Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em là một tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, rất cần được quan tâm, đặc biệt trong tình hình kháng sinh ngày càng bị đề kháng gây nên khó khăn trong điều trị. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa bệnh thông qua bài viết dưới đây.

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em là gì?

Nhiễm khuẩn máu là một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính nặng do vi khuẩn lưu hành trong máy gây ra biểu hiện bằng các triệu chứng toàn thân có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng với tỷ lệ tử vong rất cao (từ 20 – 50%).

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn máu ở trẻ em thay đổi tùy theo tuổi và ổ nhiễm trùng nguyên phát. 

  • Các vi khuẩn Gram dương gây bệnh thường gặp: Liên cầu nhóm B, phế cầu, tụ cầu vàng. 
  • Các vi khuẩn Gram dương gây bệnh thường gặp: Haemophilus influenzae

Vi khuẩn gây máu nhiễm khuẩn ở trẻ em thường gặp cũng thay đổi tuỳ theo nhóm tuổi:

  • Trẻ sơ sinh: Streptococcus nhóm B, E.coli, Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus
  • Trẻ nhũ nhi: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Meningococcus
  • Trẻ lớn: Streptococcus pneumoniae, Meningococcus, Staphylococcus aureus, Enterobacteriaceae
nhiễm khuẩn máu ở trẻ em
Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em có thể bao gồm một hay nhiều dấu hiệu dưới đây:

  • Sốt hoặc hạ thân nhiệt (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có thân nhiệt thấp)
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở nhanh
  • Cảm thấy lạnh/lạnh tay chân
  • Da sần sùi và nhợt nhạt
  • Nhầm lẫn, chóng mặt hoặc mất phương hướng
  • Hụt hơi
  • Đau hoặc khó chịu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Giảm hoặc không có nước tiểu
nhiễm khuẩn máu ở trẻ em
Triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Nhiều dấu hiệu và triệu chứng trong số này là phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chúng bị bệnh. Đa số sẽ không phải nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, khi có nhiều hơn một trong số các dấu hiệu và triệu chứng này xảy ra cùng nhau, hoặc khi trẻ có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Nếu da của trẻ lạnh, nhợt nhạt hoặc có màu sắc hoặc dấu hiệu lạ, trẻ cớ phản ứng kém hoặc khó thở; hoặc nếu tã của con bạn khô hơn 12 giờ nên đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Chẩn đoán nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Khám lâm sàng

  • Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu,…
  • Mức độ tri giác
  • Ổ nhiễm trùng: da, vết mổ, phổi
  • Ban xuất huyết, hồng ban,…
  • Tim mạch: phát hiện bệnh TBS
  • Phổi phát hiện bất thường
  • Bụng phát hiện điểm đau khu trú phản ứng thành bụng

Cận lâm sàng

  • Bạch cầu máu tăng hoặc giảm, tiểu cầu giảm.
  • Phết máu ngoại biên xem: bạch cầu dạng băng (band forms), không bào, thể Dohle, hạt độc.
  • CRP/Procalcitonin máu tăng.
  • Cấy máu, nhuộm Gram và cấy các bệnh phẩm khác để chẩn đoán tác nhân gây bệnh.
nhiễm khuẩn máu ở trẻ em
Cấy máu dương tính là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết
  • Xét nghiệm đánh giá rối loạn chức năng cơ quan: khí máu động mạch, Bilirubin/máu, Creatinin/máu,…
  • Xét nghiệm tìm ổ nhiễm trùng: Tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, X-quang, CT scan,…).

Chẩn đoán nghi ngờ

Nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em khi nhiều hơn hai trong số các dấu hiệu sau đây sau: 

  • Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt
  • Tim nhanh
  • Thở nhanh
  • Bạch cầu >12.000/mm3 hay < 4.000/mm3

Chẩn đoán xác định

  • Có các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng gợi ý nhiễm khuẩn máu ở trẻ, có triệu chứng ổ nhiễm khuẩn khởi điểm hoặc có tình trạng nhiễm khuẩn nặng có hoặc không kèm theo sốc.
  • Cấy máu dương tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.
  • Cấy các bệnh phẩm khác của ổ nhiễm khuẩn khởi điểm hoặc ổ nhiễm khuẩn thứ phát.

Điều trị nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị sốc nếu có.
  • Điều trị kháng sinh ban đầu sớm và phù hợp, tiếp theo tùy đáp ứng lâm sàng và kết quả vi sinh (cấy máu trước khi dùng kháng sinh).
  • Điều trị biến chứng.

