Áp xe: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạn đang tình trạng sưng đau tại một vị trí trên cơ thể và được nghe nói rằng đó có thể là áp xe. Bạn mong mỏi muốn được các bác sĩ tư vấn rằng áp xe là gì, liệu áp xe có nguy hiểm hay không và làm sao để điều trị áp xe? Thấu hiểu được những lo lắng của bạn, Docosan sẽ gửi đến các bạn những thông tin thật chi tiết trong bài viết sau đây để có thể hiểu hơn về tình trạng đang gặp phải của mình.

Áp xe là gì?

Áp xe là một tập hợp mủ được khu trú tại một vị trí bất kỳ, dưới da hay thậm chí bên trong cơ thể. Áp xe có thể nổi lên ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, xung quanh nốt áp xe bị đỏ và sưng tấy, kèm thêm cảm giác đau. 

Nguyên nhân thường thấy của áp xe là do nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu di chuyển đến vùng bị nhiễm trùng và tích tụ trong các mô bị tổn thương. Mủ được hình thành do các tế bạch cầu sống và chết, vi trùng, chất lỏng và mô chết.

Phân loại áp xe

Áp xe có nhiều loại khác nhau. Mụn áp xe có thể phát triển trên da, trong miệng hay xung quanh cơ quan nội tạng.

Áp xe trên da

Đây là dạng mụn áp xe thường thấy nhất, chúng páp triển dưới da. Chúng phổ biến và dễ điều trị, bao gồm:

Áp xe nách 

Áp xe nách có thể xảy ra khi mủ tích tụ ở nách của người bệnh, gây ra các vết sưng đỏ, mềm ở da nách và có thể biến thành áp xe theo thời gian.

Áp xe vú

Áp xe vú là có một túi mủ ở vú, khi vú bị nhiễm trùng mà không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể gây áp xe vú. Đối tượng thường thấy áp xe vú là phụ nữ cho con bú.

Áp xe hậu môn trực tràng

Áp xe hậu môn trực tràng là tình trạng áp xe nằm dưới vùng da xung quanh hậu môn hoặc trực tràng gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh hậu môn của bạn.

Áp xe bên trong cơ thể

Ngoài ra, áp xe còn xuất hiện bên trong nội tạng cơ thể người bệnh. Tình trạng này ít xảy ra hơn so với áp xe trên da nhưng đây là tình trạng nghiêm trọng cần được phát hiện sớm và loại bỏ kịp thời.

Áp xe ở bụng

Áp xe ở bụng là sự tích tụ mủ bên trong bụng (bụng) của bạn. Nó có thể nằm bên trong hoặc gần gân, thận hoặc cá cơ quan khác.

Áp xe tủy sống 

Áp xe tủy sống là tình trạng tích tụ mủ trong và xung quanh tủy sống của bạn. Nhiễm trùng cột sống có thể là nguyên nhân gây áp xe tủy sống.

Áp xe não

Áp xe não là tình trạng tích tụ mủ hiếm gặp trong não của bạn. Áp xe có thể hình thành trong não của bạn khi vi khuẩn từ nhiễm trùng ở nơi khác trong đầu hoặc máu hoặc từ vết thương xâm nhập vào não của bạn.

Áp xe trong miệng là dạng áp xe ảnh hưởng để răng, nướu và cổ họng của bnaj. Áp xe trong miệng có thể hành thành ở nướu, quanh chóp (đầu chân răng, áp xe ở vùng xương hay mô nâng đỡ răng. NGoài ra còn có áp xe amidan, sau họng hay quanh amidan,…

Triệu chứng của áp xe

Triệu chứng là bạn có thể thấy vùng da tại nơi áp xe trông sẽ khác với những vùng da tại các vị trí khác vì da tại nơi áp xe sẽ có màu hồng đến đỏ sậm. Vùng bị áp xe sẽ sưng lên do bên trong chưa đầy mủ, đồng thời vùng bị áp xe thường rất đau và bề mặt da tại vị trí này sẽ nóng hơn tại các vị trí không áp xe do phản ứng viêm gây nên và bạn có thể cảm nhận được khi sờ vào.

