6 cách chữa hết run tay căng thẳng giúp bạn tự tin

Run tay do hồi hộp là một vấn đề phổ biến và đôi khi sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số cách chữa hết run tay căng thẳng, giúp bạn cải thiện tình trạng này và nâng cao sự tự tin. Hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!

Tại sao tay lại run khi lo lắng?

Khi căng thẳng, não bộ trong cơ thể bạn sẽ chuyển sang chế độ “chiến đấu hoặc chạy trốn” làm tăng lượng hormone căng thẳng khiến bạn xuất hiện các triệu chứng như tăng nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Để đối phó lại với triệu chứng căng thẳng, các cơ bắp của bạn sẵn sàng để hoạt động, dẫn đến cảm giác run rẩy, co giật hoặc run tay. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, vì vậy khi càng cố tập trung vào kiểm soát chứng run thì tâm lý càng căng thẳng, dẫn đến run nhiều hơn.

Khi căng thẳng, các cơ bắp của bạn sẵn sàng để hoạt động, dẫn đến cảm giác run rẩy
Khi căng thẳng, các cơ bắp của bạn sẵn sàng để hoạt động, dẫn đến cảm giác run rẩy

Cách chữa hết run tay căng thẳng hiệu quả nhanh chóng

Thư giãn tinh thần: Bí quyết giảm run hiệu quả

Tình trạng run tay khi hồi hộp thường đến từ các yếu tố tâm lý. Bạn có thể tham khảo vài cách điều tiết cảm xúc qua các động tác đơn giản như sau:

  • Hít sâu – thở chậm: Bạn hít sâu bằng mũi để bụng nở ra, sau đó thở ra bằng miệng chậm rãi. Lặp lại nhiều lần trong vòng 5 phút và duy trì hàng ngày sẽ giúp bạn giảm căng thẳng hơn.
  • Thiền 1 phút: Bạn hãy tập luyện các bài yoga và thiền đơn giản hàng ngày. Điều này giúp tâm trí tập trung vào hơi thở sẽ giúp giảm lo lắng, từ đó triệu chứng run tay sẽ thuyên giảm.
  • Vận động nhẹ nhàng: Việc đi dạo hoặc chạy bộ là cách hỗ trợ đào thải hormon căng thẳng rất hiệu quả, giúp bạn lấy lại bình tĩnh nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hoạt động giải trí như nghe nhạc, vẽ tranh, đi xem phim, gặp gỡ bạn bè cũng là cách để giải tỏa căng thẳng.

Thư giãn tinh thần là cách chữa hết run tay căng thẳng hiệu quả nhanh chóng
Thư giãn tinh thần là cách chữa hết run tay căng thẳng hiệu quả nhanh chóng

Nghỉ ngơi hợp lý

Để giảm áp lực và căng thẳng kéo dài, bạn nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Theo các chuyên gia thần kinh, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và dành 30 phút nghỉ trưa sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.

Thảo dược giúp bạn thư giãn

Các loại thảo dược có thể hỗ trợ bạn thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả, từ đó giúp bạn cải thiện các triệu chứng run tay khi hồi hộp. Một số loại trà phổ biến như trà hoa cúc và trà tâm sen có thể hỗ trợ an thần, giảm lo âu.

Ngoài ra, một số tinh dầu thường được sử dụng để xoa dịu căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ như hoa oải hương. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong một số thảo dược quý như Thiên Ma và Câu Đằng có tác dụng an thần và giảm lo âu, căng thẳng hiệu quả. Việc sử dụng hỗ trợ các thảo dược này hợp lý sẽ giúp nâng cao sức khỏe tinh thần của bạn.

Một số loại trà phổ biến như trà hoa cúc và tâm sen có thể hỗ trợ an thần, giảm lo âu
Một số loại trà phổ biến như trà hoa cúc và tâm sen có thể hỗ trợ an thần, giảm lo âu

Sử dụng thuốc điều trị

Nếu bạn thường xuyên bị lo âu hoặc căng thẳng, các bác sĩ sẽ đề ra các phương pháp điều trị bằng thuốc, bao gồm:

  • Nhóm Benzodiazepine: Đây là các loại thuốc giúp thư giãn tinh thần như alprazolam (Xanax), chlordiazepoxide (Librium), và clonazepam (Klonopin), thường được dùng để giảm lo âu và căng thẳng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nguy cơ gây dung nạp, phụ thuộc và nghiện.
  • Nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs): Thuốc thường được dùng trong điều trị trầm cảm, lo âu kéo dài như escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac), và paroxetine (Paxil).
  • Nhóm ức chế monoamine oxidase (MAOIs): Thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn căng thẳng và cũng hỗ trợ điều trị triệu chứng lo âu như dicarboxamide (Marplan) và tranylcypromine (Parnate).
  • Nhóm thảo mộc và thực phẩm bổ sung: Một số nhóm thảo mộc có thể hỗ trợ kèm thêm trong quá trình điều trị thuốc lo âu và căng thẳng, tuy nhiên bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ và tương tác không mong muốn của thuốc.
Bác sĩ sẽ kê một vài loại thuốc để giúp bạn giảm triệu chứng căng thẳng
Bác sĩ sẽ kê một vài loại thuốc để giúp bạn giảm triệu chứng căng thẳng

