10 dấu hiệu mang thai sớm dễ dàng nhận biết

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chậm kinh, đau lưng, tăng cân bất thường,… là những dấu hiệu mang thai điển hình. Sớm phát hiện dấu hiệu này, chị em phụ nữ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn về mặt tinh thần, đồng thời có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thai kỳ khoa học. Để hiểu rõ hơn, cùng Doctor có sẵn tìm hiểu ngay những thông tin chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu mang thai thường gặp

Cơ thể mệt mỏi

Khi mang thai, chị em thường cảm thấy mệt mỏi, hay choáng váng, sức lực gần như bị vắt kiệt. Nguyên do là vì cơ thể bạn bắt buộc phải làm việc liên tục để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Việc phải tăng lưu lượng máu đến tử cung để nuôi phôi thai cũng khiến hệ tuần hoàn phải làm việc vất vả hơn. Ngoài ra, nhịp tim cũng đập nhanh hơn do phải hoạt động với công suất cao nhằm tăng cường oxy đến buồng trứng.

Dấu hiệu mang thai này cũng đến từ việc cơ thể bạn chưa kịp thích nghi với việc phải liên tục cung cấp dưỡng chất cho thai nhi để bé có thể phát triển. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể kiệt sức nên cần phải nghỉ ngơi và đừng cố gắng làm việc quá nhiều.

Đau lưng

Đau lưng, mỏi sống lưng là dấu hiệu mang thai sớm nhất nhưng thường không được chị em chú ý vì nó khá giống với cảm giác đau nhức lưng trước mỗi kỳ kinh.

dau hieu co thai
Đau lưng, mỏi sống lưng là dấu hiệu mang thai sớm nhất nhưng thường không được chị em chú ý

Theo các chuyên gia, dấu hiệu mang thai này là do quá trình mang thai khiến dây chằng ở lưng của bà bầu bị kéo giãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo hơn và các cơ quan ở vùng này phải hoạt động tích cực để nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của em bé trong bụng.

Tăng cân bất thường

Bạn là người có cân nặng ổn định nhưng dạo gần đây đột nhiên nhận thấy quần áo mặc vào có vẻ chật, cơ thể mình trở nên nặng nề hơn? Nếu có thêm dấu hiệu thèm ăn nữa rất có thể là một dấu hiệu mang thai đáng lưu ý đấy.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể phụ nữ sản xuất một lượng lớn hormone progesterone, gây ra sự thay đổi trong cấu trúc mô cơ và tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi. Sự thay đổi này có thể gây ra sự lưu giữ nước và đẩy cơ thể bạn trở nên nặng nề hơn.

Ngoài ra, sự tăng nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể có thể làm cho bạn cảm thấy đói nhanh hơn và thèm ăn nhiều hơn.

dau hieu mang thai
Tăng cân đột ngột kèm dấu hiệu thèm ăn nữa rất có thể là một dấu hiệu mang thai

Chậm kinh

Theo giải thích của các bác sĩ, trứng sau khi được thụ tinh, cơ thể chị em sẽ ngay lập tức sản sinh hormone HCG tiết ra từ nhau thai. Điều này không chỉ giúp duy trì thai kỳ phát triển bình thường, mà nó còn có tác dụng giảm lượng trứng tích tụ từng tháng. Hay nói đơn giản hơn là chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ biến mất trong ít nhất toàn bộ thời gian diễn ra thai kỳ.

dau hieu mang thai
Một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều nên dễ nhầm lẫn với sự mất kinh sau thụ thai.

Tuy nhiên một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều nên dễ lầm lẫn với sự mất kinh sau thụ thai.

Xuất huyết sớm (Máu báo thai)

Sau khi trứng thụ tinh bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ, một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong ra và màu trông giống như kinh nguyệt. Nếu bạn chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo nhưng có dấu hiệu ra máu, hãy xem xét vì đây có thể là dấu hiệu mang thai. Đặc biệt là nếu máu khác với thông thường (như lượng máu ít hơn, màu sắc khác biệt). 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp ra máu nhẹ đều liên quan đến thai kỳ. Có thể có các nguyên nhân khác như tổn thương nhẹ trong quá trình quan hệ tình dục hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Khi mang thai, lưu lượng tuần hoàn tăng lên khiến thận làm việc nhiều hơn, nên thai phụ đi tiểu thường xuyên hơn. Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 sau thụ thai.