Điều trị ban đầu

Điều trị sốc nhiễm trùng (tham khảo thêm về sốc nhiễm trùng)

  • Nhanh chóng khôi phục thể tích tuần hoàn bằng dung dịch điện giải, đại phân tử, liều 20ml/kg truyền TM nhanh. Trong trường hợp sốc nặng có thể truyền tối đa 60 ml/kg/giờ và xem xét chỉ định CVP.
  • Nếu không đáp ứng và CVP bình thường hoặc cao thì dùng thuốc vận mạch: Dopamine và Dobutamine. Liều Dopamin 5 – 10ug/kg/phút, tối đa 10ug/kg/ phút; Dobutamin 5 – 15 ug/kg/phút. Trong trường hợp thất bại với Dopamin, Dobutamin có thể phối hợp Dobutamin với Noradrenalin liều thấp 0,02 – 0,05 ug/kg/phút (tối đa 1ml/giờ).
nhiễm khuẩn máu ở trẻ em
Điều trị nhiễm khuẩn máu ở trẻ em bằng kháng sinh đường tĩnh mạch sớm

Điều trị kháng sinh ban đầu (trước khi có kết quả phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ)

Cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch sớm ngay sau khi cấy máu. Chọn lựa kháng sinh tốt nhất tuỳ theo tác nhân. Nhưng kết quả cấy máu thường chậm do đó thực tế chọn kháng sinh dựa vào kinh nghiệm. Các yếu tố cân nhắc trong lựa chọn kháng sinh:

– Ổ nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ:

Ổ nhiễm khuẩn:Vi khuẩn:Kháng sinh:
Nhiễm trùng tiểuVi khuẩn Gr (-), EnterococcusCefotaxime hoặc Ceftriaxone
Nhiễm trùng tiêu hóaGan mậtVi khuẩn Gr (-), EnterbacteriaceaCefotaxime/CeftriaxoneHoặc Fluoroquinolone (Ciprofloxacin hoặc Pefloxacine)Hoặc Carbapenem (Imipenem/ Meropenem) khi có sốc nhiễm khuẩn- Cần phối hợp Aminoglycoside (Gentamycin/ Amikacin)- Có thể thêm Metronidazole nếu nghi vi khuẩn kỵ khí
Nhọt da, áp xe,viêm phổi có bóng khíTụ cầuOxacilline hoặc Clindamycin hoặc Cephalosporin thế hệ 1 + Gentamycine- Dùng Vancomycine nếu nghi ngờ MRSA hoặc đang sốc
Viêm phổi cộng đồngH.influenzae, S.pneumoniaeCefotaxime/Ceftriaxone + Aminoglycoside
Nhiễm trùng huyết não mô cầuN. meningitidisCefotaxime/Ceftriaxone
Nhiễm trùng ổ bụng sau phẫu thuậtVK Gram (-) VK kỵ khíCefotaxime/Ceftriaxone hoặc Fluoroquinolonehoặc Ertapenem khi có sốc nhiễm khuẩnphối hợp với Aminoglycosidethêm Metronidazole khi nghi ngờ VK kỵ khí

Nhiễm khuẩn cộng đồng hay bệnh viện (nhiễm khuẩn bệnh viện thường do vi khuẩn đa kháng).

– Nhiễm khuẩn bệnh viện:

  • Thường gây ra bởi vi khuẩn đa kháng như Klebsiella, Pseudomonas, Acinetobacter,… 
  • Bắt đầu với kháng sinh phổ rộng và thường cần phối hợp kháng sinh để tăng mức độ diệt khuẩn, sau đó áp dụng liệu pháp xuống thang. Sau 48 – 72 giờ tùy đáp ứng lâm sàng và kết quả vi sinh sẽ chọn lựa kháng sinh phổ hẹp phù hợp.
  • Kháng sinh: Imipenem/meropenem hoặc Quinolon hoặc Ticarcillin – clavulanic acid hoặc Cefoperazone-Sulbactam 土  Amikacin (phối hợp thêm Vancomycin nếu nghi do tụ cầu).

