Bệnh đái tháo đường thai kỳ ngày càng phổ biến, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có khả năng tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 trong tương lai. Vì vậy, việc chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang thai.
Tóm tắt nội dung
Bảo vệ sức khỏe mẹ và bé: Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ sớm
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose xảy ra trong thai kỳ, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ sớm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hiệu quả bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đái tháo đường trong thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đườn thai kỳ là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về Đái tháo đường type 1, Đái tháo đường type 2 trước đó.
Trong giai đoạn mang thai, nhau thai tiết ra hormone giúp thai nhi phát triển. Một số hormone khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin. Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy cần sản xuất nhiều insulin hơn (gấp ba lần bình thường). Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào thời kỳ mang thai
Tham khảo thêm: Mẹ bị tiểu đường có mang thai được không?
Yếu tổ nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ:
- Yếu tố thai phụ: lớn tuổi, nhiều con, BMI trước khi mang thai, tăng cân quá mức trong thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang.
- Tiền sử ĐTĐ trong gia đình thế hệ thứ nhất.
- Tiền sử sản khoa: thai lưu, sinh con to, ĐTĐTK trong lần sinh trước.
- Các yếu tố trong thai kỳ: tăng huyết áp, đa thai.
Các yếu tố khiến thai phụ có nguy cơ cao đối với bệnh đái tháo đường thai kỳ
Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ
Nhiều phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ không có triệu chứng đái tháo đường thai kỳ rõ ràng. Do đó, việc khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh.
Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau đây có thể gợi ý nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ:
- Khát nước liên tục
- Đói hơn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
- Tiểu nhiều lần trong ngày (đặc biệt vào ban đêm)
- Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị
Tham khảo thêm: gói xét nghiệm
Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Thời điểm tầm soát và chẩn đoán
- Ngay từ lần khám thai đầu tiên: các mẹ bầu sẽ được bác sĩ sản khoa đánh giá nguy cơ.
- Thai phụ không có yếu tố nguy cơ: Thử đường huyết lúc đói. Nếu kết quả bất thường (từ trên 92 mg/dL) phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường lúc thai từ 24 đến 28 tuần.
- Thai phụ có yếu tố nguy cơ: Thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường trong lần khám thai đầu tiên hay trong 3 tháng đầu. Dù kết quả bình thường cũng nên lặp lại nghiệm pháp này lúc thai từ 24 đến 28 tuần
Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Phương pháp 1 bước:
- Thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g glucose đường uống,thực hiện vào buổi sáng lúc đói, sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ.
- Lấy máu định lượng glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ và 2 giờ.
- Thực hiện ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những sản phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.
- Chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ khi 1 trong 3 chỉ số dưới đây bất thường:
- Đường huyết khi đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L).
- Vào mốc 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L).
- Vào mốc 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L).
Mẹ bầu được cho uống dung dịch glucose để đo mức độ hấp thụ đường vào máu
Phương pháp 2 bước:
- Bước 1: thai phụ uống Glucose 50g rồi đợi 1 giờ sau tiến hành đo đường huyết ( không cần nhịn đói). Nếu ở mốc thời gian này, mức Glucose huyết tương đo được vượt ngưỡng 130 mg/dL (7.2mmol/L) thì thai phụ tiếp tục thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống 100g.
- Bước thứ hai: thai phụ tiến hành nghiệm pháp uống Glucose 100g nhưng vào thời điểm đang đói. Đo Glucose huyết khi đói và mốc 1, 2, 3 giờ sau khi uống Glucose. Cứ mỗi 1 giờ bác sĩ sẽ chích máu từ ngón tay của thai phụ để lấy mẫu kiểm tra đường huyết và xác định cách mà cơ thể chuyển hóa đường.
- Xét nghiệm đường huyết được xem là có kết quả bất thường nếu sau khi uống dung dịch 100g Glucose trong 3 giờ thu được các chỉ số:
- Đường huyết khi đói: 95mg/dl (5.3mmol/l).
- Đường huyết đo được sau 1 giờ: > 180mg/dl (10.0mmol/l).
- Đường huyết đo được sau 2 giờ: > 155mg/dl (8,6mmol/l)
Tham khảo thêm: Đái tháo đường thai kỳ liệu có hết sau khi sinh con?
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời đái tháo đường thai kỳ
Các tác động đối với sức khỏe của mẹ và bé
Đái tháo đường trong thai kỳ làm tăng nguy cơ bất lợi cho sức khỏe cả người mẹ và thai nhi.
Đối với mẹ
- Tăng huyết áp thai kỳ.
- Sinh non.
- Đa ối
- Sẩy thai và thai lưu.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Viêm đài bể thận.
- Tăng nguy cơ mổ lấy thai.
Sinh non là một biến chứng của đái tháo đường thai kỳ
Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh
- Trong 03 tháng đầu: Thai không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh.
- Trong 03 tháng giữa và 03 tháng cuối: Thai nhi tăng tiết insulin làm thai tăng trưởng quá mức, thai to.
- Tử vong ngay sau sinh (do xuất hiện tình trạng thiếu oxy, nhiễm toan của thai).
- Hạ glucose huyết tương, các bệnh lý chuyển hóa.
- Dị tật bẩm sinh (thường gặp là: vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy, dị tật thần kinh khác, dị tật tim, dị tật thận, không có hậu môn).
- Tăng hồng cầu
- Vàng da sơ sinh
Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ sinh con nặng cân
Lợi ích của việc chẩn đoán sớm đái tháo đường thai kỳ
Với chẩn đoán sớm và đưa ra các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ, thai phụ có thể giảm nguy cơ phát triển hoặc trì hoãn, phòng ngừa biến chứng sức khỏe cho mẹ và bé. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, cần hợp tác với bác sĩ để kiểm soát tốt lượng đường đường huyết và cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Đối với những phụ nữ đang mang thai và cần bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé thì việc bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất là rất cần thiết. Bổ sung vitamin E thông qua sản phẩm như ENAT sẽ giúp mẹ bầu hấp thu được vitamin E tự nhiên và hiệu quả.
Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng đái tháo đường cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Việc được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ có thể khiến bạn lo lắng và hoang mang. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần giữ bình tĩnh và tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp.
DiaB hiểu được những khó khăn mà bạn đang trải qua và cam kết đồng hành cùng bạn trong chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết”. Chương trình được thiết kế với mục tiêu giúp bạn:
- Kiểm soát và ổn định đường huyết hiệu quả
- Duy trì thai kỳ khỏe mạnh
- Đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết
Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm và tâm huyết, DiaB sẽ cung cấp cho bạn:
- Kiến thức về đái tháo đường thai kỳ và cách tự chăm sóc bản thân
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé
- Hướng dẫn luyện tập thể dục thể thao an toàn và hiệu quả
- Theo dõi và hỗ trợ sát sao trong suốt thai kỳ
- Giải đáp mọi thắc mắc và lo lắng của bạn
Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết” của DiaB, bạn sẽ được:
- Hỗ trợ và đồng hành bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm
- Cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để kiểm soát đái tháo đường thai kỳ hiệu quả
- Có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn
- Đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
Hãy liên hệ với DiaB ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Tài liệu tham khảo:
Đái tháo đường thai kỳ Bộ Y tế