Tìm hiểu về nhóm máu: Tổng quan về nhóm máu O

Nhóm máu O là nhóm máu thuộc hệ kháng nguyên ABO, nhóm máu này khá thường gặp trong các nhóm máu của người Việt Nam. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem nhóm máu này có những điểm gì đặc biệt qua bài viết dưới đây cùng Docosan.

Nhóm máu O khác nhóm máu khác như thế nào?

Có 2 loại kháng nguyên trên màng hồng cầu là kháng nguyên A và kháng nguyên B, và tương tự đó là kháng thể kháng kháng nguyên A (kháng thể α) và kháng thể kháng kháng nguyên B (kháng thể β) xuất hiện trong huyết tương.

Dựa trên sự có mặt của 2 loại kháng nguyên A và B này trên màng hồng cầu và 2 loại kháng thể tương ứng xuất hiện trong huyết tương mà ta phân nhóm máu là làm 4 nhóm:

  • Nhóm máu A: Màng hồng cầu có kháng nguyên A và trong huyết tương có kháng thể β;
  • Nhóm máu B: Màng hồng cầu có kháng nguyên B và trong huyết tương có kháng thể α;
  • Nhóm máu O: Màng hồng cầu không có kháng nguyên A, B và trong huyết tương có kháng thể α, β;
  • Nhóm máu AB: Màng hồng cầu có kháng nguyên A, B và trong huyết tương không có kháng thể α, β.
nhóm máu O
Nhóm máu O khác nhóm máu khác như thế nào?

Nhóm máu O Rh là gì?

Vậy Rh là gì? Rh là viết tắt của từ Rhesus, Rh được tìm thấy ở hồng cầu của khỉ Macacus Rhesus. Sau đó người ta cũng phát hiện ở một số người có hồng cầu chứa đựng yếu tố Rh, nhưng một số người khác thì không có. 

Người ta quy ước: máu người nào hồng cầu có chứa Rh gọi là RH+, còn không có sẽ là Rh-. Yếu tố RH là một hệ thống chứa 13 kháng nguyên, trong đó có yếu tố D là mạnh nhất và có ý nghĩa quan trọng trong truyền máu.

Các kháng thể của hệ Rh không có sẵn trong máu mà nó chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc với kháng nguyên vì vậy người ta goi Rh là kháng thể miễn dịch. Những phản ứng cơ thể do yếu tố Rh thường xảy ra trong hai trường hợp: 

  • Người có Rh- nhận nhiều lần liên tục máu Rh+;
  • Người mẹ có máu Rh- nhiều lần mang bào thai có Rh+;

Dựa trên kháng nguyên D của hệ Rh thì nhóm máu O Rh gồm 2 nhóm sau:

  • Nhóm máu O Rh(D) dương (nhóm máu O Rh+/ nhóm máu O+): Màng hồng cầu có kháng nguyên D;
  • Nhóm máu O Rh(D) âm (nhóm máu O Rh-/ nhóm máu O-): Màng hồng cầu không có kháng nguyên D;

Khi truyền máu lần đầu của người chứa yếu tố Rh cho người có máu Rh- thì ban đầu ani D hình thành chậm. Nhưng khi tiếp xúc nhiều, anti D sẽ hình thành nhạy cảm mạnh sẽ gây ngưng kết với hồng cầu chứa Rh+. Tuy nhiên trên hồng cầu ít phản ứng với anti D nên cần một lượng rất lớn anti D mới có thể phát hiện sự ngưng kết.

Tương tự với mẹ bầu có máu Rh- có con đầu tiên là Rh+ thì không có đủ lượng tương tự để có thể gây hại cho mẹ hay thai nhi. Nhưng khi có thai lần 2 mang máu Rh+ thì ani D lúc này đã nhạy cảm hơn, thì đứa con có khả năng mắc bệnh tiêu huyết do đó dễ gây thiếu máu trầm trọng cho trẻ mới sinh. Tỷ lệ này sẽ càng tăng lên ở những đứa con tiếp theo.

Anti D không gây tan huyết trực tiếp nhưng hình thành ngưng kết đủ nhiều sẽ gây tắc mao mạch ngoại biên, và nhờ thực bào phá hủy trong vài giờ đến vài ngày và cuối cùng sẽ gây tan máu.

nhóm máu O
Nhóm máu O Rh là gì?

Tỉ lệ nhóm máu ở Việt Nam như thế nào?

Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 42,1%, nhóm B khoảng 30,1%, nhóm A khoảng 21,2% và nhóm AB khoảng 6,6%. Vậy có thể thấy nhóm máu O không phải là một nhóm máu hiếm vì tỉ lệ gặp nhóm O ở người Việt Nam lên đến tận 42,1% – chiếm nhiều nhất trong các nhóm máu hệ ABO.

Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-. Ở Việt Nam, đa số mang Rh(D)+, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O Rh-, A Rh-, B Rh-, AB Rh-) ước tính chỉ chiếm khoảng 0,004% dân số.

Nhóm máu O có thể truyền được cho những nhóm máu nào?

Nhóm máu O có thể truyền cho tất cả người nhận có nhóm máu thuộc hệ ABO (nhóm máu A, nhóm máu B và nhóm máu AB) nên nhóm O còn được gọi là nhóm máu chuyên cho. Nhưng lại chỉ có thể nhận được từ những người có cùng nhóm máu O.