Hiện tượng đi tiểu nhiều là dấu hiệu bình thường và xảy ra sớm nhất ở phụ nữ mang thai. Khi trứng thụ tinh được 6 tuần, máu trong cơ thể sẽ tăng đáng kể nên thận cũng phải hoạt động liên tục để bài tiết. Ngoài ra, thận sẽ bị tử cung chèn ép nên cảm giác muốn đi tiểu sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

Ốm nghén

Ở một số người, hiện tượng ốm nghén xảy ra khá sớm, ngay sau hai tuần đầu thụ thai. Tuy nhiên, ở đa số trường hợp thường sẽ bắt đầu khi thai nhi được 6 tuần. Ốm nghén có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, kể cả ngày hay đêm, khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu.

dau hieu mang thai som
Hiện tượng ốm nghén xảy ra khá sớm, ngay sau hai tuần đầu thụ thai là một dấu hiệu mang thai sớm

Nguyên nhân của triệu chứng chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng sự gia tăng hormone thai kỳ Human Chorionic Gonadotropin ở người (HCG), estrogen và cả các hormone thyroxine từ tuyến giáp đều liên quan đến triệu chứng ốm nghén.

Ngực bắt đầu có sự thay đổi

Nguyên nhân xuất phát từ hormone thai kỳ khiến lượng máu cung cấp cho ngực tăng lên đáng kể. Khi mang thai, tăng nồng độ hormone progesterone và estrogen trong cơ thể gây ra sự phát triển của tuyến vú và tạo điều kiện cho chuẩn bị cho việc cho con bú sau này. 

Nếu bạn cảm giác ngực căng tức, vòng một ngày càng to hơn và nhũ hoa dần sẫm màu, trở nên thâm, đen hơn bình thường, tĩnh mạch nổi hẳn lên thì có thể bạn đã có thai. Vì đây là dấu hiệu mang thai sớm thường thấy và dễ nhận biết nhất.

Thói quen ăn uống bỗng thay đổi

Tương tự như hiện tượng buồn nôn, thay đổi khẩu vị là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết báo hiệu rằng bạn đã có tin vui. Ví dụ như sở thích thường ngày của bạn là đồ ngọt nhưng dạo gần đây lại chuyển sang những món có vị chua chẳng hạn.

Trước kia, bạn không dám đụng tới bất kỳ món nào ngoài ba bữa ăn chính, song thời gian gần đây bạn lâm vào tình cảnh thèm ăn và ăn vô tội vạ. Đây có thể là một dấu hiệu mang thai sớm cần được lưu ý nhé.

Tâm trạng thay đổi thất thường

Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của thai phụ, khiến thai phụ nhạy cảm hơn. Một số thai phụ có thể trải qua trạng thái cảm xúc nhạy cảm, dễ bị tổn thương hơn, và có thể trở nên dễ bị kích động, căng thẳng hoặc giận dữ. Họ cũng có thể trải qua những cảm xúc khác như trầm cảm, lo lắng. Hiện tượng này được gọi là “cảm xúc thai kỳ” hoặc “cảm xúc mang bầu”.

Ngoài ra, cảm xúc thai kỳ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như sự thay đổi trong cuộc sống và môi trường xung quanh, cảm giác căng thẳng về việc chuẩn bị cho việc làm cha mẹ, và các tác động về sức khỏe thể chất trong thai kỳ.

Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố – dấu hiệu mang thai sớm, có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của thai phụ, khiến thai phụ nhạy cảm hơn.

Dương tính khi kiểm tra bằng que thử thai

Que thử thai sử dụng để phát hiện hormone hCG (human chorionic gonadotropin) có mặt trong nước tiểu của người phụ nữ mang thai.

Để thực hiện kiểm tra, bạn cần thu thập mẫu nước tiểu vào cốc và sử dụng que thử thai để tiếp xúc với mẫu nước tiểu theo hướng dẫn. Kết quả sẽ xuất hiện sau khoảng vài phút, và kết quả dương tính sẽ là dấu hiệu mang thai.

Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác nhất, hãy sử dụng nước tiểu sáng sớm trong ngày, khi nồng độ hormone hCG cao nhất trong cơ thể.

