Tim đập nhanh, thở nhanh
- Buồn nôn và ói mửa
- Mệt mỏi và suy nhược
- Da đổi màu, đổ mồ hôi
- Đau dữ dội
Nhiễm khuẩn huyết có thể tiến triển rất nhanh thành sốc nhiễm trùng dẫn đến suy nội tạng và trở nên đe dọa tính mạng hơn. Một triệu chứng quan trọng của sốc nhiễm trùng là huyết áp rất thấp. Tốt nhất là liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn máu là gì?
Vi khuẩn thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn máu. Tuy nhiên, các tác nhân khác như ký sinh trùng, virus, nấm cũng có khả năng xâm nhập gây bệnh, thậm chí cả ở những vết thương nhỏ. Ở những bệnh nhân nhập viện, vi khuẩn có thể xâm nhập qua đường truyền tĩnh mạch, vết thương phẫu thuật, ống thông tiểu và vết loét trên giường.
Điều trị nhiễm khuẩn máu như thế nào và ở đâu?
Việc phát hiện sớm và điều trị nhiễm khuẩn huyết là những yếu tố quan trọng nhất trong việc cải thiện kết quả của bệnh nhân mắc bệnh này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nhập viện phải trải qua một thời gian dài chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.
Việc chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết sớm có thể khó khăn vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng chẩn đoán sớm nhiễm trùng huyết đòi hỏi phải có chỉ số nghi ngờ cao và đánh giá lâm sàng toàn diện với các xét nghiệm.
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết qua các biểu hiện lâm sàng toàn thân về viêm hoặc rối loạn chức năng các cơ quan, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:
- Cấy máu được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, cấy máu mất nhiều thời gian để chờ đợi, vì thế, một số dấu ấn sinh học đã được phát triển để hỗ trợ chẩn đoán sớm như procalcitonin (PCT), protein phản ứng C (CRP), tế bào tuần hoàn DNA tự do (cfDNA).
- Theo dõi huyết áp, nhịp tim, độ bão hòa oxy.
- Xét nghiệm công thức máu, điện giải, lactat,…
- Các xét nghiệm liên quan xác định tình trạng nhiễm khuẩn máu và phát hiện các rối loạn chức năng của các cơ quan càng sớm càng tốt. Một số hệ thống tính điểm đánh giá suy giảm cơ quan tuần hoàn tiến triển qSOFA và bộ tiêu chí hội chứng viêm toàn thân SIRS có giá trị dự báo về nguy cơ tử vong của bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị nhiễm trùng máu thường được áp dụng:
- Sử dụng kháng sinh phổ rộng phù hợp càng sớm càng tốt cho các trường hợp nhiễm khuẩn máu được xác định do vi khuẩn.
- Sử dụng thuốc kháng virus hay kháng nấm nếu tác nhân đó gây bệnh nhiễm trùng.
- Bù dịch đường tĩnh mạch nhằm hồi phục tưới máu mô.
- Hỗ trợ oxy, kiểm soát các chức năng cơ quan trong cơ thể.
- Thông thường, các bác sĩ còn kê đơn thuốc vận mạch để cải thiện huyết áp.
Nhiễm trùng máu được đánh giá là vô cùng nguy hiểm. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong. Do đó, bạn cần nhanh chóng đến các bệnh viện có uy tín gần nhất để được can thiệp sớm nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng máu.
Các yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh nhiễm khuẩn máu
Nhiễm trùng máu có nguy cơ cao hơn ở những đối tượng:
- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch như HIV, ung thư hoặc sử dụng dài hạn thuốc corticosteroid, thuốc chống đào thải cơ quan cấy ghép
- Phụ nữ đang mang thai
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Bệnh nhân cao tuổi (>65 tuổi)
- Bệnh nhân gần đây nhập viện hoặc có phẫu thuật lớn
- Bệnh nhân có gắn các thiết bị y tế vào cơ thể như ống thông tĩnh mạch, ống thông tiểu, ống thở,…
- Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,…
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột, viêm phổi, viêm màng não, xơ gan, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
Ngăn ngừa nhiễm trùng là cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm trùng máu, chẳng hạn như:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây mỗi lần.
- Tiêm chủng các loại vaccine được khuyến cáo như cúm, viêm phổi, viêm màng não,…
- Kiểm soát các bệnh lý nền mãn tính.
- Khi bị thương, cần làm sạch và sát trùng đúng cách, đồng thời theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng.
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng mắc phải theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Thực đơn và dinh dưỡng cho người nhiễm khuẩn máu
Liệu pháp dinh dưỡng trong nhiễm trùng máu là một thách thức với bệnh nhân do những thay đổi sinh lý tiến triển. Nhiễm trùng máu được đặc trưng bởi quá trình dị hóa sớm làm mất khối lượng cơ và tăng cường chuyển hóa kéo dài trong nhiều tháng.