Các phương pháp trị liệu

Một số phương pháp trị liệu tâm lý có thể giúp bạn nhận diện và giảm thiểu tác động từ các tác nhân gây ra căng thẳng và cảm giác lo âu của mình. Các phương pháp này bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Liệu pháp giúp bạn nhận diện các suy nghĩ và hành vi tiêu cực, thông qua việc đưa ra các chiến lược đối phó. CBT có thể giúp giảm lo âu và các triệu chứng run do căng thẳng bằng cách hướng đến suy nghĩ tích cực để loại bỏ, thay đổi suy nghĩ và hành vi căng thẳng.
  • Liệu pháp trò chuyện: Còn gọi là liệu pháp tâm lý, là phương pháp giúp bạn xác định các vấn đề gây ra trạng thái căng thẳng, lo âu hàng ngày của bạn như mối quan hệ, bệnh tật, mất mát hay chấn thương cụ thể. Hiện nay có rất nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu, bạn nên tham khảo chuyên gia tâm lý để tìm hiểu về phương pháp trị liệu trò chuyện phù hợp với mình.
  • Liệu pháp giải mẫn cảm và xử lý lại chuyển động mắt (EMDR): Đây là một phương pháp trị liệu tâm lý giúp giảm căng thẳng và chấn thương tâm lý từ quá khứ. Bằng cách hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các chuyển động mắt qua lại trong khi nhớ lại những ký ức đau buồn, EMDR giúp làm giải tỏa cảm xúc liên quan đến ký ức đó.
Các liệu pháp tâm lý có thể góp phần hỗ trợ vào việc giảm căng thẳng cho bạn
Các liệu pháp tâm lý có thể góp phần hỗ trợ vào việc giảm căng thẳng cho bạn

Bài tập đơn giản giúp bạn giảm run tay tại nhà

Bài tập nắm tay thành nắm đấm

Để cải thiện triệu chứng run tay khi căng thẳng, bạn cần tăng cường sức mạnh cho cơ tay cũng như cải thiện khả năng vận động tự chủ của đôi tay. Sau đây là bài tập đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giảm run tay, bạn nên thực hiện thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nắm bàn tay lại thành nắm đấm, đan chặt các ngón tay vào nhau. Sau đó, siết chặt nắm đấm trong khoảng 30 giây.
  • Bước 2: Xòe tay ra rộng nhất có thể. Lặp lại động tác này 5-10 lần mỗi ngày.

Bài tập bóp quả bóng

Bài tập này hỗ trợ vận động các cơ bàn tay linh hoạt từ đó giảm triệu chứng run tay của bạn. Các bước bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị một quả bóng mềm hoặc bóng tennis. Sau đó, bạn đặt quả bóng vào lòng bàn tay và dùng lực để siết chặt quả bóng trong tay hết sức trong vòng 5 đến 10 giây mà không quá mức để gây đau tay, khớp.
  • Bước 2: Bạn từ từ thả lỏng các ngón tay khỏi bóng nhẹ nhàng. Lặp lại động tác này 10-12 lần cho mỗi tay và thực hiện bài tập này ít nhất 2-3 lần/tuần.

Bài tập xoay cổ tay

Ngoài tập luyện các nhóm cơ bàn tay, bạn cũng cần gia tăng sức mạnh cho nhóm cơ vùng cẳng tay. Bài tập xoay cổ tay sẽ hỗ trợ lưu thông mạch máu, thần kinh giúp bạn cải thiện giới hạn vận động vùng cổ tay, bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Xoay cổ tay theo các chuyển động tròn chậm rãi từ trong ra ngoài khoảng 10-15 lần.
  • Bước 2: Lặp lại tương tự với chiều ngược lại.
Bạn nên thực hiện đều đặn các bài tập phía trên để giảm chứng run tay và mỏi khớp
Bạn nên thực hiện đều đặn các bài tập phía trên để giảm chứng run tay và mỏi khớp

Xem thêm:

Vitamin B có thể hỗ trợ trong việc quản lý giảm stress, căng thẳng bằng cách duy trì sức khỏe của các sợi thần kinh, từ đó làm giảm tỉ lệ mắc và đẩy lùi stress. Đảm bảo cơ thể luôn đầy đủ vitamin B cần thiết với Sản phẩm bổ sung Vitamin B để giảm tỉ lệ mắc stress. Qua bài viết trên, hi vọng đã đem đến bạn một số thông tin bổ ích để cải thiện triệu chứng run tay do căng thẳng.

Tuỳ theo nhu cầu và triệu chứng, bạn có thể tham khảo các bài tập đơn giản đến các phương pháp thư giãn và điều trị thuốc và tâm lý, để đem đến giải pháp phù hợp kiểm soát run tay hiệu quả hơn. Hãy cùng Docosan theo dõi thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Empowering Individuals with Hand Tremors: Understanding Causes, Types, and Effective Exercises

  • Link tham khảo: https://www.physiotattva.com/blog/hand-tremors-causes-types-and-exercises
  • Ngày tham khảo: 10/10/2024

2. Anxiety Shaking: What Causes It?

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/anxiety-shaking
  • Ngày tham khảo: 10/10/2024

3. 3 cách chữa run tay khi hồi hộp hiệu quả tại nhà

  • Link tham khảo: https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/3-cach-chua-run-tay-khi-hoi-hop-hieu-qua-tai-nha?inheritRedirect=false
  • Ngày tham khảo: 10/10/2024
Contact Me on Zalo