– Nhiễm khuẩn cộng đồng không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn: 

  • Trẻ trước đó bình thường:
    • Trẻ < 2 tháng tuổi:
      • Ampicillin + Gentamycin + Cefotaxim.
      • Nếu có kèm sốc: Quinolone hoặc Ceftazidime hoặc Cefepim hoặc Imipenem/meropenem.
      • Nếu nghi tụ cầu: Cefotaxime + Oxacillin  Gentamicin. Nếu có sốc thay Oxacillin bằng Vancomycin.
    • Trẻ > 2 tháng tuổi:
      • Cefotaxime hoặc Ceftriaxone hoặc Quinolone 土 Gentamycin.
      • Nếu có kèm sốc: Quinolone hoặc Ceftazidime hoặc Cefepim hoặc Imipenem/meropenem.
      • Nếu nghi tụ cầu: Thêm Oxacillin hoặc Vancomycin khi có sốc
  • Trên cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc giảm bạch cầu hạt:
    • Cefotaxime hoặc Ceftriaxone hoặc Ceftazidime hoặc Fluoroquinolones 土 Amikacin.
    • Nếu có kèm sốc: Dùng Imipenem/meropenem 土 Amikacin
    • Nếu nghi ngờ tụ cầu: Thêm Oxacillin hoặc Vancomycin khi có sốc.
    • Lựa chọn kháng sinh tuỳ thuộc kết quả soi và nhuộm Gram mẫu bệnh phẩm, và tình hình đề kháng kháng sinh tại địa phương, bệnh viện, khoa,…

Điều trị biến chứng

  • Rối loạn đông máu: Truyền tiểu cầu và huyết tương đông lạnh, kết tủa lạnh
  • Toan chuyển hoá: Thường là hậu quả của sốc nên cần điều trị tích cực sốc nhiễm trùng tránh để sốc kéo dài. Trường hợp toan hóa máu nặng cần điều chỉnh bằng Bicarbonate.
nhiễm khuẩn máu ở trẻ em
Theo dõi và điều trị biến chứng ở trẻ bị máu nhiễm khuẩn ở trẻ em

Điều trị khác

  • Lọc máu liên tục: Khi bệnh nhân thiểu niệu từ 24 giờ trở lên hoặc Creatinin > 0,4 mmol/L hoặc tăng >0,1 mmol/L/ngày
  • Corticoid liều cao tĩnh mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả chưa rõ ràng và có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, xuất huyết.

Điều trị tiếp theo:

  • Sau 48 – 72 giờ đánh giá lại đáp ứng kháng sinh dựa vào lâm sàng và kết quả vi sinh. Sau đó sử dụng kháng sinh theo kết quả cấy máu, kháng sinh đồ và đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân
  • Phần lớn kết hợp kháng sinh chỉ cần thiết ở 3 – 5 ngày đầu điều trị để tăng khả năng diệt khuẩn, giảm đề kháng.
  • Thời gian điều trị kháng sinh trung bình 10 – 14 ngày hoặc kéo dài hơn tùy ổ nhiễm khuẩn, tác nhân gây bệnh hoặc đáp ứng lâm sàng.
  • Ngưng kháng sinh sau khi đủ ngày điều trị kèm bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt, chỉ số xét nghiệm nhiễm khuẩn trở về bình thường.

Nên điều trị nhiễm khuẩn máu ở trẻ em ở đâu?

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ là một trường hợp cấp cứu y tế cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Nếu trẻ có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ cần nhanh chóng đứa trẻ đến khám và điều trị tại các bệnh viện uy tín như Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện nhi đồng 1, Bệnh viện nhi đồng 2,…

Phòng ngừa nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

  • Chìa khóa để ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em là ngăn ngừa nhiễm khuẩn xảy ra ngay từ đầu và điều trị nhiễm khuẩn nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Giống như đột quỵ, máu nhiễm khuẩn ở trẻ em là một trường hợp cấp cứu y tế cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em để ngăn ngừa bệnh tật. Nếu trẻ không thể tiêm phòng sau khi đã cân nhắc lợi ích và nguy cơ, những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ nên được tiêm phòng để mang lại “miễn dịch cộng đồng.
  • Nguy cơ bị nhiễm trùng cũng giảm xuống khi rửa tay đúng cách. Rửa tay kỹ lưỡng, đúng cách và thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc các sản phẩm không chứa xà phòng sẽ làm giảm số lượng mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
  • Chăm sóc, vệ sinh đúng cách tất cả các vết thương cũng làm giảm nhiễm trùng, ngay cả vết xước hoặc vết cắt nhỏ nhất. Làm sạch kỹ lưỡng bằng nước, nước muối hoặc cồn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn ở vết thương.
  • Dinh dưỡng cũng đóng một vai trò trong việc duy trì sức khỏe. Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn.