Dinh dưỡng qua đường ruột sớm nên cố gắng điều chỉnh sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và vitamin, chẳng hạn như cung cấp đủ protein (khoảng 1g/kg/ngày) và lượng calo vừa phải (khoảng 15 kcal/kg/ngày) để tạo ra năng lượng, giảm bớt tình trạng mất cơ, thúc đẩy khả năng vận động và phục hồi sớm.
Các khuyến nghị về dinh dưỡng trong nhiễm trùng huyết:
Dinh dưỡng: | Liều khuyến cáo: |
Nhu cầu calo | Xác định bằng phép đo nhiệt lượng gián tiếp |
Chất đạm | 0,8 – 1,3g/kg/ngày |
Lipid | 0,7 – 1,5g/kg/ngày |
Đường | 1 – 1,5g/kg/ngày |
Glutamine | <0,35g/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc <0,5g/kg/ngày qua đường ruột bệnh nhân được nuôi bằng TPN (dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch) |
Dịch | 1ml/kg/giờ |
Câu hỏi thường gặp
Nhiễm trùng máu sống được bao lâu?
Một u003ca href=u0022https://ihpi.umich.edu/news/does-sepsis-keep-killing-months-lateru0022u003enghiên cứuu003c/au003e tại Đại học Michigan cho thấy nhiều người mất trong nhiều tháng và nhiều năm sau khi chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng máu. Khoảng 40% bệnh nhân sống qua 30 ngày đầu tiên được chăm sóc tại bệnh viện mất trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, không rõ liệu bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng máu hay do các tình trạng sức khỏe khác mà họ mắc phải.u003cbru003eNghiên cứu cho thấy trường hợp bệnh nhân không được điều trị và can thiệp y tế có thể tử vong trong 12 giờ.
Chi phí lọc máu nhiễm khuẩn là bao nhiêu?
Chi phí lọc máu nhiễm khuẩn khoảng 2,2 triệu đồng/lần. Dịch vụ kỹ thuật lọc máu có nằm trong danh mục dịch vụ kỹ thuật được quỹ Bảo hiểm Y tế thanh toán.
Chỉ số gợi ý nhiễm khuẩn trong máu cao
Các đặc điểm gợi ý u003ca href=u0022https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4331438/u0022u003echẩn đoán nhiễm khuẩn máuu003c/au003e như:u003cbru003eSốt u003e 38,3 độ Cu003cbru003eNhịp tim nhanh u003e 120 nhịp/phútu003cbru003eHuyết áp tâm thu u0026lt; 90mmHgu003cbru003eProcalcitonin u003e 0,5ng/mlu003cbru003eBandemia u003e 5%u003cbru003eGiảm bạch cầu u0026lt; 0,5x10u003csupu003e3 u003c/supu003eulu003cbru003eTỷ lệ bạch cầu trung tính/ bạch cầu lympho u003e 10u003cbru003eGiảm tiểu cầu u0026lt; 150×103 ulu003cbru003eLactate u003e 2 meq/l
Máu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn máu có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thang điểm tử vong trong nhiễm khuẩn máu tại khoa cấp cứu (MEDS) được sử dụng để xác định tiên lượng của bệnh nhân trong các trường hợp nhiễm khuẩn máu. Thông thường, tỷ lệ tử vong trong nhiễm nhiễm khuẩn máu nặng là 20 – 35% và tỉ lệ tử vong trong sốc nhiễm trùng là 40 – 60%.
Nhiễm trùng máu nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng cho quá trình điều trị và hồi phục cơ thể. Bệnh nhân nhiễm trùng máu nên bổ sung:u003cbru003eThực phẩm giàu sắt để tránh trường hợp thiếu máu, mất máu như thịt đỏ, gan động vật, các loại hạt, rau muống, lòng đỏ trứng,…u003cbru003eThực phẩm giàu protein giúp gia tăng đề kháng cho cơ thể như trứng, sữa, thịt, cá,…u003cbru003eThực phẩm giàu vitamin, chất xơ cung cấp nhiều chất oxy hóa bảo vệ tế bào như táo, bơ, dâu, khoai lang, bông cải xanh,…u003cbru003eThực phẩm có tính kháng khuẩn như hành, tỏi, quế,…
Nhiễm trùng máu điều trị bao lâu?
Tùy theo nguyên nhân và khả năng đáp ứng với điều trị mà thời gian điều trị ở mỗi người khác nhau. Thời gian điều trị có thể từ 7 – 14 ngày nếu đáp ứng tốt với phương pháp điều trị phù hợp.