Đôi khi nốt áp xe sẽ có màu vàng hoặc trắng vì nó có mủ bên dưới bề mặt, Chúng khá mềm và ấm khi dùng tay chạm vào. Thêm vào đó người bệnh có thể sốt hay có cảm giác ớn lạnh.

Đặc biệt, áp xe trong miệng gây cảm giác rất khó chịu, gây đau răng một cách nghiêm trọng. Áp xe ở nướu giống như bị sưng nướu.ôi khi hàm, sàn miệng hoặc má của bạn cũng có thể sưng lên. Các triệu chứng khác của áp xe miệng bao gồm: răng nhạy cảm hơn, khó thở bằng miệng,…

Khi bị áp xe bên trong nội tạng của người bệnh, các triệu chứng sẽ không quá rõ ràng, dễ nhầm lẫn với nhiều biểu hiện của bệnh khác như: mệt mỏi, sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi rất nhiều, cơn đau từ từ, cảm giác ăn không ngon, cân bị sụt giảm.

áp xe
Áp xe là một tập hợp mủ được khu trú tại một vị trí bất kỳ làm sưng và đau

Nguyên nhân gây ra áp xe

Áp xe thường hình thành do nhiễm trùng hoặc do một vật lạ bị mắc kẹt trong cơ thể bạn. Khi cơ thể chống lại nhiễm trùng hoặc cố gắng tiêu diệt “vật lạ” xâm nhập vào cơ thể, các tế bào bạch cầu sẽ được huy động đến tại vùng các mô bị tổn thương để làm nhiệm vụ bảo vệ của chúng và tại đó một loại chất lỏng tạo thành gọi là “mủ”.

Mủ chứa vi khuẩn sống và chết, các tế bào bạch cầu sống và chết, tàn tích của các tế bào và mô đã bị giết hoặc tổn thương do nhiễm trùng hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Những vị trí hay gặp áp xe

Áp xe có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bạn. Các vị trí phổ biến nhất trên da ở nách (nách), khu vực xung quanh hậu môn và âm đạo (áp xe tuyến Bartholin), đáy cột sống (áp xe cơ), xung quanh răng (áp xe răng) và ở bẹn. Viêm quanh nang lông cũng có thể dẫn đến hình thành áp xe, chúng ta thường gọi chúng là nhọt (nhọt).

áp xe
Một khối áp xe ở dưới hàm bệnh nhân

Đôi khi chỉ những chấn thương nhỏ, vết rách da, … vi khuẩn đã có thể xâm nhập vào da, lúc này hệ thống phòng thủ của cơ thể (chính là hệ miễn dịch của bạn đấy), sẽ thực hiện nhiệm vụ của chúng đó là khởi động phản ứng viêm. Việc cơ thể tạo nên một tổ chức áp xe cũng là một cơ chế tự nhiên giúp cơ thể bạn tư bảo vệ chính mình khi ngăn chặn vi khuẩn không lan tràn ra những vị trí khác trong cơ thể. 

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu bị áp xe thường xuyên hơn. Điều này là do cơ thể bị giảm khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bệnh áp xe có nguy hiểm không?

Có thể bạn sẽ lo lắng rằng liệu bệnh áp xe có nguy hiểm không, nhiều trường hợp áp xe da thường không nguy hiểm và tự biến mất theo thời gian khi cơ thể đã giải quyết được những mối nguy hiểm tiềm tàng trong ổ áp xe. Tuy nhiên một số trường hợp nhiễm trùng quá nặng thì áp xe sẽ trở nên nguy hiểm.

Không giống như các bệnh nhiễm trùng khác, chỉ dùng thuốc kháng sinh thường không chữa khỏi áp xe. Lí do là vì tổ chức của áp xe thường có vách ngăn, vì thế mà kháng sinh khó tiếp cận được bên trong áp xe để tiêu diệt vi khuẩn, bạn sẽ phải đến bác sĩ để mở áp xe và dẫn lưu. 