Tuy nhiên để tránh tai biến trong quá trình truyền máu, đảm bảo an toàn cho người nhận thì hiện nay các Tổ chức y khoa trên thế giới khuyến cáo rằng:

  • Truyền máu cùng nhóm máu là tốt nhất: nhóm máu O nên truyền cho nhóm máu O;
  • Nếu đó là trường hợp khẩn cấp hoặc tối cần thiết mà không có máu cùng nhóm với người bệnh để truyền thì có thể truyền khác nhóm máu nhưng phải đảm bảo rằng hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết tương người nhận và chỉ được truyện lượng máu < 250ml và phải truyền chậm kèm theo dõi kỹ.
nhóm máu O
Nhóm máu O có thể truyền được cho những nhóm máu nào?

Ngoài ra cần lưu ý thêm về sự phù hợp của nhóm máu Rh khi truyền vì 50% người mang Rh- nhận máu từ người có Rh+ sẽ sinh ra kháng thể kháng kháng nguyên D và kháng thể này có khả năng khiến hồng cầu của người cho Rh+ (có kháng nguyên D trên màng hồng cầu) bị ngưng kết, huyết tán trong lòng mạch, nặng nề hơn nữa có thể gây tử vong.

Phương pháp xác định nhóm máu

Việc xác định được nhóm máu của một người là rất quan trọng. Các hoạt động như truyền máu khi phẫu thuật hay hiến máu trước hết đều cần phải xác định máu của người bệnh hay người tham gia. Vì nếu truyền sai nhóm máu cho một người thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Một số phương pháp xác định nhóm máu là

Nghiệm pháp hồng cầu (định nhóm xuôi)

Đây là một nghiệm pháp trực tiếp nhằm xác định kháng nguyên hệ ABO trên hồng cầu. Nguyên tắc của phương phương pháp này là sử dụng những kháng huyết thanh, đã được chuẩn hóa, chứa kháng thể anti A, anti B, anti AB trộn với máu cần thử, dựa trên phản ứng ngưng kết với hồng cầu để định nhóm máu người thử.

Nghiệm pháp huyết thanh (định nhóm ngược)

đây là phương pháp xác định kháng thể hệ ABO trong huyết tương. Nguyên tắc của là sử dụng những hồng cầu có chứa kháng nguyên đã biết, đem làm phản ứng ngưng kết với huyết thanh của người cần định nhóm máu, nhằm xác định sự có mặt hay không có mặt của kháng thể anti A, anti B, anti AB trong huyết thanh. Từ đó có thể suy ra được nhóm máu của người thử.

Để đảm bảo độ chính xác của định nhóm máu ABO cần

  • Tiến hành đồng thời 2 nghiệm pháp trên, kết quả của cả 2 nghiệm pháp phải giống nhau, nếu không phải dùng kỹ thuật cao để xác định;
  • Phải chuẩn bị đầy đủ các huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu;
  • Huyết thanh phải đạt độ nhạy, hồng cầu mẫu phải mới và được rửa sạch, để có thể ngưng kết dễ dàng được.

Kết luận

Nhóm máu O không phải là một nhóm máu hiếm tại Việt Nam do tỉ lệ nhóm máu O tại Việt Nam là khoảng 42,1% dân số. Nhóm máu O có thể truyền cho tất cả người nhận có nhóm máu thuộc hệ ABO (nhóm máu A, nhóm máu B và nhóm máu AB) nhưng lại chỉ có thể nhận được từ những người có cùng nhóm máu O.

Khi truyền máu ngoài lưu ý truyền khả năng cho nhận của nhóm máu hệ ABO ta còn cần lưu ý nhóm máu của người cho là O Rh+ hay O Rh- để tránh tình trạng sinh ra kháng thể kháng kháng nguyên D gây ngưng kết, huyết tán hồng cầu trong lòng mạch.

Câu hỏi thường gặp:

Nhóm máu o có hiếm không?

Người có nhóm máu O tại Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất. Vì vậy nhóm máu O không hiếm ở nước ta.

Nhóm máu O nhận được nhóm máu nào?

Người có nhóm máu O có thể nhận máu của các nhóm máu A, B, O và AB. Nhưng tốt nhất vẫn nên truyền nhóm máu O.

Con nhóm máu O thì bố mẹ nhóm máu gì?

Khi đứa trẻ có nhóm máu O thì cặp bố mẹ có thể cũng cùng mang nhóm máu O, AO hay BO, cũng có thể là bố hoặc mẹ mang 1 trong 3 nhóm máu trên đề có khả năng sinh ra con có nhóm máu O.

Nhóm máu O uống bia đỏ mặt?

Thực tế thì uống bia rượu và có hiện tượng đỏ mặt không phải do họ có nhóm O hay không mà dựa trên cơ địa của mỗi người sẽ phản ứng với bia rượu khác nhau. Và quan điểm đỏ mặt khi uống bia do nhóm máu O chưa chính xác và chưa được khoa học chứng minh.

Nhóm máu O có tốt không?

Tất cả các nhóm máu đều tốt, việc quan trọng và cần cẩn thận là truyền máu đúng với nhóm máu của mình.

Tại sao nhóm máu O chỉ cho mà không nhận?

Nhóm máu O chỉ cho vì hồng cầu không có kháng nguyên A và B, không nhận máu của các nhóm khác vì trong huyết tương có 2 loại kháng thể α và β.


Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.