Nhiễm trùng máu ở người già
Hệ thống miễn dịch có xu hướng suy yếu theo tuổi tác. Bên cạnh tuổi tác, người già thường mắc các bệnh mãn tính có sẵn như đái tháo đường, bệnh thận, tăng huyết áp,… u003cbru003eCác yếu tố nguy cơ khác còn có sử dụng thuốc, thiếu dinh dưỡng hoặc các nhiễm trùng thông thường như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, vết loét do tì đè,… u003cbru003eNgoài ra, các triệu chứng nhiễm trùng máu như lú lẫn, mất phương hướng đặc biệt khó xác định ở người già mắc chứng mất trí nhớ.
Nhiễm khuẩn máu có lây không? Nhiễm trùng máu lây qua đường nào?
Nhiễm trùng máu không lây qua các đường tiếp xúc thông thường. Về bản chất, nhiễm trùng máu xảy ra do sự xâm nhập của các tác nhân có hại vào máu. Khi đó, các phản ứng miễn dịch tự nhiên được kích hoạt để chống lại tác nhân đó. Tuy nhiên, nhiễm trùng máu có thể xảy ra nếu vi khuẩn hoặc các các tác nhân gây hại khác vượt qua được hàng rào bảo vệ của cơ thể.
Nhiễm trùng máu tiếng anh là gì?
Các thuật ngữ riêng biệt về tình trạng nhiễm khuẩn máu trong tiếng anh cần phân biệt bao gồm:u003cbru003eBacteremia là tình trạng có sự hiện diện của vi khuẩn trong máu do một vết thương hoặc nhiễm trùng bất kì nào đó. Thông thường một số lượng nhỏ vi khuẩn trong máu được phát hiện và chúng sẽ bị loại bỏ bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó hầu hết trường hợp sẽ không có triệu chứng. Tuy nhiên, đôi khi bacteremia cũng có thể dẫn đến septicemia và sepsis.u003cbru003eSepticemia hay blood poisoning là tình trạng hiện diện và nhân lên của vi khuẩn trong máu. Điều này rất nguy hiểm khi vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn có thể theo dòng máu xâm nhập hết toàn bộ cơ thể, có khả năng đe dọa tính mạng và tiến triển thành sepsis.u003cbru003eSepsis là tình trạng đe dọa tính mạng phát sinh khi mà các phản ứng của cơ thể gây tổn thương mô và các cơ quan của chính mình. Nếu không điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng suy đa tạng và tử vong. Đa số tác nhân gây hại của sepsis là vi khuẩn, tuy nhiên các tác nhân khác như ký sinh trùng, virus, nấm cũng có thể xảy ra.
Nhiễm trùng máu biểu hiện như thế nào?
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng máu như là sốt, ớn lạnh, tim đập nhanh, thở nhanh, buồn nôn và ói mửa, mệt mỏi và suy nhược, da đổi màu, đổ mồ hôi, đau dữ dội,…
Nhiễm trùng máu điều trị như thế nào?
Điều trị sớm, triệt để có thể nâng cao khả năng phục hồi tốt nhất cho cơ thể. Những người nhiễm trùng máu cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực bao gồm:u003cbru003eSử dụng kháng sinh càng sớm càng tốt, thuốc kháng sinh phổ rộng có hiệu quả cao thường được sử dụng đầu tiên. Sau khi xác định tác nhân gây bệnh, có thể chuyển đổi kháng sinh đặc hiệu hơn.u003cbru003eTruyền dịch hoặc sử dụng thuốc vận mạch đảm bảo các chức năng cơ quanu003cbru003eHỗ trợ oxy với các bệnh nhân cần thiết, có thể lọc máu nếu thận bệnh nhân hoạt động không tốt do nhiễm trùng.u003cbru003eCác phương pháp điều trị cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng của bệnh nhân và theo dõi chặt chẽ nhất.
Nhiễm trùng máu có phải ung thư không?
Nhiễm trùng máu không phải là ung thư. Tuy nhiên, nhiễm trùng máu có thể là biến chứng xảy ra khi mắc phải ung thư do hệ miễn dịch ở bệnh nhân ung thư kém hơn so với người bình thường.
Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm thông tin cụ thể, chính xác về tình trạng nhiễm khuẩn máu. Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn khuyến khích mọi người tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn.
- https://www.thelancet.com/article/S0140-6736(19)32989-7/fulltext
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2043413/
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sepsis/symptoms-causes/syc-20351214
- https://www.webmd.com/a-to-z-guides/sepsis-septicemia-blood-infection
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6447319/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4331438/