Nếu trường hợp áp xe nặng nhưng bạn lại chủ quan không điều trị, bạn sẽ tạo cơ hội cho nhiễm trùng lan tràn trong cơ thể, điều này gây nhiễm trùng máu và nó hoàn toàn có thể đe doạ tính mạng của bạn.

áp xe
Bệnh áp xe có nguy hiểm không?

Tuyệt đối không nên cố gắng tự dẫn lưu áp xe tại nhà, bạn cần đến bệnh viện và nhờ sự thực hiện dẫn lưu của các bác sĩ nếu không muốn vô tình tự mình khiến nhiễm trùng qua đường máu.

Vậy khi nào thì Áp xe có thể tự điều trị tại nhà và khi nào thì chúng ta nhận biết được rằng sẽ cần phải nhờ đến các bác sĩ, hãy cùng chúng tôi tiếp tục theo dõi tại mục cuối cùng và không kém phần quan trọng sau đây.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Với những trường hợp áp xe nhỏ dưới 1cm, bạn có thể tự chăm sóc áp xe tại nhà bằng cách chườm ấm lên khu vực này khoảng 30 phút, 4 lần mỗi ngày. Đặc biệt không nên tự dẫn lưu áp xe bằng cách bóp hoặc ấn vào áp xe, việc làm này có thể vô tình đẩy những thành phần gây nhiễm trùng vào các mô lành nằm sâu hơn. Hiển nhiên rằng chúng ta cũng không nên dùng kim hoặc vật sắc nhọn khác tự chọc vào trung tâm áp xe vì có thể gây tổn thương mạch máu bên dưới, tạo điều kiện nhiễm trùng lan rộng theo đường máu.

Bạn hãy lưu ý những trường hợp sau đây cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị áp xe:

  • Ổ áp xe lớn hơn 1 cm;
  • Vùng áp xe tiếp tục to ra hoặc trở nên đau hơn;
  • Áp xe ở trên hoặc gần khu vực hậu môn hoặc bẹn của bạn;
  • Bạn phát sốt;
  • Bạn thấy những vệt đỏ gần vị trí áp xe, có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng đang lan rộng;
  • Nếu bạn bị áp xe trong khi đang mắc bệnh mãn tính hoặc đang điều trị bằng steroid, hóa trị hoặc lọc máu;
  • Nếu bạn phát hiện các cục u (đó là hạch bạch huyết đang sưng lên) ở khu vực bất cứ nơi nào giữa áp xe và vùng ngực của bạn (ví dụ: áp xe trên chân của bạn có thể gây sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn của bạn);
  • Bất kỳ áp xe nào trên khuôn mặt lớn hơn 1 cm.
áp xe
Sớm gặp bác sĩ nếu khối da bị áp xe trở nên nghiêm trọng

Chẩn đoán mụn áp xe

Đối với áp xe trên da, các bác sĩ có thể dễ dàng nhận biết và sẽ lấy mẫu mủ ra một cách đơn giản. Tuy nhiên đối với dạng áp xe bên trong cơ thể, rất khó để có thể chẩn đoán nó vì ta không thể nhìn thấy nó. Lúc này các bác sĩ cần bạn thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để biết vị trí chính xác của áp xe:

Siêu âm: 

Siêu âm là một xét nghiệm hình ảnh y tế an toàn sử dụng sóng âm thanh để tạo ra video thời gian thực về các cơ quan nội tạng của bạn.

Cắt CT:

Chụp CT sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của cơ thể bạn.

Chụp MRI (cộng hưởng từ): 

MRI sử dụng nam châm lớn, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh rõ ràng về các cơ quan và cấu trúc cơ thể của bạn.

Cách điều trị áp xe

Bác sĩ sẽ điều trị hiện tại như sau: khi thực hiện dẫn lưu áp xe, bạn sẽ được các bác sĩ gây tê bằng thuốc để giảm đau, sau đó sát khuẩn và đặt khăn vô trùng quanh khu vực xung quanh áp xe. Các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ cắt mở khối áp xe và dẫn lưu hoàn toàn mủ ra ngoài, sau đặt dẫn lưu để chúng tại đó 1 – 2 ngày.

