Thiếu máu tán huyết và những thông tin cần biết

Bệnh thiếu máu tán huyết là căn bệnh mà các thế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tim và đến toàn bộ cơ thể – bị phá huỷ, khiến cho các cơ quan thiếu oxy dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Trong bài viết sau đây, các bác sĩ của Docosan sẽ gửi đến các bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Thiếu máu tán huyết là gì?

Thiếu máu tán huyết là gì? – Thiếu máu tán huyết là một rối loạn trong đó các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn mức chúng được tạo ra. Sự phá hủy các tế bào hồng cầu được gọi là quá trình tán huyết.

Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể, khi thiếu máu, số lượng hồng cầu cũng thiếu để có thể cung cấp oxy cho các cơ quan của cơ thể có thể hoạt động một cách bình thường.

thiếu máu tán huyết
Thiếu máu tán huyết là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu tán huyết

Thiếu máu tán huyết có 2 loại nguyên nhân:

  • Nguyên nhân nội tại: là khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy là do thiếu sót bên trong các tế bào hồng cầu, bao gồm các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia hoặc các bệnh gây tăng hồng cầu bất thường, khiến cho đời sống của hồng cầu bị rút ngắn. Thiếu máu tán huyết do nguyên nhân nội tại thường do di truyền.
  • Nguyên nhân ngoại lai: là khi sự phá hủy các tế bào hồng cầu là do nguyên nhân bên ngoài tế bào. Đây còn được gọi là bệnh thiếu máu huyết tán tự miễn. Một số nguyên nhân là:
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút
    • Các loại thuốc như thuốc kháng sinh như penicillin hoặc sulfonamide, thuốc trị bệnh sốt rét hoặc acetaminophen
    • Các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hạch hoặc các khối u khác
    • Rối loạn tự miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Wiskott-Aldrich hoặc viêm loét đại tràng
    • Bệnh Hypersplenism, một tình trạng trong đó lá lách phá hủy nhiều tế bào hồng cầu hơn bình thường
thiếu máu tán huyết
Ung thư có thể gây ra bệnh thiếu máu huyết tán

Triệu chứng của thiếu máu huyết tán

Một số triệu chứng của thiếu máu huyết tán có thể gặp mà bạn cần lưu ý đó là:

  • Ớn lạnh.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Da nhợt nhạt có thể bắt đầu chuyển sang màu vàng, vàng da, vàng lòng trắng của mắt.
  • Khó thở.
  • Suy nhược và mệt mỏi.
  • Đau ngực.
  • Nước tiểu đậm màu.
  • Cảm giác đầy bụng liên quan đến lá lách to.
  • Tay chân lạnh.
  • Đau đầu.
thiếu máu tán huyết
thieu-mau-tan-huyet

Bệnh thiếu máu tán huyết có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu tán huyết có nguy hiểm không, chúng tôi xin trả lời là có, thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng, đặc biệt là khi thiếu máu tán huyết ở trẻ em. Thiếu máu tán huyết nghiêm trọng không được điều trị hoặc kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhịp tim không đều được gọi là loạn nhịp tim; bệnh cơ tim, trong đó tim phát triển lớn hơn bình thường; hoặc suy tim.

Chẩn đoán thiếu máu tán huyết

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ thiếu máu tán huyết, bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi về các triệu chứng bạn đang có, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng và chỉ định các xét nghiệm để Chẩn đoán thiếu máu tán huyết .

Các xét nghiệm thiếu máu tán huyết có thể được chỉ định là công thức máu để xác định tình trạng thiếu máu, Số lượng hồng cầu lưới để xem tuỷ có sản sinh hồng cầu mới bù trừ, Coombs test để xem liệu có thể có đang tạo kháng thể chống hồng cầu hay không, phết máu để tìm các dấu hiệu phá huỷ tế bào máu, lượng các chất Bilirubin và Haptoglobin, … và một số xét nghiệm chuyện biệt khác để xác định nguyên nhân gây tán huyết.

thiếu máu tán huyết
Xét nghiệm máu chẩn đoán thiếu máu tán huyết

Điều trị thiếu máu huyết tán

Điều trị thiếu máu huyết tán sẽ tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng thiếu máu của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ điều trị đồng thời triệu chứng thiếu máu và điều trị bệnh căn gây thiếu máu. Nếu thiếu máu tán huyết nhẹ bạn có thể không cần điều trị. Trường hợp thiếu máu tán huyết nặng hơn do miễn dịch, các bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc ngăn chặn hệ miễn dịch tế công hồng cầu của bạn và truyền máu chỉ trong trường hợp cần thiết.

Nếu thiếu máu tán huyết nghiêm trọng đã điều trị với thuốc không hiệu quả, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt lách để hạn chế sự phá hủy hồng cầu.

thiếu máu tán huyết
Trong một số trường hợp cần thiết, có thể bạn sẽ cần truyền máu

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn hoặc trẻ nhỏ trong gia đình có các triệu chứng của thiếu máu, nghi ngờ thiếu máu tán huyết, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời tình trạng và có điều trị phù hợp.

Với những trường hợp thiếu máu tán huyết đã chẩn đoán, cần theo dõi sát sao triệu chứng, khi cơ thể có bất thường cũng cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng và có xử trí kịp thời tránh những biến chứng nặng nề.

thiếu máu tán huyết
Thiếu máu tán huyết khi nào gặp bác sĩ?

Kết luận

Tóm lại, thiếu máu tán huyết một bệnh lý có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Nếu bạn hay người thân trong gia đình có những triệu chứng nghi ngờ thiếu máu tán huyết, hãy nhanh tay liên hệ với Docosan.com, đội ngũ bác sĩ chúng tôi sẽ đưa đến bạn những tư vấn và điều trị kịp thời.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu bệnh thiếu máu tán huyết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Contact Me on Zalo