    Câu hỏi thường gặp

    Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

    Nhiễm khuẩn máu ở trẻ là một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính nặng với các triệu chứng toàn thân và có thể dẫn tới sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng,… Bệnh có diễn tiến nặng trong khoảng thời gian rất nhanh, tiên lượng khó lường trước, tỷ lệ tử vong rất cao. 

    Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột đi ngoài ra máu 

    Trẻ bị đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn máu, thường màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí là màu đen. Nhiễm khuẩn đường ruột là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ đi ngoài ra máu. Các dấu hiệu khác của trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao gồm: sốt cao, đau bụng, quấy khóc, nôn ói,…

    Nhiễm khuẩn máu trẻ sơ sinh 

    Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh, trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong bào thai, lúc sinh hoặc sau khi sinh. Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra đáp ứng viêm quá mức. Tình trạng viêm và đông máu này làm giảm lưu lượng máu đến tay chân và các cơ quan quan trọng, thậm chí dẫn đến suy đa tạng và tử vong.

    Nhiễm trùng máu điều trị như thế nào?

    Nhiễm trùng máu là một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên tắc điều trị nhiễm trùng máu bao gồm các yếu tố:u003cbru003e- Điều trị sốc nếu có.u003cbru003e- Điều trị kháng sinh ban đầu sớm và phù hợp, tiếp theo tùy đáp ứng lâm sàng và kết quả vi sinh (cấy máu trước khi dùng kháng sinh).u003cbru003e- Điều trị biến chứng.

    Nhiễm trùng máu giai đoạn đầu

    Giai đoạn đầu của nhiễm trùng máu là giai đoạn của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS). Đây là tình trạng viêm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, một phản ứng thường xuyên của hệ miễn dịch nhằm chống lại tình trạng nhiễm khuẩn. Giai đoạn này thường kéo dài trong vòng 5 ngày với các biểu hiện như:u003cbru003e- Nhiệt độ cơ thể rất cao (hoặc rất thấp)u003cbru003e- Nhịp tim nhanhu003cbru003e- Thở gấpu003cbru003e- Số lượng bạch cầu trong cơ thể tăng cao (hoặc hạ thấp)

    Bệnh máu nhiễm khuẩn có lây không?

    Nhiễm trùng máu là bệnh hoàn toàn không lây lan, đặc biệt không lây qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, việc phòng ngừa nhiễm khuẩn máu là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay trong tình hình ngày càng nhiều vi khuẩn đề kháng kháng sinh kể cả kháng sinh nặng, đặc biệt là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết.

    Nhiễm trùng máu là gì có nguy hiểm không?

    Nhiễm trùng máu được định nghĩa là tình trạng đáp ứng của cơ thể đối với nhiễm khuẩn bị mất kiểm soát gây nên rối loạn chức năng của các tạng đe dọa đến tính mạng. Bệnh có diễn tiến nặng trong khoảng thời gian ngắn, tiên lượng khó lường trước, tỷ lệ tử vong rất cao. 

    Dấu hiệu trẻ nhiễm khuẩn máu 

    Các dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn máu bao gồm:u003cbru003eSốt hoặc hạ thân nhiệt (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có thân nhiệt thấp)u003cbru003e- Nhịp tim nhanhu003cbru003e- Thở nhanhu003cbru003e- Cảm thấy lạnh/lạnh tay chânu003cbru003e- Da sần sùi và nhợt nhạtu003cbru003e- Nhầm lẫn, chóng mặt hoặc mất phương hướngu003cbru003e- Hụt hơiu003cbru003e- Đau hoặc khó chịuu003cbru003e- Buồn nôn và ói mửau003cbru003e- Giảm hoặc không có nước tiểu

    Nguyên nhân nhiễm khuẩn máu ở trẻ

    Tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn máu ở trẻ em thay đổi tùy theo tuổi và ổ nhiễm khuẩn nguyên phát. u003cbru003e- Các vi khuẩn Gram dương gây bệnh thường gặp: Liên cầu nhóm B, phế cầu, tụ cầu vàng. u003cbru003e- Các vi khuẩn Gram dương gây bệnh thường gặp: Haemophilus influenzae.


    Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, có khả năng đe dọa tính mạng, cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. 

    Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nhiễm khuẩn máu ở trẻ em. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những thắc mắc về bệnh nhiễm khuẩn máu, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý trên docosan.com.

    Contact Me on Zalo