Chẩn đoán mang thai

Để chẩn đoán mang thai, có một số phương pháp xác định có thể được sử dụng, bao gồm:

  • Xét nghiệm hCG máu: Xét nghiệm hCG máu là một phương pháp phổ biến để xác định thai có xuất hiện hay không. Hormone beta-human chorionic gonadotropin (hCG) chỉ có trong cơ thể khi có thai. Một lượng hCG cao trong máu có thể chứng tỏ có thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm hCG nước tiểu là một cách khác để xác định có thai hay không. Tuy nhiên, phần hCG trong nước tiểu có thể thấp hơn so với hCG trong máu, vì vậy xét nghiệm này có thể cần thời gian để hCG tăng lên đủ để được phát hiện.
  • Siêu âm: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất để xác định thai có tồn tại hay không. Siêu âm có thể hiển thị hình ảnh và vị trí của thai nhi trong tử cung. Tuy nhiên, trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, khi thai nhi còn rất nhỏ, siêu âm có thể không thấy được.

Nếu bạn nghi ngờ mình có mang thai, tốt nhất là nên thăm bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để xác định chính xác. Bác sĩ có kinh nghiệm và kiến thức để đưa ra chẩn đoán chính xác dựa trên tình trạng của bạn.


Câu hỏi thường gặp về dấu hiệu mang thai

Sau khi quan hệ bao lâu thì tôi mới biết có thai?

Máu báo thai thường xuất hiện từ khoảng 7 – 12 ngày sau khi có quan hệ tình dục, thời gian trung bình từ 8 – 10 ngày.

Tôi mang thai nhưng không có những dấu hiệu mang thai trên

Một số trường hợp không hề biết mình đã mang thai, hoặc không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu mang thai nào trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này thường xảy ra với những phụ nữ vốn có sức khỏe tốt, không bị ốm nghén thai kỳ.

Quan hệ chưa xuất tinh hoặc xuất tinh ngoài có thai không?

Người đàn ông khó lòng kiểm soát dịch tiết trước khi xuất tinh. Ngay cả khi dương vật rút khỏi âm đạo trước thời điểm xuất tinh, dịch tiết vẫn có khả năng đi sâu vào âm đạo, dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Đây là lý do tại sao xuất tinh ngoài không có hiệu quả tránh thai cao như các biện pháp khác, chẳng hạn như uống thuốc hoặc dùng bao cao su.

Thời điểm nào quan hệ dễ có thai nhất?

Chu kỳ của người phụ nữ kéo dài khoảng 21 – 35 ngày. Trứng sau khi rụng chỉ có thể sống trong vòng 12 – 24 giờ. Còn tinh trùng, với sự trợ giúp của chất nhầy cổ tử cung, sống dai hơn, tối đa 5 ngày trong đường sinh sản của phụ nữ. Như vậy, nếu muốn tăng cơ hội cho trứng và tinh trùng gặp nhau, vợ chồng bạn nên gần gũi trước thời điểm rụng trứng từ 1 – 5 ngày. Quan hệ ngay lúc trứng rụng hoặc sau đó 1 ngày cũng gia tăng khả năng thụ thai.

Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đến
Mệt mỏi và buồn nôn
Đau ngực và nhạy cảm với mùi
Thay đổi tâm trạng và đau bụng
Tuy nhiên, để chắc chắn bạn có mang thai hay không, tốt nhất là nên thăm khám và xét nghiệm để có kết quả chính xác.

Đau bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Khi mang thai, một số phụ nữ có thể trải qua đau bụng dưới tương tự như khi có kinh nguyệt do quá trình phôi thai gắn kết vào tử cung. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt, bị căng thẳng, hoặc vấn đề về tiêu hóa.

Không có dấu hiệu mang thai nhưng trễ kinh

Nếu không có dấu hiệu mang thai nhưng trễ kinh, có thể do một số nguyên nhân khác như:
Căng thẳng và áp lực
Thay đổi hormone
Tác động của bệnh tật: bệnh tụy cầu, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
Sự thay đổi về cân nặng

Có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy

Nếu bạn có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy thai nhi, có thể do một số yếu tố sau:
Thời điểm quá sớm
Vị trí của thai nhi
Sai lầm trong việc xác định tuổi thai
Quá trình chảy máu bất thường

Rất hy vọng với những dấu hiệu mang thai mà Docosan đã cung cấp trong bài viết kỳ này hy vọng có thể giúp được chị em phần nào dự đoán mình có thai hay không. Ngay khi nhận thấy những biểu hiện trên, tốt nhất bạn vẫn nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để xác định chắc chắn khả năng mang thai của mình. Càng phát hiện có thai sớm, bạn càng yên tâm theo dõi và có chế độ chăm sóc thai kỳ phù hợp nhất. Đừng quên Docosan luôn bên bạn sẵn sàng tìm kiếm những bác sĩ uy tín nhất bạn nhé!


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com