Tăng tiểu cầu là một bệnh lý diễn ra thầm lặng, khó phát hiện sớm, đa phần chỉ phát hiện khi bệnh nhân xét nghiệm máu khám sức khỏe định kỳ, nhưng bệnh lại có biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy để hiểu rõ hơn về bệnh này, hãy xem tiếp bài viết dưới đây của Doctor có sẵn nhé!
Tóm tắt nội dung
Tăng tiểu cầu là bệnh gì?
Tăng tiểu cầu là một rối loạn của cơ thể khi có quá nhiều tiểu cầu trong máu của bạn. Tiểu cầu là các tế bào máu trong huyết tương được tạo ra từ tủy xương, có tác dụng cầm máu bằng cách kết dính với nhau để tạo thành cục máu đông. Bình thường tiểu cầu trong khoảng từ 150.000 – 450.000 mỗi microlit máu. Quá nhiều tiểu cầu có thể dẫn đến một số tình trạng nhất định, như là đột quỵ, đau tim hoặc huyết khối.
Phân loại và nguyên nhân gây ra tăng tiểu cầu
Có hai loại tăng tiểu cầu: nguyên phát và thứ phát.
- Tăng tiểu cầu nguyên phát ( Tăng tiểu cầu thiết yếu – ET ) là một bệnh trong đó các tế bào bất thường trong tủy xương gây ra sự gia tăng tiểu cầu. Nguyên nhân là không rõ. Dù bệnh có liên quan đến một số đột biến gen nhất định đã được tìm thấy trong máu hoặc tủy xương nhưng đây không phải là một bệnh di truyền.
- Tăng tiểu cầu thứ phát ( Tăng tiểu cầu do phản ứng ) là phản ứng do một tình trạng khác mà bệnh nhân mắc phải gây ra việc tăng tiểu cầu, chẳng hạn như:
- Các rối loạn viêm mạn tính (ví dụ:, viêm khớp dạng thấp, viêm đại tràng, Lao, sarcoidosis, u hạt với viêm đa mạch).
- Nhiễm trùng cấp tính.
- Xuất huyết.
- Thiếu sắt.
- Tan máu.
- Ung thư.
- Cắt lách hoặc suy lách.
Tăng tiểu cầu thứ phát thường gặp hơn tăng tiểu cầu nguyên phát. Nhưng tăng tiểu cầu nguyên phát gây ra nguy cơ biến chứng huyết khối, đông máu hoặc chảy máu cao hơn nhiều so với tăng tiểu cầu thứ phát.
Bác sĩ có thể phát hiện tăng tiểu cầu trong kết quả xét nghiệm máu định kỳ của bạn. Nếu xét nghiệm máu của bạn cho thấy có tăng tiểu cầu, điều quan trọng là phải xác định xem đó là tăng tiểu cầu nguyên phát hay tăng tiểu cầu thứ phát để kiểm soát tình trạng này.
Dấu hiệu tăng tiểu cầu
Hầu hết những người có số lượng tiểu cầu cao không có triệu chứng, ít nhất là ở giai đoạn đầu.
Nếu bạn có các triệu chứng sau, bạn có thể nghi ngờ mình bị tăng tiểu cầu :
- Lách to, gan to.
- Da bị bầm tím.
- Chảy máu ở các vị trí như mũi, miệng và nướu,dạ dày hoặc đường ruột .
- Quá trình đông máu bất thường cũng có thể xảy ra, dẫn đến đột quỵ, đau tim và các cục máu đông bất thường trong các mạch máu của bụng.
- Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng.
- Tê hoặc ngứa bàn tay và bàn chân.
Chẩn đoán tăng tiểu cầu như thế nào?
Các xét nghiệm để giúp chẩn đoán tăng tiểu cầu :
- Công thức máu máu ngoại vi : Bất thường chủ yếu ở máu là tăng số lượng TC. Hình thái đa dạng từ rất nhỏ đến to hoặc khổng lồ.