Trong thời gian này bạn sẽ được đội ngũ các y bác sĩ thường xuyên thay băng, tận tình rửa vết thương, để giúp ổ áp xe khô, sạch và kháng sinh có thể tác động hiệu quả đến vị trí này.

Mẹo chữa áp xe tại nhà đó chính là bạn cần chăm sóc vết thương của mình thật sạch sẽ và kĩ lưỡng để tránh vết thương bị nhiễm trùng trở lại. Ăn uống và vận động hợp lý sẽ góp phần làm cho vết thương mau lành và không để lại sẹo. Nếu có gì bất thường sau phẫu thuật, bạn hãy liên hệ lại bác sĩ đã điều trị cho mình để được hướng dẫn và xử lý kịp thời.

áp xe
Áp xe khi được rạch dẫn lưu

Các phòng khám nhận điều trị áp xe

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. Tập hợp đội nghĩ y bác sĩ trường khoa từng công tác tại các bệnh viện lớn như Nhi Đồng 2, An Sinh, Chợ Rẫy,…

Phòng khám có đầy đủ các chuyên khoa như:
– Nội – ngoại tổng quát;
– Mắt;
– Tai mũi họng;
– Răng hàm mặt;
– Tiêu hóa – Nội soi dạ dày;
– Nhi khoa;
– Sản phụ khoa;
– Chẩn đoán hình ảnh;
– Xét nghiệm;
– Dược.

  • Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare

Phòng khám Saigon Healthcare tập hợp đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa I, II giàu kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại nhất với mục tiêu đặt khách hàng làm trọng tâm, phục vụ tận tình và chuyên nghiệp. 

Chuyên môn khám:

– Đa khoa;

– Nội tổng hợp: Xương khớp, Huyết học, Nội tiết;

– Ngoại tổng hợp: Tim mạch, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Mắt, Tiêu hóa;

– Chuyên khoa: Nhi, Sản, Da liễu, Tâm lý;

– Xét nghiệm & chẩn đoán: nội soi, xét nghiệm tổng quát, phân tích máu, siêu âm, Sinh Thiết, chẩn đoán hình ảnh.

  • Phòng khám Đa khoa Vigor Health

Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh. Cơ sở vật chất hoàn toàn tự động dựa trên hệ thống Hitachi và nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM. Đội ngũ bác sĩ, y tá chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm (lên đến 30 năm) và được tu nghiệp và đào tạo ở các trường đại học lớn trong và người nước. 

Chuyên môn khám:

– Khám sức khỏe đa khoa tổng quát;

– khám ngoại tổng hợp: Tai mũi học, Mắt, Nội tiết,…

– Khám nội tổng hợp: Tiêu hóa,…

– Khám chuyên khoa: Da liễu, Sản phụ khoa, Da liễu, Nha khoa,…

– Chẩn đoán và xét nghiệm: Viêm gan siêu vi, ung thư, huyết áp, X-quang;

– Các gói khám: xin việc làm, tầm soát ung thư,…

– Chích ngừa.

Kết luận

Tóm lại, áp xe là một bệnh lý thường gặp nhưng cũng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng áp xe trong bày, hãy nhanh tay liên hệ với Docosan.com, đội ngũ bác sĩ chúng tôi sẽ đưa đến bạn những tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Mụn áp xe có tự khỏi không?

Mụn áp xe không thể tự khỏi và không thể tự ý điều trị tại nhà do nó khá nguy hiểm đem lại nhiều hậu quả có thể là nhiễm trùng nặng hơn,…

Vết thương áp xe bao lâu thì lành?

Với vết mổ lớn khoảng 5cm, có thời gian thành sẹo là khoảng 2-3 tuần nhưng mấy khoảng 6 tuần sau sẹo mới dẫn biến mất và lẫn lại với màu da bình thường.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.