Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Lê Kim Sang và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Các triệu chứng đau bụng, buồn nôn hoặc chướng bụng là những hiện tượng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên có thể là do vi-rút, hoặc đó là dấu hiệu của tình trạng đường tiêu hóa gặp bất ổn đang cảnh báo đến bạn.
Trong đa số trường hợp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ tiêu hoá để xác định nguyên nhân chính xác gây ra các triệu chứng của mình. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa mà bạn có thể gặp phải.
Tóm tắt nội dung
1. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị viêm. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm dạ dày, nhưng phổ biến nhất là các tác nhân lây nhiễm, đặc biệt là vi khuẩn helicobacter pylori (H. pylori), aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như Ponstan hoặc rượu, bia.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dạ dày:
- Đau bụng (nóng rát từng cơn hoặc liên tục, đau quặn thắt hoặc đau nhói)
- Buồn nôn và ói mửa
- Ăn mất ngon
- Đầy bụng, ợ hơi
Điều chỉnh thói quen ăn uống bằng cách tránh thức ăn cay, béo và đồ chiên, bột ớt, rượu và cà phê vì chúng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm dạ dày.
Điều trị viêm dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu viêm dạ dày liên quan đến H. pylori, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng cách kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc ức chế axit, còn nếu nguyên nhân gây ra viêm dạ dày do aspirin, NSAID và rượu, bạn có thể được khuyên ngừng uống rượu và thuốc gây viêm dạ dày, dùng thuốc ức chế axit.
Xem thêm: Đau bụng quanh rốn ở trẻ em
2. Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là những vết loét phát triển ở niêm mạc dạ dày, thực quản dưới hoặc phần đầu của ruột non. Chúng thường được hình thành do viêm nhiễm bởi H. pylori, aspirin và NSAID. Loát dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến.
Các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng thường là khó chịu ở bụng trên, đau bụng hoặc đầy hơi. Bạn cũng có thể bị sụt cân, chán ăn, buồn nôn, phân có máu hoặc sẫm màu và nôn mửa.
Nếu được điều trị phù hợp, hầu hết các vết loét dạ dày tá tràng đều có thể lành lại. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian và dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như vết loét đục lỗ, vết loét chảy máu (có thể gây mất máu đáng kể) hoặc mô sẹo có thể gây tắc nghẽn, khiến thức ăn khó đi qua qua đường tiêu hóa.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày di chuyển ngược lại hoặc trào ngược từ dạ dày lên thực quản (thực quản là ống nối cổ họng với dạ dày). Trào ngược là một quá trình bình thường có thể xảy ra trong đường tiêu hóa ở những người không có triệu chứng khó chịu của trào ngược axit. Ngược lại, trào ngược dạ dày được chẩn đoán ở những bệnh nhân bị trào ngược axit có thể đi cùng với các triệu chứng phiền toái.
Những người bị trào ngược dạ dày có thể gặp các triệu chứng do axit kích thích và làm tổn thương thực quản hoặc thành sau cổ họng, bao gồm các triệu chứng sau:
- Ợ nóng
- Đau ngực
- Trào ngược
- Buồn nôn
- Đau hoặc gặp khó khăn khi nuốt
- Khàn giọng và đau họng
- Ho
Trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên hơn nếu cơ thắt dưới thực quản mở quá thường xuyên hoặc không đóng đủ chặt để giữ các chất trong dạ dày bên trong. Hiện tượng này dễ xuất hiện khi bạn ăn quá nhiều hoặc có quá nhiều áp lực lên dạ dày của bạn (do béo phì hoặc mang thai). Hút thuốc, uống rượu và cà phê cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Tuy nhiên, các triệu chứng của trào ngược dạ dày có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống bằng cách bỏ hút thuốc, giảm tiêu thụ rượu và cà phê, ăn ít chất béo hơn và giảm cân. Trong trường hợp bệnh diễn ra dai dẳng, thuốc kháng axit và thuốc chống trào ngược đều không có tác dụng, phẫu thuật có thể là biện pháp cuối cùng.
4. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý thuộc một nhóm các rối loạn tiêu hóa được gọi là rối loạn chức năng ruột. Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích thường có cảm giác khó chịu ở bụng hoặc đau đi kèm với tiêu chảy hoặc táo bón, và cảm giác khó chịu thường thuyên giảm sau khi đi tiêu. Tiêu chảy trong hội chứng ruột kích thích thường xảy ra trong ngày và sau bữa ăn.
Một số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có thể bị táo bón thay vì tiêu chảy và đi ngoài ra phân cứng như viên. Một số bệnh nhân có sự kết hợp của cả tiêu chảy và táo bón.
Chưa có một kết luận chắc chắn nào về nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Thông thường, không có thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích lâu dài, thay vào đó bệnh nhân sẽ được khuyên sửa đổi chế độ ăn uống và lối sống, tránh thực phẩm có thể làm trầm trọng bệnh như sữa, thực phẩm chiên, đường khó tiêu và đậu, bên cạnh đó học cách kiểm soát cảm xúc.
5. Tiêu chảy mãn tính
Tiêu chảy mãn tính được định nghĩa là phân lỏng thường xuyên khi đi tiêu kéo dài hơn 4 tuần. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy kéo dài dưới 4 tuần. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm bệnh lao, bệnh giardia, bệnh amip và nấm nhiệt đới, tất cả đều có thể gây tiêu chảy mãn tính.
Ở người lớn, tình trạng không dung nạp thức ăn đôi khi có thể gây tiêu chảy mãn tính. Không dung nạp lactose phổ biến ở người châu Á và điều này có thể gây tiêu chảy và đầy hơi bởi các sản phẩm từ sữa. Rượu và chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể gây tiêu chảy ở một số bệnh nhân. Cả hai bệnh ngoài ruột và đường ruột đều có thể gây tiêu chảy mãn tính.
Nếu bạn bị tiêu chảy mãn tính, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và nếu cần, nội soi dạ dày và nội soi đại tràng để chẩn đoán tình trạng của bạn. Điều trị tiêu chảy sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân được xác định.
6. Bác sĩ điều trị bệnh lý đường tiêu hóa
BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.
ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.
Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.
Để được xác định và chẩn đoán bệnh chính xác nhất các bệnh lý về đường tiêu hóa, hãy liên hệ với các bác sĩ và phòng khám uy tín nhằm tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Đọc thêm:
- Trào ngược dạ dày: Đừng vội chủ quan, dấu hiệu mà bạn nên biết
- Ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích và hướng điều trị
Nguồn tham khảo: Webmd