- Tủy đồ, sinh thiết tủy : Bất thường dễ nhận thấy nhất là tăng sinh mạnh mẩu tiểu cầu, chủ yếu kích thước lớn đến khổng lồ, bào tương rộng, trưởng thành và nhân tăng phân thùy. Mẫu tiểu cầu thường đứng cách xa nhưng cũng có thể tụ đám nhẹ.
- Di truyền học : bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu cho một số gen cụ thể như là JAK2 V617F, CALR, MPL để chẩn đoán tăng tiểu cầu nguyên phát. Tuy nhiên chỉ có 50% trường hợp 50% có mang đột biến JAK2 V617F, 30% có đột biến CALR, 3% có MPL và có tới 12% các trường hợp âm tính với cả 3 đột biến.
Tìm ra tình trạng bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải (chẳng hạn như thiếu máu do thiếu sắt, ung thư hoặc nhiễm trùng) có thể hỗ trợ chẩn đoán giúp bác sĩ nghĩ nhiều đến tăng tiểu cầu thứ phát.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Vì tăng tiểu cầu thường ít gây ra các triệu chứng, bạn khó có thể biết mình mắc bệnh này trừ khi xét nghiệm máu định kỳ cho thấy số lượng tiểu cầu cao hơn bình thường. Bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, lưu ý các triệu chứng kể trên và gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những biểu hiện ban đầu.
Để thăm khám và điều trị tăng tiểu cầu đạt hiệu quả tốt, bệnh nhân nên lựa chọn khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên về huyết học. Nơi có những bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, đồng thời được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại để xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Điều trị bệnh tăng tiểu cầu ở đâu?
- Bệnh viện Quốc tế City– Quận Bình Tân
- Bệnh viên đa khoa Tân Hưng – Quận 7
- Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn – Q. Bình Chánh
Điều trị bệnh tăng tiểu cầu
Những bệnh nhân không có triệu chứng có thể chỉ cần bác sĩ kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các dạng tăng tiểu cầu thứ phát khi điều trị căn bệnh gây nên tăng tiểu cầu thành công, sẽ đưa tiểu cầu về mức bình thường.
Trong một số trường hợp, bạn có thể dùng aspirin để giúp ngăn ngừa cục máu đông. Liều thấp được sử dụng cho mục đích này thường không gây đau bụng hoặc chảy máu.
Trong bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát, các loại thuốc như hydroxyurea hoặc anagrelide được sử dụng để ngăn chặn sự sản xuất tiểu cầu của tủy xương. Những loại thuốc này thường phải được dùng dài hạn. Điều trị bằng interferon đôi khi là cần thiết nhưng có liên quan đến một số tác dụng phụ lớn hơn.
Người bệnh tăng tiểu cầu cần lưu ý
Thay đổi lối sống: Ăn các thực phẩm lành mạnh với chế độ ăn đa dạng giàu ngũ cốc, rau, trái cây và ít chất béo bão hòa. Hãy dành ít nhất 30 phút để tập thể dục vừa phải mỗi ngày. Cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể bình thường, không bị thừa cân béo phì. Ngưng sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Đi khám bệnh thường xuyên và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Theo dõi những triệu chứng của huyết khối và chảy máu và báo cáo ngay cho bác sĩ.
- Nếu bạn đang dùng thuốc để giảm số lượng tiểu cầu, trước khi thực hiện bất kì thủ thuật, phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa nào, bạn phải cần thông báo cho bác sĩ biết.
- Không được tự ý sử dụng các loại thuốc chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Kết luận
Tóm lại, tăng tiểu là một bệnh lý với các triệu chứng âm thầm nhưng lại gây biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể chẩn đoán sớm và điều trị bệnh. Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng trong bày, hãy nhanh tay liên hệ với Docosan.com, đội ngũ bác sĩ chúng tôi sẽ đưa đến bạn những tư vấn và điều trị kịp thời.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu bệnh tăng tiểu cầu tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
- Thrombocytosis – Cleverlandclinic
- Thrombocytosis – Mayoclinic
- Thrombocytosis – Medscape